CHUYỂN HÓA LIPIT

Nội dung bài viết ẩn

1.Các dạng lipit trong cơ thể

Lipit trong cơ thể sinh vật gồm có các loại sau: triglycerit, phospholipit, cholesterol và một số chất khác ít quan trọng hơn.

  • Triglycerit do glycerol gắn với ba axít béo.
  • Phospholipit là thành phần của màng tế bào có thành phần hóa học gồm một hay nhiều axít béo, một gốc axít phosphoric và một bazo nitrogen.

Ba loại phospholipit chính là lecithin, cephalin, sphingomyelin.

  • Cholesterol là chất có nhân steroỉ. Nhân sterol được tổng hợp từ sản phẩm chuyển hóa của axít béo. Từ nhân sterol cơ thể có thể tổng hợp axít cholic là axít mật, các hormon steroit.

Trong cơ thể:

  • Triglycerit được sử dụng để cho năng lượng.
  • Cholesterol, phospholipit và các dẫn chất của các chất này được sử dụng khắp nơi trong cơ thể, thực hiện nhiều chức năng của tế bào.

2.Sự chuyên chở tương

Lipit được gắn với chất chuyên chở khi lưu hành trong máu, để thành một chất hòa tan được trong huyết tương.

2.1. Sự chuyên chở axít béo tự do trong máu

Axít béo tự do, do sự thủy phân trigly- cerit ở trong mô mỡ thành glycerol và axít béo, được chuyên chở tới các mô để cung cấp năng lượng. Có ít nhất hai loại nguyên nhân gây ra thủy phân triglycerit. Một là sự sử dụng glucoz trong tế bào mỡ quá thấp, như vậy aglycerophosphat thấp, a glycero- phosphat cần cho sự tạo ra phần glycerol dùng để tổng hợp triglycerit mới, glycerol trong tế bào giảm, nên phản ứng sẽ xảy ra theo chiều thủy phân triglycerit. Nguyên nhân thứ hai là men lipaz nội bào nhạy cảm với hormon có thể bị hoạt hóa bởi nhiều 9       « hormon khác nhau và gây ra thủy phân tri- glycerit.

Axít béo tự do ra khỏi mô mỡ, được ion hóa mạnh trong huyết tương, và kết hợp lập tức với albumin. Nồng độ của axít béo tự do trong huyết tương khi nghỉ ngơi là 15mg/dL, tức là tổng cộng chỉ có 0,45g axít béo trong hệ thống tuần hoàn, tuy nhiên tốc độ đổi mới của axít béo trong máu rất lớn, một nửa số lượng axít béo trong máu được thay thế bởi các axít béo mới mỗi 2-3 phút, ngoài ra tất cả những tình trạng nào làm tăng sự sử dụng chất béo để cho ra năng lượng đều làm tăng nồng độ axít béo tự do trong máu, có thể tăng từ 5 đến 8 lần so với bình thường, như khi đói hoặc bị bệnh tiểu đường.

Bình thường 3 phân tử axít béo kết hợp với 1 phân tử albumin, nhưng khi nhu cầu chuyên chở axít béo tăng, thì 30 phân tử axít béo sẽ kết hợp với 1 phân tử albumin.

2.2.Sự chuyên chở cholesterol, triglycerit và phospholipit dưới dạng lipoprotein trong huyết tương

LiDoprotein gồm 1 lõi kỵ nước “triglyc- erit và cholesterol ester hóa” bao quanh bởi phospholipit và protein. Thành phần lipit trong lipoprotein càng nhiều thì tỉ trọng li- poprotein càng thấp.

Protein của lipoprotein được gọi là apoprotein.

