Đặc điểm hoạt động thần kinh cấp cao ở người – Các loại thần kinh

1.Đặc điểm hoạt động thần kinh cấp cao ở người

Nhiều công trình nghiên cứu đã đi đến đến nhận định rằng đặc điểm đặc trưng trong hoạt động thần kinh cấp cao ở người là sự có mặt hai hệ thống tín hiệu và tác động qua lại giữa chúng

1.1.Hệ thống tín hiệu trong hoạt động thần kinh cấp cao ở người. 

Ở người trong hoạt động thần kinh cấp cao có sự tham gia của hai hệ thống tín hiệu: một hệ thống các tín hiệu gồm các kích thích tự nhiên (lý, hóa, sinh) được Pavlov gọi là hệ thống tín hiệu thứ nhất, và hệ thống  khác (tiếng nói và chữ viết) chỉ có ở người được Pavlov gọi là hệ thống tín hiệu thứ hai.

 1.1.1.Hệ thống tín hiệu thứ nhất.

  •  Là những tín hiệu có đặc tính cụ thể sờ,nghe, nhìn thấy, nhửi thấy được, nếm…..
  •  Gồm các kích thích không điều kiện và kích thích có điều kiện.
  •  Hệ thống tín hiệu này chung cho cả người và động vật.

 1.1.2.Hệ thống tín hiệu thứ hai.

 Là những tín hiệu có đặt tính trừu tượng những kích thích này sẽ tạo nên một loạt báo hiệu khác.

  • Hiểu nghĩa của một tiếng, lời nói tức là đã có phản xạ có điều kiện, là tín hiệu thứ hai, chữ viết cũng là tín hiệu thứ hai.

 Người ta gọi hệ thống tín hiệu thứ hai vì nó là tín hiệu của tín hiệu.

  • Hệ thống tín hiệu thứ hai đặc biệt dành riêng cho loài người.
  • Hệ thống tín hiệu thứ hai cũng mạnh như tín hiệu thứ nhất, trong nhiều trường hợp nó có thể mạnh hơn.
  • Hệ thống tín hiệu thứ hai hơn hẳn hệ thống tín hiệu thứ nhất là, hệ thống tín hiệu có tư duy.
  • Tư duy là ý nghĩa của tiếng nói (ngôn ngữ: chữ viết, lời nói).
  • Ngôn ngữ là hành trang cụ thể của tư duy.

Do có thêm tiếng nói và chữ viết, mức độ tư duy của con người khác hẳn so với động vật. Con người qua hệ thống ngôn ngữ có thể hình dung được các sự kiện, hiện tượng của thế giới bên ngoài, mà không cần tiếp xúc trực tiếp với chúng. Nói cách khác, qua ngôn ngữ con người có khả năng tư duy trừu tượng. Trong khi đó ở động vật bậc cao cũng chi có khả năng tư duy cụ thể (con chó hay ăn vụng bị chủ quất cho nhiều lần, sau đó thấy chủ cầm roi là bỏ chạy, được xem là một ví dụ về quá trình tư duy cụ thể động vật).

1.2.Đặc điểm tác dụng sinh lý của tiếng nói

Tiếng nói cũng là một kích thích

Theo quan điểm của các nhà sinh lý học, thì tiếng nói cũng là một kích thích. Tiếng nói được vỏ não tiếp nhận cũng bằng cách thông qua hoạt động của các cơ quan phân tích, trong đó có cơ quan phân tích thính giác, thị giác và xúc giác. Khi nói và viết lại cần có sự tham gia của cơ quan phân tích vận động.

