Để tìm hiểu về những triệu chứng của sốt xuất huyết ở người lớn, bạn hãy lướt qua các thông tin dưới đây để có cái nhìn toàn diện hơn về căn bệnh này.
Sốt siêu vi xuất huyết là một bệnh truyền nhiễm ảnh hưởng đến khả năng đông lại của máu. Bệnh này cũng có thể làm tổn thương thành của các mao mạch – những mạch máu rất nhỏ, khiến chúng rỉ máu. Xuất huyết nội này mức độ có thể từ không đáng kể cho đến gây nguy hiểm tính mạng.
Một số loại sốt siêu vi xuất huyết là:
- Dengue
- Ebola
- Lassa
- Marburg
- Sốt vàng
Những bệnh này thường xuất hiện nhất ở những vùng nhiệt đới hay cận nhiệt đới.
Sốt xuất huyết lan truyền qua sự tiếp xúc với những động vật, người hay côn trùng bị nhiễm virut. Hiện chưa có phương pháp điều trị sốt xuất huyết, và chủng ngừa chỉ mới có mặt đối với ít loại virut. Cho đến khi có thêm những vaccine được tạo ra, cách tốt nhất là ta nên phòng bệnh.
2. Nguyên nhân:
Những virut gây sốt siêu vi thường trú ngụ trong nhiều kí chủ động vật và côn trùng – phổ biến nhất là muỗi, ve, loại gặm nhấm và dơi.
Mỗi loại kí chủ kể trên thường sống tại một vùng địa lý nhất định, nên mỗi bệnh cụ thể thường chỉ xảy ra tại nơi ký chủ của loài virut đó sinh sống. Một số loại sốt xuất huyết cũng có thể được lây truyền từ người sang người, và có thể được truyền đi nếu một người nhiễm bệnh đi từ một vùng này sang vùng khác.
Đối với Việt Nam, loài kí chủ chính là muỗi vằn – kí chủ của virut Dengue. Nên chúng ta thường gặp sốt xuất huyết Dengue.
3. Sốt xuất huyết lây truyền như thể nào?
Con đường lan truyền khác nhau đối với mỗi loại virut. Mốt số loại sốt xuất huyết lây qua vết cắn của muỗi hay ve. Những loại khác lây qua sự tiếp xúc vói máu hay tinh trùng nhiễm virut. Một số loại có thể được hít vào từ phân và nước tiểu của chuột nhiễm bệnh.
Nếu bạn du lịch tới một vùng nơi có một loại sốt xuất huyết nào đang phổ biến, bạn có thể bị nhiễm bệnh ở đó và bắt đầu có triệu chứng sau khi bạn trở về nhà. Có thể cần đến 21 ngày để bệnh bắt đầu có triệu chứng.
4. Những yếu tố nguy cơ:
Chỉ đơn giản sống hay du lịch tới những vùng nơi một loại virut gây sốt xuất huyết đang phổ biến đã làm tăng nguy cơ bị nhiễm loại virut đó của bạn. Một số yếu tố nguy cơ khác càng làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh của bạn, bao gồm:
- Làm việc với những người mắc bệnh.
- Ăn thịt động vật nhiễm bệnh.
- Sử dụng chung kim khi dùng những thuốc qua đường tĩnh mạch.
- Quan hệ tình dục không an toàn.
- Làm việc ngoài trời hay trong những tòa nhà có chuột sinh sống.
Đối với người Việt Nam, yếu tố nguy cơ chủ yếu là sống hay du lịch đến nơi có nhiều muỗi vằn sẽ làm tăng nguy cơ mắc sốt xuất huyết Dengue.
Các bạn có thể muốn tìm hiểu thêm:
5. Triệu chứng:
Triệu chứng của sốt xuất huyết thường giống nhau ở cả trẻ em lẫn người trưởng thành.
Những triệu chứng của sốt xuất huyết có khác nhau với từng loại bệnh. Nhìn chung, triệu chứng ban đầu có thể gồm:
- Sốt cao
- Mệt mỏi
- Chóng mặt
- Đau cơ, xương hay khớp
- Yếu người
Những triệu chứng có thể nguy hiểm đến tính mạng:
Những trường hợp nặng của sốt xuất huyết có thể gây chảy máu, nhưng hiếm khi mất máu gây tử vong. Chảy máu có thể xảy ra:
- Dưới da
- Từ nội tạng
- Từ miệng, mắt hay tai
Những triệu chứng khác của nhiễm trùng nặng có thể bao gồm:
- Sốc (tụt huyết áp)
- Tổn hại hệ thần kinh
- Hôn mê
- Mê sảng
- Suy thận
- Tổn thương hệ hô hấp
- Suy gan
- Nhiễm trùng máu
6. Khi nào cần gặp bác sĩ:
Thời điểm tốt nhất nên gặp bác sĩ là trước khi bạn đến một vùng hay nước khác để đảm bảo rằng bạn có thể được tiêm chủng nếu có vaccine dành cho loại sốt xuất huyết ở nơi đó và có thể có những lời khuyên của bác sĩ để giữ không nhiễm bệnh.