Những apoprotein chính là E, c và B. Có 3 loại apoprotein B, một loại có trọng lượng phân tử thấp là B4g đặc hiệu để chuyên chở lipit từ ngoài ăn vào, một loại có trọng lượng phân tử cao là B100 để chuyên chở lipit được tổng hợp từ gan. Có tất cả 6 loại lipoprotein tùy theo kích thước và thành phần lipit như trong bảng:

2.2.1Chylomicron

Được tạo thành trong niêm mạc ruột, khi hấp thụ những sản phẩm của sự tiêu hóa lipit. Đó là những lipoprotein có kích thước phân tử lớn vào khoảng 80nm – 500nm, thành phần chính là triglycerit, ngoài ra còn có 9 phần trăm là phospholipit, 3 phần trăm là cholesterol và 1 phần trăm apoprotein B48, từ hệ bạch huyết (ông ngực) đổ vào tĩnh mạch dưới đòn và làm cho máu bị đục như sữa. Tuy nhiên thời gian bán hủy của chy- lomicron nhỏ hơn 1 giờ và huyết tương trở lại trong vài giờ sau đó.

Dưới tác dụng của lipoprotein lipaz hiện diện nhiều ở nội mô mao mạch của gan và mô mỡ, triglycerit và cả phospholipit của chylomicron bị thủy phân thành axít béo và gly-cerol. Axít béo khuếch tán vào tế bào mỡ và gan, và được tái tổng hợp lại thành triglycerit. Apoprotein c sẽ tách khỏi chy- lomicron khi đi qua mao mạch.

2.2.2.Phần còn lại của chylomicron

Sau khi bị tách bđt triglycerit và apoprotein c, có nhiều cholesterol, kích thước 30nm – 80nm sẽ được chuyên chở tới gan, và gắn vào thụ thể ở gan, sau đó vào tế bào bằng cơ chế nhập bào.

Chylomicron và phần còn lại của chy- lomicron tạo thành một hệ thống chuyên chở lipit ngoại sinh ăn vào, cả hai loại này cuối cùng rời khỏi máu để vào mô mỡ và gan.Bốn loại lipoprotein khác chuyên chở lipit nội sinh và được phân loại dựa trên tỉ trọng.

Nồng độ của lipoprotein trong máu trung bình vào khoảng 700mg/đL: gồm tổng nồng độ trung bình của các thành phần cấu tạo của lipoprotein như:

Cholesterol có nồng độ là 180mg/dL huyết tương.

Phospholipit có nồng độ là 160mg/dL huyết tương.

Triglycerit có nồng độ là 160mg/dL huyết tương.

Protein có nồng độ là 200mg/dL huyết tương.

2.2.3.VLDL (very low density lipopro- tein)

Lipoprotein có tỉ trọng rất thấp được thành lập ở gan và thành phần chính yếu là triglycerit được tổng hợp ở gan, ngoài ra còn có cholesterol và phospholipit.

Khi đi qua các nội mô mao mạch, phần lớn triglycerit của VLDL bị tách ra vì tác dụng của lipoprotein lipaz, phần còn lại có nồng độ cholesterol và phospholipit cao thành lipoprotein có tỷ trọng ở giữa (IDL).

2.2.4.IDL (Intermediate density lipo- protein) lipoprotein có tỷ trọng ở giữa

Một nửa lượng IDL đi vào tế bào gan bằng cách gắn với thụ thể ở gan. Những IDL còn lại trong máu được tách gần hết triglycerit, khiến cho nồng độ cholesterol đặc biệt cao, và nồng độ phospholipit trung bình, đồng thời apoprotein E được tách ra và IDL trở thành LDL.

Dưới tác dụng của enzym lecithin-cho- lesterol acyl transferaz (LCAT), IDL nhận cholesterol ester hóa được thành lập từ cho- lesterol của HDL.

LDL – Lipoprotein có tỷ trọng thấp (Low density lipoprotein) LDL chuyên chở chính yếu là choles- terol tới các mô khác và gan. Ớ gan và phần lớn các mô ngoài gan, LDL đi vào tế bào bằng cơ chế gắn vào thụ thể ở lõm áo (coated pits) là những chỗ lõm vào của màng tế bào, các thụ thể nhận biết apoprotein B10() của LDL. Khi lõm áo đóng lại thành nang áo chứa thụ thể có gắn LDL vào trong tế bào theo cơ chế ẩm bào (pinocytosis) thì tiêu thể trong tế bào có enzym axít lipaz sẽ thủy phân cho- lesterol ester hóa thành cholesterol cần cho nhu cầu tế bào. Cholesterol có nhiều trong tế bào sẽ ức chế sự sinh tổng hợp choles- terol mới, bằng cách ức chế HMG-CoA reductaz, kích thích hiện tượng ester hóa bất cứ cholesterol dư thừa nào, và ức chế sinh tổng hợp các thụ thể mới của LDL. LDL cũng đi vào đại thực bào, khi nồng độ LDL trong máu cao quá, thì đại thực bào sẽ chứa đầy cholesterol ester hóa và tạo thành “tế bào bọt” (foam cells) đôi khi thấy ở sang thương xơ vữa thành mạch (atherosclero- sis).