Như vậy, tiếng nói là một kích thích, một tín hiệu, nhưng không đơn giản như các tín hiệu tự nhiên như ánh sáng, âm thanh, v.v…

♦ Tiếng nói tác dụng nghĩa của nó

Đặc điểm này có thể thấy rõ qua thí nghiệm sau. Ta tiến hành thành lập phản xạ chớp mắt có điều kiện với tiếng “tốt” và củng cố nó bằng cách cho luồng không khí thổi vào mắt. Thí nghiệm được thành lập trên một em học sinh lớp 4, khoảng 10-11 tuổi. Sau khi phối hợp nhiều lần giữa tiếng “tốt” với dòng không khí thổi vào mắt ở em bé, sẽ xuất hiện chớp mắt có điều kiện khi ta nói “tốt”. Sau đó, ta dùng các câu nói mang ý nghĩa tốt thay cho tiếng “tốt”, ví dụ, “bài kiểm tra toán ngày hôm qua của em đạt điểm 10”. Ở đối tượng nghiên cứu của chúng ta cũng xuất hiện phản xạ chớp mắt. Điều này chứng tỏ tiếng nói không tác dụng bằng âm thanh, mà bằng nội dung của nó.

♦ Tiếng nói có khả năng thay thế các kích thích cụ thể

Đặc điểm này của tiếng nói rất dễ nhận thấy trong cuộc sống hàng ngày. Ví dụ, ta thử nói về các loại quả chua (chanh, mơ, mận, me, khế…) trước một số trẻ em và phụ nữ, ta sẽ quan sát được hiện tượng tiết nước bọt ở họ giống như khi đưa các loại quả trên vào miệng. Tiếng nói gây được tác dụng này, vì nó có mối liên hệ chặt chẽ với các đối tượng, hiện tượng nhất định. Các dấu vết của tiếng nói và dấu vết của các sự vật cụ thể được biểu thị bởi tiếng nói liên kết với nhau trong vỏ não thành một cấu trúc động hình. Do đó, cũng như kích thích cụ thể, tiếng nói có khả năng gây hưng phấn trong câu trúc động hình này. Nhờ khả năng thay thế tác dụng của các kích thích cụ thể của tiếng nói, mà sự phản ảnh hiện thực khách quan trong não được thực hiện không chi bằng con đường vận dụng các cảm giác trực tiếp, mà còn bằng cách vận dụng tiếng nói nữa. Chính nhờ khả năng này mà trong não người có được khả năng tách rời các sự vật, hiện tượng khỏi thực tiễn, nghĩa là tạo ra cho con người khả năng tư duy trừu tượng.

Quá trình tư duy trừu tượng giúp cho con người nhận thức được thực tiễn mà không cần tiếp xúc với nó. Tuy nhiên nhận thức đó đạt đến mức nào, còn phụ thuộc vào sự phản ánh thực tiễn bằng tiếng nói đạt mức chính xác và đầy đủ đến đâu.

♦ Tiếng nói có thể tăng cường, ức chế, thay đổi tác dụng của kích thích cụ thể

Tiếng nói tăng cường, ức chế, thay đổi tác dụng của kích thích cụ thể thường quan sát được trong trường hợp não bị thôi miên (ám thị) hay khi con người bị ám ảnh bởi một ý tưởng nào đó. Khi đối tượng bị thôi miên ta đưa cho họ xách một chiếc túi nhẹ, nhưng nói với họ đây là một vật rất nặng. Kết quả là họ không thể xách được lâu chiếc túi trên tay. Điều này chứng tỏ tiếng nói đã làm tăng trọng lượng của chiếc túi. Ngược lại, đưa cho họ một quả cân nặng và nói rằng vật này nhẹ lắm. Kết quả là người bị thôi miên có thể xách quả cân nặng trong thời gian khá lâu. Điều này chứng tỏ tiếng nói đã làm giảm trọng lượng của quả cân.

1.3.Sự hình thành tiếng nói ở người

Nhiều công trình nghiên cứu xác nhận sự hình thành tiếng nói – hệ thống tín hiệu thứ hai ở người trong quá trình phát triển cá thể, giông như sự hình thành các phản xạ có điều kiện. Tiqng nói không phải là bẩm sinh, mà có được là do trẻ tiếp xúc và học tập được ở người lớn. Chứng minh cho nhận định này là trường hợp các em bé bị bỏ rơi hay bị lạc trong rừng và được chó sói nuôi dưỡng, chúng hoàn toàn không biết nói gì và không hiểu gì về xã hội loài người.

