TỔN THƯƠNG VỮA XƠ ĐỘNG MẠCH

Các giai đoạn của tổn thương vữa xơ động mạch:

  Mảng vữa xơ hình thành rất sớm, từ lúc còn trẻ, tiến triển lặng lẽ trong 20 – 30 năm và thường biểu hiện trên lâm sàng ở tuổi từ 40 đến 60. Quá trình hình thành mảng vữa xơ có thể chia ra làm 4 giai đoạn.

Giai đoạn I: Phù nể không nhiễm mỡ

  • Tổn thương xuất hiện sớm nhất là tinh trạng phù nề không nhiễm mỡ ở lớp sâu của màng trong mạch, tình trạng phù nề cục bộ làm đảo lộn cấu trúc xơ chun, làm hư tổn chất cơ bản và làm mất dần các sợi tạo keo. Tổn thương lúc đầu không có mỡ, chỉ về sau mới xuất hiện các tế bào ăn mỡ dưới dạng các tế bào có bọt, tụ lại thành đám dưới lớp nội mô. Ở giai đoạn này lòng động mạch chưa bị hẹp nhưng tính thấm của thành mạch đã bị rối loạn, tạo điều kiện cho việc lắng đọng lipit.

Giai đoạn II: Các vệt nhiễm mỡ

  • Về mặt đại thể, trên bề mặt nội mô động mạch có các vệt nhỏ màu vàng nhạt, kéo dài dọc theo dòng máu, rải rác từng chỗ, ít nổi giờ, về mặt vi thể, các tổn thương gồm các tế bào ăn mỡ. Lúc đầu các vệt còn thưa, về sau ngày càng dày làm thành các đám dạng lưới. Tế bào ăn mỡ tăng sinh làm thành các u hạt ăn mỡ. Xung quanh có phản ứng kiểu tăng sinh sợi tạo keo hoặc tiêu hủy sợi chun. Các tổn thương ở giai đoạn này có rất nhiều lipit ở trong và ngoài tế bào.

Giai đoạn III: Hình thành tổn thương VXĐM

  • Đến giai đoạn này các tổn thương VXĐM tiến triển nhanh hơn và gây nhiều hình thái giải phẫu bệnh phức tạp. Tuy nhiên vẫn có hai yếu tố cơ bản: tổ chức xơ và mảng vữa xơ.
  • Tổ chức xơ thể hiện bằng màng trong động mạch dày lên từng đám, mảng nổi gờ, màu trắng ngà, nhưng vẫn còn trơn nhẵn, trong mảng có một chất vữa hoại tử gồm các tế bào ăn mỡ. Tổ chức xơ hình thành xung quanh mảng đó, lan tỏa theo nan hoa.
  • Mảng vữa xơ có dạng như một mụn mủ phủ dầy ở giữa có một vùng hoại tử khảm trong một vỏ xơ. Về mặt vi thể, mảng vữa xơ có 2 trạng thái cơ bản: ở ngoại vi là một tổ chức xơ đặc, dầy, ăn vào màng giữa mạch, ở giữa là vùng hoại tử có nhiều axit béo và cholesterol. Mảng vữa xơ có thể rất thưa nhưng cũng có thể rất mau, làm cho động mạch hẹp dần.

Giai đoạn IV: Tổn thương giai đoạn cuối

  • Canxi hóa: biểu hiện bằng lắng đọng canxi ở vùng có hoại tử của màng vữa xơ. Các vùng canxi hóa đều cản quang nên khi chụp X-quang có thể thấy hình ảnh “vỏ trứng”.
  • Loét có thề xuất hiện ở ngay giữa mảng vữa xơ hay ở vùng xung quanh. Loét bao giờ cũng đổ vào lòng động mạch.
  • Huyết khối: giữa các tiểu cầu lưu thông và nội mô động mạch có một mối quan hệ khăng khít. Bất cứ một tổn thương mới nào ở nội mô, do bất cứ nguyên nhân nào, cũng làm tăng độ dính tiểu cầu ở chỗ đó. Những vị trí huyết khối tiểu cầu bám chặt vào nội mô, được một lớp fibrin phủ lên và dần dần họp nhất với mảng vữa xơ làm cho mảng này dầy lên. Một số viti huyết khối tiểu cầu có thể làm đông máu tại chỗ gây nên máu cục. Những mảng máu cục này có thể tung đi các nơi theo dòng máu gây tắc mạch.
  • Ở giai đoạn cuối cùng, các mảng vữa xơ ngày càng nhiều, diện tích ngày càng lớn; mảng canxi dễ nổi tiếp với nhau, đồng thời tổ chức xơ phát triển. Tổn thương không hồi phục được làm hẹp dần và gây bít tắc một số động mạch với tất cả hậu quả nguy hiềm.

Bạn có thể tìm hiểu thêm về dịch vụ của trung tâm bác sĩ gia đình tại đây: https://bsgiadinh.vn/kham-benh-tai-nha/

Hoặc có thể gọi ngay số điện thoại sau để được tư vấn trực tiếp.


Leave a Comment

Scroll to Top