2.2.6.HDL – Lipoprotein có tỷ trọng cao (high density lipoprotein)

Thành phần của lipoprotein tỷ trọng cao gồm 50 phần trăm là apoprotein gồm 2 loại apoprotein Aj và apoprotein An ở mặt ngoài của lipoprotein, ngoài ra còn có cholesterol và phospholipit. Lipoprotein này được thành lập chính yếu ở gan và một ít ở ruột khi có sự hấp thụ chất béo từ ruột vào máu. Nhiệm * JL • • * vụ của lipoprotein này là chuyển choles- terol từ HDL sang IDL và LDL để trở về gan, ngoài ra có thể HDL hấp thụ các tinh thể cholesterol bắt đầu đóng trên thành mạch máu, như vậy nó chông lại việc tích tụ cholesterol ở thành mạch gây bệnh xơ vữa động mạch, tức là nó có lợi cho cơ thể.

Ngoài ra ở tế bào, đều đặn có sự đi vào và ra khỏi tế bào của cholesterol. Choles- terol ra khỏi tế bào sẽ tạo thành thành phần của HDL.

3. Lipit trong tế bào

Một lượng lớn lipit được dự trữ ở mô mỡ và gan, ngoài ra lipit còn hiện diện dưới dạng lipit cấu trúc là thành phần của màng tế bào.

3.1. Lipit dự trữ ở mô mỡ và gan

3.1.1.Lipit dự trữ ở mô mỡ

Tế bào của mô mỡ là những tế bào sợi (fibroblast) thay đổi cấu trúc có thể chứa từ 80 – 95 phần trăm thể tích là triglycerit.

Triglycerit thường ở dạng lỏng và chỉ dưới dạng lỏng thì mới có thể được thủy phân và chuyên chở ra khỏi tế bào. Nhiệm vụ chính của mô mỡ là chứa triglycerit để khi cần thiết sẽ bị thủy phân dưới tác dụng của lipaz nhạy cảm với hormon để phóng thích axít béo đưa vào máu. Lượng triglycerit trong tế bào mỡ luôn được đổi mới 2, 3 tuần một lần.

Tế bào mỡ có thể tổng hợp một lượng rất nhỏ axít béo và triglycerit từ chylomi- cron và lipoprotein có tỷ trọng rất thấp.

3.1.2.Lipit ở gan

Gan có khả năng tổng hợp triglycerit từ gluxít và từ cả protein nhưng ít hơn, ngoài ra gan còn tổng hợp được những chất béo khác như cholesterol và phospholipit. Ở gan còn có sự oxit hóa axít béo để cho ra năng lượng. Tế bào gan còn có một khả năng tốt hơn các tế bào khác trong việc tạo các nối đôi cho axít béo nhờ dehydro- genaz, do đó triglycerit ở gan có nhiều nối đôi hơn triglycerit của tế bào mỡ, điều này có ý nghĩa quan trọng ở chỗ nhiều cấu trúc của tế bào chứa lượng lớn lipit không bão hòa, và gan là nơi cung cấp lipit này cho sự thành lập các cấu trúc đó.

Một lượng lớn triglycerit hiện diện ở gan trong những trường hợp sau: khi nhịn đói, bệnh đái tháo đường, những tình trạng mà mỡ được sử dụng nhanh chóng để cung cấp năng lượng.

Khi đó, lượng lớn triglycerit được động viên từ mô mỡ thành các axít béo trong máu, và sau đó lại vào tế bào gan để ký thác dưới dạng triglycerit ở đây.