Các phản xạ hình thành tiếng nói bắt đầu xuất hiện ở trẻ em vào những tháng cuối của năm thứ nhất sau khi sinh. Trong thời gian này nhờ có sự tiếp xúc với người lớn mà ở trẻ nhận được phức hợp tiếng nói với một kích thích cụ thể nào đó, hay với một phức hợp nhiều kích thích cụ thể. (Ví dụ, người lớn bảo em bé vỗ tay, đồng thời cầm hai tay em bé vỗ vào nhau, hoặc bảo em bé “mẹ kia”, “ba kia”, đồng thời chi vào người mẹ hay người cha của em bé). Lúc đầu vai trò của tiếng nói chưa có tác dụng như một kích thích độc lập, mà chi có tác dụng khi được đi cùng một tác nhân cụ thể nào đó. Tiếng nói chi tác dụng phối hợp với các kích thích cảm giác – vận động (vị trí của cơ trong không gian), với kích thích thị giác (hoàn cảnh, hình dạng), với kích thích thính giác (âm thanh và giọng nói). Do đó, nếu thay đổi một trong các yếu tố của phức hợp kích thích (ví dụ, thay cho người quen là người lạ, và thay cho một phòng quen thuộc bằng một phòng lạ, thì tiếng nói sẽ không gây ra phản ứng ở em bé như trước nữa). Nhờ sự lặp đi, lặp lại giữa tiếng nói với các kích thích cụ thể và các hoàn cảnh khác nhau, tiếng nói dần dần sẽ chiếm ưu thế, còn các kích thích cụ thể sẽ giảm dần ý nghĩa của chúng (lúc này ta hỏi “mẹ đâu”, dù không có người mẹ ở đó, và hỏi ở bất cứ chỗ nào em bé cũng hiểu được câu hỏi và trả lời).

Như vậy, từ lúc chi là một thành phần chưa có ý nghĩa quan trọng trong phức hợp kích thích (tiếng nói + các kích thích cụ thể), tiếng nói đã trở thành tín hiệu thay thế được cho toàn bộ phức hợp kích thích. Tiếng nói đã trở thành tín hiệu có điều kiện độc lập, có khả năng thay thế cho cả hệ thống tín hiệu cụ thể. Quá trình chuyển tiếng nói thành kích thích độc lập, và “giải phóng” nó khỏi các yếu tố đồng hành diễn ra khoảng cuối năm thứ nhất, khi đứa trẻ sắp tròn một tuổi.

Cơ chế chuyển tiếng nói thành kích thích độc lập, liên quan với sự phối hợp tiếng nói với các kích thích cụ thể. Trong quá trình phối hợp, tiếng nói thường được cố định, còn các thành phần khác thì biến động, cho nên hưng phấn do tiếng nói gây ra dần dần trở nên mạnh hơn, tập trung hơn so với hưng phấn do các kích thích cụ thể gây ra. Nhờ thế mà tiếng nói bắt đầu gây ảnh hưỏng theo kiểu cảm ứng âm tính đối với các thành phần khác trong phức hợp kích thích. Ảnh hưởng của tiếng nói sẽ tăng dần, và cuối cùng làm mất tác dụng của các thành phần khác trong phức hợp kích thích.

Trong quá trình chuyển tiếng nói thành tín hiệu độc lập, thành tín hiệu của các tín hiệu cụ thể, các cơ quan phân tích cảm giác (thính giác, thị giác và sau đó là xúc giác) và cơ quan phân tích vận động đều đóng vai trò rất quan trọng. Do đó, các trẻ bị khiếm khuyết chức năng của các cơ quan phân tích, trước hết là chức năng của cơ quan phân tích thính giác, sẽ rất khó khăn trong việc hình thành tiếng nói.