Nếu bạn bắt đầu có những triệu chứng khi trở về nhà, tham khảo ý kiến bác sĩ, tốt nhất là với bác sĩ chuyên khoa về những bệnh truyền nhiễm. Một chuyên gia có thể nhận biết và điều trị bệnh của bạn nhanh chóng hơn. Hãy chắc rằng bạn cho bác sĩ biết về nơi bạn mới du lịch về.
Bạn có thể tìm hiểu thêm về dịch vụ Khám bệnh tại nhà của trung tâm Bác sĩ gia đình tại đây: Khám bệnh tại nhà.
Hoặc có thể gọi ngay số điện thoại sau để được tư vấn trực tiếp.
7. Biến chứng:
Sốt xuất huyết có thể làm tổn hại:
- Não
- Mắt
- Tim
- Thận
- Gan
- Phổi
- Lách
Trong một vài trường hợp, tổn thương có thể nặng đến mức gây tử vong.
8. Ngăn ngừa:
Phòng ngừa sốt xuất huyết, đặc biệt ở những nước đang phát triển như nước ta, là một chướng ngại rất lớn. Rất nhiều những yếu tố xã hội, kinh tế và sinh hái góp phần vào sự hiện diện và lây truyền của những bệnh truyền nhiễm:
- Chiến tranh,
- di dân,
- phá hoại môi trường,
- thiếu thốn điều kiện vệ sinh và chăm sóc y tế hợp lý
Đó là những vấn đề không dễ tìm được giải pháp.
Nếu bạn sống, làm việc hay du lịch tới những vùng sốt xuất huyết phổ biến, hãy quan tâm đến những phương thức có thể bảo vệ bản thân bạn khỏi nhiễm bệnh. Việc này có thể gồm sử dụng những vật dụng bảo vệ như găng tay, che mặt và mắt, mặc áo choàng khi có nguy cơ tiếp xúc với máu hay dịch cơ thể. Cần cẩn trọng khi vận chuyển, khử trùng và loại bỏ những mẫu vật hay rác thải y tế.
Dùng những phương pháp tránh muỗi như mặc quần áo dài tay, ngủ mùng, tránh để nước tù đọng trong nhà.
Sốt vàng (một loại sốt xuất huyết thường gặp ở các nước Nam Mỹ và Phi châu) đã có vaccine được xem là an toàn và hiệu quả. Bạn có thể trao đổi với bác sĩ về việc được tiêm chủng vaccine này nếu sắp du lịch đến những vùng trên. Vaccine cho sốt vàng không được khuyên dùng đối với trẻ dưới 9 tháng tuổi và phụ nữ mang thai, đặc biệt là ở 3 tháng đầu thai kì.
Vaccine cho những loại sốt xuất huyết khác đang trong quá trình nghiên cứu và phát triển.
Tránh muỗi và ve, đặc biệt là khi đi du lịch đến những vùng đang bùng phát sốt xuất huyết. Mặc áo tay dài, quần dài sáng màu. Tránh những hoạt động không cần thiết vào chạng vạng tối và bình minh khi muỗi đang hoạt động mạnh nhất, dùng thuốc bôi chống muỗi lên da và quần áo. Nếu bạn đang cắm trại hay ngủ tại những phòng trọ địa phương, dùng mùng.
Nếu bạn sống trong một vùng đang bùng phát sốt xuất huyết, hãy thực hiện những bước sau để ngăn ngừa loài gặm nhấm nhiễm vào nhà bạn:
- Giữ thức ăn của thú cưng được bọc lại và bảo quản trong những vật dụng kín, không bị chuột vào.
- Giữ rác trong thùng kín, và thường xuyên vệ sinh thùng chứa.
- Vứt rác thường xuyên.
- Đảm bảo những cửa ra vào và cửa sổ đóng được kín.
- Nếu chất đồ, củi hay rơm, đảm bảo nơi chứa cách nhà ít nhất 3m.