Tuy nhiên, trong điều kiện sinh lý bình thường, tổng lượng triglycerit ở gan được kiểm soát chặt chẽ bởi tốc độ sử dụng lipit cho ra năng lượng của toàn cơ thể.

3.2.Lipit cấu trúc

Phospholipit và cholesterol là thành phần của màng tế bào và màng của những bào quan bên trong tế bào. Tốc độ chuyển hóa của hai chất này ở các mô ngoài gan rất chậm, tính bằng tháng hay năm, nên giúp cho sự tạo lập cấu trúc bền vững của màng tế bào.

4.Chuyển hóa triglycerit

4.1.Sự sử dụng triglycerit để cung cấp năng lượng và ATP

4.1.1.Thủy phân trỉglycerit và chuyên chở axít béo vào ty thể

Triglycerit –> Glycerol + axít béo

Triglycerit được thủy phân cho ra glyc- erol và axít béo. Tất cả các tế bào trừ mô não đều có thể dùng axít béo thay cho glu- COZ, để cung cấp năng lượng cho nó.

Glycerol khi vào mô hoạt động được biến đổi thành glycerol 3 phosphate vào chu trình đường phân để cho ra năng lượng.

Axít béo được chuyên chở vào ty thể, nhờ gắn với một chất chuyên chở là car- nitin. Sau khi vào trong ty thể, axít béo tách ra khỏi camitin và được oxit hóa.

4.1.2.Sự oxit hóa axít béo trong ty thể

4.1.2.1. Sự oxit hóa axíí béo

Xảy ra lần lượt theo các bước sau đây để tách ra từng phân tử acetyl CoA.Qua 5 bước như vậy thì axít béo giải phóng ra 1 Acetyl CoA, và bị mất đi 2 car- bon, phần còn lại là Acyl CoA ngắn đi hai mẩu carbon lại tiếp tục các bước (2) (3) (4) (5) trên; quá trình được lập đi lập lại cho đến khi Acyl CoA chỉ còn là một phân tử acetyl CoA, cuối cùng ta được nhiều phân tử Acetyl Co A.

Cứ mỗi phân tử acetyl CoA được tách ra từ axít béo, thì có 4 nguyên tử hydro được tách ra, và sẽ được oxit hóa trong ty thể để tạo ra năng lượng dự trữ dưới dạng ATP.

Acetyl CoA sẽ vào chu trình Krebs để cho ra C02 và các nguyên tử hydrogen, ta có:

– Sau dó 8H từ chu trình Krebs sẽ vào chuỗi hô hấp tế bào, giống như trong bài chuyển hóa gluxít, để được oxit hóa cho ra nước và tạo năng lượng dự trữ dưới dạng ATP.

4.1.2.2 Năng lượng sinh ra từ sự oxit hóa axít béo

Thí dụ như khi p oxit hóa axít stearic có 18 carbon, thì phải trải qua 8 vòng oxit hóa, để tách từng phân tử acetyl CoA một, ta có 32 nguyên tử hydrogen được tách ra. Từ axít stearic ta được 9 phân tử acetyl CoA, mỗi phân tử acetyl CoA vào chu trình Krebs, thì 8 nguyên tử hydrogen được tách ra, do đó thêm được 72 nguyên tử hydro được tách ra, tất cả là 104 nguyên tử hydro được tách.34 nguyên tử H được tách ra bởi FAD, và 70 nguyên tử được tách ra bởi NAD+ và sau đó được oxit hóa trong ty thể nhờ chuỗi hô hấp tế bào, ta được tổng cộng :

17 x 2ATP + 35 x 3ATP = 139ATP sinh ra từ sự oxit hóa hydrogen tách ra từ mỗi phân tử stearic.