Sự hình thành tiếng nói ở người còn liên quan với sự hoàn thiện chức năng của các vùng vỏ não, đó là các vùng Wernicke, vùng Broca và vùng đọc ở các bán cầu ưu thế (xem phần chức năng các vùng vỏ não trong chương Sinh lý học hệ thần kinh trung ương).

Các vùng liên quan với tiếng nói phát triển chức năng rất nhanh trong thời gian từ 1 đến 5 tuổi, có lẽ do có quá trình in vết (im- printing) của tiếng nói trong các cấu trúc nói trên. Nhờ vậy, mà đến 5 tuổi các em đã nói thạo tiếng mẹ đẻ.

2.Các loại thần kinh

Cuộc sống hàng ngày cho ta thấy có sự khác biệt trong tập tính của những con vật khác nhau, cũng như hành vi, khả năng của từng người. Cùng một bố mẹ sinh ra, kể cả trường hợp sinh đôi cùng trứng, cùng chịu sự giáo dục giống nhau, nhưng tính tình của mỗi người một khác. Sự khác biệt này chính là biểu hiện của các loại thần kinh khác nhau.

2.1.Các tiêu chuẩn phân loại và đặc điểm các loại thần kinh

2.1.1.Các tiêu chuẩn phân loại

Đặc điểm hoạt động thần kinh cấp cao được xác định bằng tính chất của các quá trình thần kinh (hưng phấn và ức chế), bằng cường độ, bằng tương quan và tính linh hoạt của chúng. Dựa trên các tính chất cơ bản nói trên, Pavlov đã đưa ra các tiêu chuẩn để phân loại các loại thần kinh như sau:

  • Cường độ của các quá trình thần kinh: phụ thuộc vào khả năng hoạt động của các tế bào thần kinh trong vỏ não, và trong các cấu trúc dưới vỏ, mà các quá trình hưng phấn và ức chế có thể mạnh hay yếu. Do đó, ỗ cá thể này có quá trình hưng phấn và ức chế đều yếu: ở cá thể khác cả hai quá trình hưng phấn và ức chế đều mạnh.
  • Tính cân bằng của các quá trình thần kinh: ở một cá thể này quá trình hưng phấn và ức chế có thể mạnh như nhau (cân bằng), có thể không mạnh như nhau, trong đó thường hưng phấn mạnh hơn ức chế (không cân bằng).
  • Tính linh hoạt của các quá trình thần kinh: tính linh hoạt của các quá trình thần kinh được đánh giá theo sự xuất hiện cũng như sự kết thúc của các quá trình hưng phấn và ức chế nhanh hay chậm. Tính linh hoạt của các quá trình thần kinh còn được đánh giá theo khả năng chuyển từ quá trình này sang quá trình khác được thực hiện dễ dàng hay khó khăn, ớ cá thể nào các quá trình hưng phấn và ức chế diễn ra nhanh, kết thúc cũng nhanh và sự chuyển từ quá trình này sang quá trình khác thực hiện được dễ dàng, thì ở cá thể đó có hệ thần kinh linh hoạt.Ngược lại, ở cá thể nào các quá trình hưng phấn và ức chế xuất hiện chậm, kết thúc chậm và quá trình chuyển từ hưng phấn sang ức chế và ngược lại thực hiện khó khăn, thì ở cá thể đó có hệ thần kinh không linh hoạt,còn gọi là ỳ.

