XƠ VỮA ĐỘNG MẠCH VÀNH

Trong hầu hết các nhồi máu cơ tim đều gặp vữa xơ động mạch vành (89,3%).

a.     Đặc điềm chung

Về phương diện đại thể, các động mạch vành màu trắng ngà, rắn và cứng. Mở ra thấy màng vữa xơ, có thề vôi hóa, đôi khi có hoại tử vả loét ở bề mặt, máu cục nghẽn mạch.

Về phương diện vi thể: nội mạc mạch có lắng đọng cặn lipid và hình thái xơ ở phần dưới nội mô của nội mạc mạch.

Tổn thương động mạch vành hầu như bao giờ cũng có ở nhiều nơi và
lan tỏa. Đa số trường hợp ở thân động mạch vành trước. Tổn thưomg chủ yếu ở đoạn gần, xâm phạm 3cm đầu tiên của động mạch bị bệnh, nhưng chừa ra vài milimét đầu.

b.     Cơ chế tắc động mạch vành

Có thề có ba yếu tố gây tắc động mạch vành – tham gia cùng một lúc hoặc riêng lẻ.

–     Vữa xơ động mạch vành gây tắc tuần tiến (60% trường hợp).

–     Nghẽn đột ngột do fibrin cục máu, có thề khu trú ở một đoạn động mạch bị hẹp do vữa xơ. Có thể gây nghẽn mạch nhỏ liên tiếp ở thành tim.

–  U máu ở trong thành tim.

c.     Liên quan giữa nhồi máu cơ tim và vữa xơ động mạch vành

–      Nhồi máu trước vách, trước rộng, hoặc vách sâu: thường do tắc thân động mạch vành trước.

–      Nhồi máu trước bên, thường do tắc thân động mạch vành trước hoặc thân động mạch vành trái.

–     Nhồi máu mỏm hoặc bên thường do vữa xơ động mạch vành trước hoặc cả bên phải và bên trái.

–     Nhồi máu sau bên thường do tắc thân động mạch vành trái hom là thân động mạch vành phải.

–     Nhồi máu sau thường do tắc thân động mạch vành phải.

Bạn có thể tìm hiểu thêm về dịch vụ của trung tâm bác sĩ gia đình tại đây: https://bsgiadinh.vn/kham-benh-tai-nha/

Hoặc có thể gọi ngay số điện thoại sau để được tư vấn trực tiếp.


Leave a Comment

Scroll to Top