Ngoài ra 1 phân tử acetyl CoA vào chu trình Krebs cho ra 1ATP, có 9 phân tử acetyl CoA từ axít stearic, nên ta được thêm 9 ATP nữa là 148 ATP. Tuy nhiên ta phải dùng 2 phân tử ATP để hoạt hóa axít stearic thành stearyl CoA, do đó cuôì cùng năng lượng sinh ra được dự trữ dưới dạng ATP tổng cộng là:

148 ATP – 2 ATP = 146 ATP.

4.1.3.Sự thành lập thể Ceton ở gan

Phần lớn axít béo được thoái hóa ở gan, đặc biệt khi cơ thể cần động viên một số lượng lớn lipit để cung cấp năng lượng. Tuy nhiên gan chỉ dùng một phần nhỏ axít béo cho sự chuyển hóa của nó, còn gan sẽ tạo ra axít acetoacetic từ 2 phân tử acetyl CoA một sinh ra từ sự thoái hóa axít béo, phản ứng xảy ra như sau:

Phần lớn axít acetoacetic được biến đổi thành P-hydroxybutyric axít, và số lượng nhỏ thành aceton ở gan.

Axít acetoacetic, axít p hydroxybutyric, aceton gọi là thể Ceton.

Aceton được thải ra trong nước tiểu và khí thở ra nếu nhiều quá. Axít acetoacetic và axít p hydroxybutyric khuếch tán dễ dàng qua màng tế bào gan vào máu, đến các tế bào ở mô khác đang cần dùng. Tại đây chúng khuếch tán vào tế bào, và được tách thành 2 phân tử acetyl CoA để vào chu trình Krebs, và sau đó vào chuỗi hô hấp tế bào.

Nồng độ của axít acetoacetic và p hy- droxybutyric trong máu bình thường hiếm khi cao hơn 3mg/dL, vì được chuyên chở nhanh chóng tới mô sử dụng.

4.1.4.Các trường hợp làm tăng thể ceton bất thường

Gồm có: nhịn đói, bệnh đái tháo đường, chế độ ăn toàn là chất béo. Trong những trường hợp này đường không được sử dụng để tạo năng lượng, hầu như tất cả năng lượng do lipit cung cấp.

Khi đường không được sử dụng để cho ra năng lượng, thì mô mỡ sẽ huy động axít béo vào máu một cách tự động, đồng thời các hormon như: corticotropin từ tuyến yên tăng, glucocorticoit của vỏ thượng thận tăng, sự giảm tiết insulin của tụy cũng làm tăng huy động axít béo từ mô mỡ, như vậy có một lượng lớn axít béo được thoái hóa ở gan.

Sau đó có sự tạo thể ceton từ gan đổ vào máu lượng nhiều, để đưa tới các tế bào, nhưng tế bào lại không oxit hóa được acetyl CoA từ thể ceton, vì glucoz không được chuyển hóa thành axít pyruvic, sẽ không có đủ oxaloacetate để kết hợp với acetyl CoA cho ra axít citric vào chu trình Krebs, nên thể ceton tăng lên trong máu đôi khi tới 20 – 30 lần so với bình thường dẫn đến tình trạng toan hóa máu.

Sự thích ứng với một bữa ăn có nhiều chất mỡ, nhưng được thay đổi dần từ một chế độ ăn có đường: cơ thể người ta có thể thích ứng bằng cách tiêu thụ được nhiều axít acetoacetic hơn bình thường, ngay cả tế bào não sau vài tuần có thể được cung cấp từ 50 phần trăm đến 75 phần trăm năng lượng từ chất béo.