2.1.2.Các loại thần kinh và đặc điểm của chúng

Trong tự nhiên có rất nhiều loại thần kinh, nhưng theo các tiêu chuẩn phân loại nêu trên có thể phân ra bốn loại thần kinh cơ bản sau:

  • Loại mạnh, không cân bằng (choleric)
  • Loại mạnh, cân bằng và linh hoạt (sanguinic)
  • Loại mạnh, cân bằng và kém linh hoạt (phlegmatic)
  • Loại yếu (melancholic)

Đặc điểm của các loại thần kinh này là:

  • Đối với loại thần kinh mạnh, không cân bằng: quá trình hưng phấn mạnh hơn quá trình ức chế. Biểu hiện của loại thần kinh này là dễ thành lập các phản xạ có điều kiện, nhưng khó thành lập các loại ức chế có điều kiện. Người thuộc loại này khó tự kìm chế bản thân, dễ bị kích động, hay tự ái. Đó là những người hăng hái, dám làm những việc lớn. Nhưng trong quan hệ với xung quanh, những việc nhỏ nhặt cũng có thể làm cho họ giận hờn, dễ chùn bước trước khó khăn.
  • Đối với loại thần và linh hoạt:các quá trình thần kinh đều mạnh và mạnh như nhau, chuyển từ quá trình này sang quá trình khác rất dễ dàng. Biểu hiện của loại thần kinh này là dễ thành lập các phản xạ có điều kiện, cũng như các loại ức chế có điều kiện, dễ thay đổi các phản xạ có điều kiện và hệ thống định hình các phản xạ. Những người thuộc loại thần kinh này là những người có tính tự chủ cao, có khả năng chịu đựng, rất nhiệt tình, và có nhiều khả năng trong học tập và công tác. Họ quan tâm đến các sự việc diễn ra xung quanh, xử lý công việc nhanh chóng, dễ dàng vượt qua khó khăn, dễ thích ứng với hoàn cảnh mới và dễ tạo ra cho mình các thói quen mới.
  • Đối với loại thần kinh mạnh, cân bằng và kém linh hoạt:cả hai quá trình thần kinh đều mạnh như nhau nhưng tính linh hoạt của chúng thấp. Biểu hiện của loại thần kinh này là dễ thành lập các phản xạ có cũng như các loại ức chế có điều kiện, nhưng khó chuyển từ các phản xạ có điều kiện dương tính sang các phản xạ có điều kiện âm tính, khó thay đổi hoạt động định hình.

Những người thuộc loại thần kinh mạnh, cân bằng và kém linh hoạt có nhiều đặc điểm giống loại thần kinh mạnh, cân bằng và linh hoạt, song có nhiều điểm khác biệt rất cơ bản. Họ xử lý thông tin tương đối chậm, nhưng chắc chắn, rất kiên trì với mục đích, giải quyết công việc đến nơi, đến chốn một cách thận trọng. Nhược điểm ở họ là do quá cẩn thận, nên dẫn đến chậm chạp, và đặc biệt là khó thay đổi quan điểm, do đó sinh bảo thủ. Càng về glà tính bảo thủ ở họ càng nặng, khó thích nghi với những thay đổi nhanh chóng trong đời sống xã hội.

  • Đối với loại thần khả năng hoạt động của các tế bào vỏ não rất kém.Biểu hiện của loại thần kinh này là khó thành lập các phản xạ có điều kiện, đặc biệt là các loại ức chế có điều kiện.

Người thuộc loại thần kinh yếu không có khả năng tự lập, thường phụ thuộc vào người khác, dễ khuất phục trước khó khăn. Cuộc sống đối với họ là những chặng đường chông gai, không thể khắc phục được.

Các loại thần kinh là bẩm sinh. Hành vi, lối sống của con người và tập tính của động vật liên quan chặt chẽ với loại thần kinh. Tuy nhiên tập tính của động vật và hành vi, lối sống của con người không chi phụ thuộc vào tính chất bẩm sinh của hệ thần kinh, mà còn phụ thuộc vào sự giáo dục và rèn luyện. Do đó, qua giáo dục, rèn luyện có thể thay đổi loại thần kinh theo hướng tốt hơn, để có thể thích nghi với những điều kiện sống của tự nhiên và xã hôi.