4.1.5. Điều hòa quá trình thoái hóa triglycerit

  • Khi lượng đường trong cơ thể có dư nhiều thì đường sẽ được ưu tiên sử dụng hơn triglycerit để cho ra năng lượng đồng thời làm tăng lượng mỡ dự trữ.
  • Ngược lại khi lượng đường trong cơ thể thiếu, hoặc không sử dụng được, thì kho dự trữ lipit sẽ được huy động và lipit được sử dụng để cho ra năng lượng.
  • Ảnh hưởng của hormon: có ít nhất 7 hormon có ảnh hưởng quan trọng tới sự sử dụng lipit trong cơ thể.
    • Insulin nếu thiếu thì đường không vào tế bào được, đường không được sử dụng để cho ra năng lượng, năng lượng phải được cung cấp từ lipit.
    • Khi vận cơ nhiều quá thì tủy thượng thận tiết ra nhiều epinephrin vì hệ giao cảm bị kích thích. Hormon này hoạt hóa triglycerit lipaz có nhiều ở tế bào mỡ để gây ra hiện tượng thủy phân nhanh chóng triglycerit thành axít béo, đôi khi nồng độ axít béo trong máu tăng lên gấp 8 lần, và cơ cũng tăng sử dụng axít béo để cung cấp năng lượng lên 8 lần. Những loại stress làm hoạt hóa hệ thần kinh thực vật cũng làm tăng động viên axít béo từ mô mỡ theo cơ chế tương tự như trên (H.34.4).
  • Stress cũng làm tuyến yên tiết ra nhiều corticotropin, làm cho vỏ thượng thận tiết ra nhiều glucocorticoit, 2 hormon này hoạt hóa triglycerit lipaz hoặc là hoạt hóa một lipaz tương tự. Trong bệnh Cushing, khi corticotropin và glucocorticoit được tiết ra nhiều trong một thời gian dài thì sẽ xảy ra tình trạng toan hóa máu do tăng thể ceton.
  • Kích tố tăng trưởng GH (Growth hor- mone) cũng hoạt hóa triglycerít lipaz của mô mỡ, như vậy GH cũng có tác dụng làm tăng thể ceton trong máu.
  • Kích tố tuyến giáp thyroxin làm huy động nhanh chóng axít béo từ mô mỡ do tác dụng gián tiếp làm tăng tốc độ chuyển hóa cho ra năng lượng của tất cả tế bào, sự giảm acetyl CoA và các chất trung gian của chuyển hóa đường và mỡ trong tế bào làm huy động mỡ.

4.2.Sự tổng hợp triglycerit từ gluxít và protein

4.2.1.Sự tổng hợp triglycerits từ gluxít

Ở người, phần lớn triglycerit được tổng hợp ở gan, lượng nhỏ được tổng hợp ở mô mỡ. Triglycerit được tổng hợp ở gan được chuyên chở bởi VLDL lipoprotein có tỷ trọng rất thấp tới mô mỡ.

4.2.1.1.Sinh tổng hợp axit béo từ acetyl CoA của gluxit

Xảy ra theo 2 bước sau:

Bước 1: Sự tạo Malonyl CoA từ acetyl CoA

Bước 2: 1 acetyl Co A + 8 Malonyl CoA + 16 NADPH + 16H+ –> 1 Stearic axít + 8C02 + 9CoA + 16NADP + 7H20

4.2.1.2.Sinh tổng hợp triglycerit

Khi tổng hợp axít béo có chuỗi carbon dài từ 14c đến 18c, chúng sẽ gắn vào glyc- erol nhờ những enzym đặc hiệu.Glycerol do a glycerophosphate biến đổi thành, a glycerophosphate có nguồn gốc từ sản phẩm của quá trình đường phân (dihy- droxyacetone phosphate).

Trong quá trình sinh tổng hợp triglyce- rit từ đường, có 15 phần trăm năng lượng từ glucoz biến thành nhiệt năng, 85 phần trăm được sử dụng để biến thành triglycerit.

4.2.1.3.Tầm quan trọng của sự tổng hợp và dự trữ lipit từ gluxit

Khả năng của các tế bào dự trữ gluxít dưới dạng glycogen tương đối ít, chỉ có vài trăm gram glycogen được chứa ở gan, cơ, trong khi đó lượng dự trữ mỡ có thể lên tới nhiều kilogram, ớ một người trung bình, năng lượng được dự trữ dưới dạng mỡ lớn gấp 150 lần dưới dạng gluxít.

Khi thiếu insulin thì không có sự sinh tổng hợp lipit từ gluxít. VI khi thiếu insulin, glucoz ít đi vào tế bào mỡ và gan nên lượng acetyl CoA và NADPH cần cho sự tổng hợp chất béo được tạo từ glucoz rất ít.

Hơn nữa nếu thiếu đường trong tế bào mỡ, thì lượng a glycerophosphat cũng giảm, do đó không tạo được triglycerit…

4.2.1.4 Sự tổng hợp triglycerit từ protein

Nhiều axít amin có thể được biến đổi thành acetyl CoA, và sau đó được tổng hợp thành triglycerit. Vậy nếu ăn nhiều protein quá sẽ được dự trữ dưới dạng mỡ.

5. Chuyển hóa phospholipit

5.1.Sinh tổng hợp phospholipit

Ba loại phospholipit có nhiều trong cơ thể là lecithin, cephalin và sphingomyelin.

90 phần trăm phospholipit được sinh tổng hợp ở gan, một lượng đáng kể được tổng hợp ở ruột trong quá trình hấp thu lipit ở ruột.

Khi triglycerit có nhiều ở gan, thì tốc độ tạo phospholipit tăng lên, một số chất hóa học cũng cần thiết cho sự tạo một vài phọs- pholipit: cholin cần cho sự tạo lecithin, inosi- tol cần cho sự tạo cephalin.

5.2.Một số công dụng đặc biệt của phos-pholipit

  • Phospholipit là một thành phần quan trọng của lipoprotein, nếu không có phos- pholipit thì sự chuyên chở cholesterol và lipit khác sẽ bất bình thường.Thromboplastin cần cho quá trình đông máu, có thành phần chính là một loại cephalin.
  • Lượng lớn sphingomyelin hiện diện ở hệ thần kinh trung ương, ở dạng vỏ my- elin.
  • Phospholipit cung cấp gốc phosphat cho những phản ứng hóa học trong cơ thể khi cần thiết.
  • Phospholipit là thành phần của cấu trúc màng tế bào.

6. Chuyển hóa cholesterol

Cholesterol là tiền chất của hormon ste- roit, axít mật và là thành phần chính yếu của màng tế bào. Cholesterol chỉ có ở động vật, thức ăn có nhiều cholesterol là lòng đỏ trứng gà và mỡ động vật.

6.1. Nguồn gốc

Cholesterol trong cơ thể người có 2 nguồn gốc:

6.1.1. Nguồn gốc ngoại sinh

Cholesterol được hấp thụ từ ruột vào máu, và tham gia vào cấu tạo của chylomi- cron thành lập trong niêm mạc ruột. Sau khi tách triglycerit ở chylomicron để cho vào mô mỡ, phần còn lại của chylomicron mang cholesterol tới gan. Phần lớn cholesterol sau khi vào gan được biến đổi thành axít mật, và được bài tiết theo mật vào tá tràng, nhưng sau đó 90 phần trăm axít mật được tái hấp thụ trở lại vào máu, ở phần cuối của ruột non và được sử dụng lại tạo mật.

6.1.2.Nguồn gốc nội sinh

Phần lớn cholesterol được sinh tổng hợp ở gan, nhưng tất cả các tế bào khác trong cơ thể cũng có thể tổng hợp được một ít cho- lesterol từ acetyl CoA (Hình 34.6).

Hai dạng chính chuyên chở cholesterol nội sinh trong máu là LDL và HDL. LDL có vai trò chuyên chở cholesterol tới các tế bào của các mô, gan, đại thực bào, và cung cấp cholesterol cần dùng cho nhu cầu tế bào.Khi tế bào cần cholesterol thì sự tổng hợp các thụ thể của LDL tăng lên.HDL chuyên chở cholesterol dư thừa không cần thiết ở những mô khác trở về gan.

Một số cholesterol này được sử dụng lại để tạo VLDL, phần lớn được biến đổi thành axít mật, và bài tiết theo mật ra ngoài.