2.1.3.Các loại hoạt động thần kinh riêng biệt ở người

Bốn loại thần kinh cơ bản nêu trên là chung cho cả người và động vật. Bốn loại thần kinh nêu trên trùng với bốn dạng đặc tính ở người do Hyppocrat phát hiện từ lâu. Tuy nhiên do ở người có hai hệ tín hiệu cùng hoạt động và tác động qua lại, cũng như mối tương quan giữa chúng ở từng người có khác nhau. Do đó biểu hiện và khả năng hoạt động ở từng người có khác nhau. Dựa vào sự khác biệt này Pavlov đã chia hoạt động thần kinh cấp cao ở người ra ba loại: loại nghệ sĩ, loại tư tưởng và loại trung gian.

  • Đặc điểm của loại nghệ sĩ là hoạt động của hệ tín hiệu thứ nhất biểu hiện rất rõ, quá trình tư duy cụ thể chiếm ưu thế, tuy hệ tín hiệu thứ hai cũng phát triển tốt. ở loại nghệ sĩ, khả năng tiếp nhận thực tiễn đặc biệt tinh vi và sâu sắc. Trong loại nghệ sĩ, có thể tìm thấy đủ màu sắc khác nhau như nhạc sĩ, họa sĩ, thi sĩ, diễn viên…
  • Đặc điểm của loại tư tưởng là khả năng tư duy trừu tượng ở họ phát triển rất mạnh, tuy hệ tín hiệu thứ nhất cũng phạt triển đầy đủ. Qua hệ tín hiệu thứ hai (ốếng nói, chữ viết…) loại này có thể tiếp thu được một cách rất sâu sắc, nên họ có thể dự đoán trước được sự phát triển của sự vật, có thể rút ra những nhận định, tạo ra được những tiền đề để phát hiện các sự kiện sớm hơn so với quá trình quan sát trực tiếp. Thuộc loại tư tưởng là những nhà triết học, toán học, kể cả các nhà chiêm tinh học, v.v…
  • Đặc điểm của loại trung gian là ở họ các quá trình tư duy cụ thể và tư duy trừu tượng kết hợp hài hòa, trong đó hoạt động của hệ tín hiệu thứ hai có trội hơn chút ít so với hoạt động của hệ tín hiệu thứ nhất. Đa số người còn lại (không thuộc hai loại trên) thuộc về loại trung gian.

Các đặc điểm của ba loại hoạt động thần kinh riêng biệt ở người phụ thuộc chủ yếu vào hoạt động của hai hệ thống tín hiệu. Tuy nhiên lối Sống, chế độ giáo dục và rèn luyện cũng có tác dụng nhất định đối với sự hình thành các loại hoạt động thần kinh này.

2.1.4. Phân loại thần kinh dựa trên hai hệ thống tín hiệu và hai đặc tính bẩm sinh

  1. Loại nghệ sĩ: Hệ thống tín hiệu thứ nhất chiếm ưu thế, tâm lý loai người này thiên về cụ thể, nặng về tình cảm. Tư duy có tính chất cụ thể giàu hình ảnh (họa sĩ, nhạc sĩ,…)
  2. Loại tư tưởng: Hệ thống tín hiệu thứ hai chiếm ưu thế. Loại người này nhận thức thực tế khách quan thiên về trừu tượng, lý thuyết (các nhà bác học toán, lý, hóa…)
  3. Loại trung gian: Loại này có hai hệ thống tín hiệu thăng bằng với nhau. Đa số người thuộc loại này


Kết hợp 3 đặc tính bẩm sinh và 2 hệ thống tín hiệu sẽ có nhiều loại thần kinh khác nhau.

Loại thần kinh trong một số trường hợp nhất định còn quyết định thể lâm sàng của bệnh tâm thần: Loạn thần kinh hysteria thường gặp ở những người thuộc loại thần kinh “nghệ sĩ”. Loạn tâm thần suy nhược gặp ở những người thuộc loại thần kinh “tư tưởng”. Loạn thần kinh suy nhược gặp ở những người thuộc loại thần kinh trung gian.