6.2.Các yếu tố ảnh hưởng tới nồng độ cholesterol trong máu

  • Nếu thức ăn có nhiều cholesterol thì nồng độ cholesterol trong máu chỉ tăng 15 phần trăm, nhờ sự điều hòa ngược âm tính trên sự sinh tổng hợp cholesterol bằng cách ức chế men 3 hydroxy-3 methylglutaryl CoA • reductaz. Tuy nhiên đáp ứng của mỗi cá nhân thay đổi khá lớn.
  • Nếu thức ăn có nhiều lipit bão hòa: làm tăng nồng độ cholesterol trong máu từ 15 – 25 phần trăm vì lý do sau: Tăng lượng lipit ở gan, làm tăng số lượng acetyl CoA dùng để tổng hợp cholesterol.
  • Khi thức ăn có nhiều axít béo không bão hòa: làm giảm nồng độ cholesterol trong máu.
  • Thyroxin làm tăng các thụ thể của LDL và làm giảm lượng cholesterol trong máu.
  • Estrogen làm giảm LDL và tăng HDL trong máu, nên làm giảm nồng độ choles- terol trong máu.
  • Khi bi tắc mật hoặc bệnh đái tháo đường không điều trị: lượng cholesterol trong máu tăng.
  • Hút thuôc, mập, người ít hoạt động: HDL trong máu giảm, làm tăng nồng độ cholesterol trong máu.
  • Tập thể dục: HDL trong máu cao, làm giảm nồng độ cholesterol.
  • Một số hóa chất như cholestipol, thức ăn như bột lúa mạch, làm axít mật không được tái hấp thụ từ ruột vào máu, như vậy sẽ làm cho cholesterol ở gan được biến đổi thành axít mật nhiều hơn là tạo LDL, và làm cholesterol trong máu giảm.
    • Mevinolin ức chế men HMG-CoA re- ductaz, làm giảm sự sinh tổng hợp choles- terol, và như vậy làm giảm LDL từ 25 đến 45 phần trăm.
  • Nghiên cứu trên các bệnh nhân bị bệnh tăng cholesterol có tính di truyền, người ta thấy bệnh nhân này bị khiếm khuyết gen cần để tạo ra các thụ thể của LDL trên bề mặt của các tế bào trong cơ thể, gan không thể tái hấp thụ IDL và LDL từ máu, tế bào gan “nổi cơn” tạo ra nhiều cholesterol mới, và không còn đáp ứng với điều hòa ngược âm tính phản hồi của sự tăng cholesterol trong máu, hậu quả là LDL trong máu tăng lên rất nhiều, nồng độ cholesterol trong máu ở các bệnh nhân này tăng lên từ 600mg đến 1000mg/dL, từ 4 đến 6 lần bình thường. Hầu hết bệnh nhân chết trước khi 20 tuổi, có người chỉ sống được tới 4 – 6tuổi vì bị nhồi máu cơ tim hoặc nghẽn mạch vì mảng xơ vữa của các mạch máu trong toàn cơ thể.

6.3.Vai trò của cholesterol trong máu và hiện tượng xơ vữa động mạch

Cholesterol cao trong máu sẽ đóng thành các tinh thể ở bề mặt nội mô và lớp cơ trơn bên dưới. Lâu ngày, các tinh thể này lớn dần và tụ lại thành mảng, ngoài ra các tế bào sợi và tế bào cơ trơn cũng tăng sinh, và góp phần tạo nên mảng lớn và dầy, có thể lồi hẳn vào lòng mạch máu làm giảm lưu lượng máu, và đôi khi làm tắc hẳn mạch máu. Tế bào sợi của mảng có thể phát triển làm xơ hóa mảng, và thành mạch trở nên cứng, sau đó có hiện tượng hóa vôi làm cứng và cong động mạch. Thành mạch mất tính đàn hồi và rất dễ vỡ. Ngoài ra sự không trơn láng của nội mô, khiến cho dễ có cục máu đông được thành lập, làm nghẽn mạch máu hoặc tắc mạch. Người bệnh thường chết vì bị nhồi máu cơ tim, xuất huyết hay tắc mạch ở não, thận, gan, đường tiêu hóa, chân tay.

Người ta nhận thấy:

  • LDL trong máu cao tăng nguy cơ bị xơ vữa động mạch và dễ gây biến chứng.
  • Nếu làm giảm cứ lmg/dL LDL thì giảm được 2 phần trăm tỷ lệ chết.
  • Ngược lại HDL trong máu cao thì tỷ lệ xơ vữa động mạch thấp.
  • Do đó thường người ta đo tỷ lệ HDL/LDL

Nếu tỷ lệ này tăng thì tiên lượng tốt, tỷ lệ này thấp thì tiên lượng xấu.

Scroll to Top