3.Rối loạn trong hoạt động thần kinh cấp cao

Hoạt động thần kinh cấp cao luồn luôn phụ thuộc vào sự tác động của các yếu tố khác nhau từ môi trường bên trong và bên ngoài cơ thể. Tác dụng của các yếu tố môi trường không chi gây ra những biến đổi tạm thời, mà còn gây ra những rối loạn kéo dài trong hoạt động thần kinh cấp cao. Những rối loạn trong hoạt động thần kinh cấp cao được Pavlov gọi là các bệnh loạn thần kinh chức năng.

Nguyên nhân gây ra các chứng loạn thần kinh chức năng là do sự quá căng thẳng của các quá trình hưng phấn, xảy ra khi kích thích có cường độ quá mạnh, còn sự căng thẳng của quá trình ức chế xuất hiện khi kích thích kéo dài. Tính linh hoạt của các quá trình thần kinh bị suy giảm khi hai quá trình hưng phấn và ức chế “va chạm” nhau (do thay đổi nhanh chóng các kích thích gây phản ứng dương tính và phản ứng âm tính) hoặc do các kích thích gây hưng phấn và ức chế tác dụng đồng thời.

3.1.Một số bệnh loạn thần kinh chức năng

3.1.1.Loạn thần kinh chức năng do kích thích mạnh gây ra

Trong thực tế cuộc sống, những tia chớp, tiếng sét, tiếng nổ v.v… đều có thể gây rối loạn chức năng của hệ thần kinh trung ương.

3.1.2.Loạn thần kinh chức năng do ức chế bị quá căng thẳng

Kéo dài thời gian giữa tín hiệu có điều kiện và kích thích không điều kiện, có nghĩa là chậm củng cố trong khi thành lập ức chế trì hoãn cũng gây căng thẳng thần kinh và làm mất các loại ức chế đã được thành lập trước đó.

3.1.3.Loạn thần kinh chức năng do căng thẳng tính linh hoạt của các quá trình thần kinh

Loạn thần kinh chức năng loại này xuất hiện khi ta chuyển các phản xạ có điều kiện dương tính thành các phản xạ có điều kiện âm tính bằng cách củng cố tín hiệu gây ức chế, và ngừng củng cố tín hiệu gây hưng phấn và ngược lại. Thay đổi nhanh chóng hệ thống hoạt động định hình của các phản xạ có điều kiện cũng làm cho hoạt động phản xạ có điều kiện bị rối loạn.

Trong những trường hợp bị rối loạn thần kinh chức năng, khả năng hoạt động của các tế bào thần kinh trong các cấu trúc não bộ, đặc biệt là trong vỏ não bị suy giảm, do đó ức chế trên giới hạn rất dễ phát triển, và chiếm ưu thế trong mọi biểu hiện của chứng rối loạn chức năng thần kinh.

Các bệnh loạn thần kinh chức năng rất dễ phát triển ở những con vật có hệ thần kinh yếu, hoặc ở những cá thể có triệu chứng suy nhược thần kinh do nhiều nguyên nhân khác nhau (bị đói, bị quá mệt mỏi, sau phẫu thuật…) Cùng với rối loạn trong hoạt động phản xạ có điều kiện ở những con vật bị loạn thần kinh chức năng, còn có những rối loạn khác như rối loạn chức năng dinh dưỡng, rối loạn quá trình bài tiết và xuất hiện lở loét ở da v.v…

Nguyên nhân gây loạn chức năng thần kinh ở người cũng là sự quá căng thẳng các quá trình thần kinh. Loạn thần kinh chức năng ở người thường xảy ra khi bị chấn thương nặng, bị tai nạn lao động, tai nạn giao thông, khi gặp khó khăn trong cuộc sống mà không thể vượt qua được, khi cơ thể bị suy nhược nặng. Bệnh rối loạn thần kinh chức năng người cũng xuất hiện khi thay đổi đột ngột lối sống, thay đổi thói quen trong sinh hoạt, lao động, nghỉ ngơi, khi không thực hiện được nguyện vọng, ước mơ, v.v…

3.2.Các biện pháp phục hồi các chức năng bị rối loạn

Các bệnh loạn thần kinh chức năng không gây tổn thương về thực thể trong các tế bào thần kinh, nên hoạt động thần kinh cấp cao có thể phục hồi về mức bình thường. Biện pháp thường dùng để phục hồi chức năng của hệ thần kinh là cho nghi ngơi, cho ngủ kéo dài, cho sử dụng các dược liệu có tác dụng tăng cường các quá trình ức chế, và tập dượt lại các quá trình thần kinh.

Ở người, ngoài các tác nhân gây stress là các kích thích tự nhiên, tiếng nói cũng gây rối loạn trong hoạt động thần kinh cấp cao, nên ngoài những biện pháp phục hồi chức năng nói trên, tiếng nói của người thầy thuốc (khuyên bảo, động viên), làm ảnh hưởng dinh dưỡng lên hệ cơ xương và có tác dụng chuyển vào máu các hormone, các chất trung gian hóa học và các chất được tạo ra trong quá trình chuyển hóa vật chất. Các chất này, đến lượt lại tác động lên các cơ quan do hệ thần kinh thực vật chi phôi. Tiếng nói của người thầy thuốc có thể làm bệnh nhân bớt lo lắng, tin tưởng vào sự điều trị bệnh v.v… Có ý nghĩa rất lớn trong việc loại trừ các chứng loạn thần kinh chức năng.

Nhiều thí nghiệm trên động vật và các quan sát trong lâm sàng đã xác nhận vai trò của não trung gian, (đặc biệt là các nhân không đặc hiệu trong đồi thị, thể lưới và các nhân thuộc vùng dưới đồi), não giữa, não khứu giác, và các nhân thuộc phức hợp hạnh nhân trong hệ limbic trong việc điều hòa các phản ứng cảm xúc.

Kích thích hay phá hủy các trung khu trong các cấu trúc nói trên, gây ra các phản ứng như giận dữ, lo lắng, sợ hãi, hài lòng, không hài lòng v.v… Ví dụ, phá hủy phần nằm trước vùng dưới đồi hay kích thích vỏ não thùy quả lê, phức hợp hạnh nhân, hồi cá ngựa, quan sát được ở con vật thí nghiệm phản ứng tấn công, giận dữ. Con vật trở nên hung hăng, giãn đồng tử, dựng lông, dương vuốt, nhe răng, đập đuôi, gầm gừ… Kích thích dòng điện vào một số cấu trúc trong vùng dưới đồi, cũng gây các phản ứng tương tự. Phá hủy các cấu trúc này của vùng dưới đồi các phản ứng trên không xuất hiện nữa. Ngược lại, kích thích phần sau vùng dưới đồi hay phức hợp hạnh nhân con vật sẽ sợ hãi, tìm cách chạy trốn, hoặc trở nên “dễ bảo”.

Ở người, kích thích một số cấu trúc thuộc hệ limbic cũng gây được cảm giác dễ chịu hoặc cảm giác khó chịu, tùy cấu trúc được kích thích. Kích thích vào phức hợp hạnh nhân ở người gây ra cảm giác sợ hãi, lo lắng hoặc tức giận, còn cắt bỏ hồi đai lại làm giảm sợ hãi, giảm tức giận, đồng thời còn gây được cảm giác phấn chấn. Như vậy, cơ sở sinh lý của cảm xúc là các phản xạ được thực hiện có sự tham gia của các cấu trúc của não bộ, trong đó có vỏ não thùy trán và các cấu trúc dưới vỏ (hệ limbic, vùng dưới đồi và thể lưới).


Scroll to Top