PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ TĂNG HUYẾT ÁP VÀ NHỮNG ĐIỀU NÊN BIẾT KHI ĐIỀU TRỊ TĂNG HUYẾT ÁP

Tăng huyết áp là một căn bệnh nguy hiểm. Nó có thể dẫn đến đột quỵ, suy tim hay bệnh lý ở thận. Mục tiêu trong điều trị tăng huyết áp là để hạ huyết áp xuống và bảo vệ những cơ quan quan trọng trong cơ thể như não bộ, tim và thận khỏi bị tổn thương.

Điều trị tăng huyết áp có liên quan đến sự giảm nguy cơ bị đột quỵ (giảm trung bình được 35-40%), nhồi máu cơ tim (giảm trung bình 20-25%), và suy tim (từ 50% trở lên) theo những nghiên cứu đã được thực hiện.

Hiện này tăng huyết áp được định nghĩa là khi huyết áp tâm thu cao hơn 130mmHg và huyết áp tâm trương trên 80mmHg.

đo huyết áp

2. Làm sao để phòng ngừa tăng huyết áp

Để ngăn ngừa tăng huyết áp, mọi người nên được khuyến khích thực hiện những thay đổi tích cực về lối sống, như lập nên một thực đơn lành mạnh, ngưng dùng thuốc lá và tập thể dục nhiều hơn. Điều trị bằng thuốc được khuyên nên áp dụng để hạ huyết áp xuống dưới 130/80 ở những bệnh nhân lớn hơn 65 tuổi và đối với những người có các yếu tố nguy như đái tháo đường hay cholesterol máu cao.

Điều trị tăng huyết áp bao gồm thay đổi lối sống và có thể cần dùng đến thuốc.

3. Những thay đổi lối sống cần thực hiện ở bệnh nhân tăng huyết áp:

Bước tối quan trọng trong quá trình ngăn ngừa và điều trị tăng huyết áp là tạo lập một lối sống lành mạnh. Bạn có thể hạ huyết áp của mình xuống bằng những thay đổi lối sống dưới đây:

  • Giảm cân nếu bạn đang bị thừa cân hay béo phì.
  • Bỏ thuốc lá.
  • Có một chế độ ăn lành mạnh, bao gồm chế độ DASH – sẽ được mô tả chi tiết ở phần dưới (ăn nhiều hơn trái cây, rau củ và những thực phẩm làm từ sữa ít béo, giảm ăn vào những thực phẩm chứa chất béo bão hòa, giảm lượng chất béo toàn phần).
  • Giảm lượng natri (muối) trong thực đơn của bạn xuống dưới 1500mg mỗi ngày nếu bạn bị tăng huyết áp. Những người trưởng thành khỏe mạnh nên cố gắng hạn chế lượng natri nạp vào không quá 2300mg mỗi ngày (khoảng 1 thìa cà phê muối).
  • Luyện tập thể dục nhịp điệu thường xuyên (như đi bộ nhanh ít nhất 30p/ngày, vài ngày trong tuần).
  • Hạn chế lượng thức uống có cồn xuống 2 lon bia/ngày (1 ly rượu vang – 1 tách rượu nặng) đối với nam giới và 1 lon bia/ngày (nửa ly vang – nửa tách rượu nặng) đối với nữ giới.

Ngoài việc giúp làm giảm huyết áp, những phương pháp này còn giúp gia tăng hiệu quả của những thuốc điều trị tăng huyết áp.

thay đổi lối sống

4. Điều trị tăng huyết áp bằng thuốc:

Có nhều loại thuốc được dùng để điều trị tăng huyết áp , bao gồm:

  • Chất ức chế men chuyển (ACE).
  • Chất chẹn thụ thể angiotensin II (ARBs).
  • Thuốc lợi tiểu.
  • Thuốc chẹn beta.
  • Chất chẹn kênh calci.
  • Chất chẹn alpha.
  • Chất đối vận alpha.
  • Chất ức chế renin.
  • Thuốc phối hợp.

Thuốc lợi tiểu thường được khuyên dùng như lựa chọn đầu tiên trong phác đồ điều trị đối với đa số bệnh nhân tăng huyết áp.

Tuy nhiên, bác sĩ có thể cho bạn bắt đầu điều trị bằng một thuốc khác ngoài lợi tiểu như lựa chọn đầu tiên nếu bạn có một số vấn đề sức khỏe nhất định. Ví dụ, chất ức chế ACE (men chuyển) thường là thuốc lựa chọn đối với những người bị đái tháo đường. Nếu một loại thuốc không hiệu quả, bổ sung thuốc điều trị hay thay thế thuốc có thể được bác sĩ cân nhắc.

Nếu huyết áp của bạn cao hơn 20/10 so với mức nên đạt được, bác sĩ có thể cân nhắc sử dụng cùng lúc 2 thuốc hay cho bạn dùng thuốc phối hợp.

điều trị huyết áp bằng thuốc

Bạn có thể tìm hiểu thêm về dịch vụ Khám bệnh tại nhà của trung tâm Bác sĩ gia đình tại đây: Khám bệnh tại nhà.

Hoặc có thể gọi ngay số điện thoại sau để được tư vấn trực tiếp.

5. Theo dõi sau điều trị tăng huyết áp:

Sau khi bắt đầu liệu pháp dùng thuốc đối với tăng huyết áp, bạn nên gặp bác sĩ ít nhất 1 lần mỗi tháng cho đến khi đạt được huyết áp mục tiêu. Mỗi 1 hay 2 năm, bác sĩ có thể kiểm tra lượng kali có trong máu bạn (thuốc lợi tiểu có thể làm giảm kali huyết, chất ức chế ACE và ARBs có thể làm tăng kali huyết) và những chất giải khác trong máu, lượng BUN/creatinine (để kiểm tra tình trạng sức khỏe của hai thận).

Sau khi huyết áp mục tiêu đã đạt được, bạn nên tiếp tục gặp bác sĩ mỗi 3 đến 6 tháng. Phụ thuộc vào việc bạn có bệnh lý nào đi kèm hay không như suy tim…

Chế độ ăn DASH và những thực phẩm khuyên dùng

Chế độ ăn nên được áp dụng, như Tiếp cận bằng chế độ ăn để ngăn tăng huyết áp (DASH). Bao gồm giảm nhập vào chất béo, muối và chất cồn. Thực hiện chế độ DASH trong vòng 2 tuần có thể làm giảm huyết áp tâm thu của bạn (chỉ số ở trước đối với chỉ số huyết áp) lên đến 8-14mmHg.

Gợi ý khẩu phần đối với chế độ ăn DASH bao gồm:

Thực phẩm

Khẩu phần mỗi ngày

Natri (muối)

Không nhiều hơn 2,3000mg đối với chế độ ăn thông thường hay 1,5000mg đối với chế độ ăn ít muối

Chế phẩm sữa (ít béo)

2 tới 3

Chất béo tốt (trái bơ, dầu dừa, cá biển)

2 tới 3

Rau củ

4 tới 5

Trái cây

4 tới 5

Các loại hạt, đậu

4 tới 5

Thịt nạc, cá

6

Ngũ cốc nguyên cám

6 tới 8

Nhìn chung, bạn nên ăn thức ăn từ những nguồn protein ít béo, ngũ cốc nguyên cám, nhiều trái cây và rau củ. Chế độ DASH cùng khuyến cáo nên ăn nhiều thức ăn giàu kali, calci và magie.

Chế độ DASH cũng khuyên không nên ăn quá:

  • 5 khẩu phần đồ ngọt mỗi tuần.
  • 1 lon bia (nửa ly rượu vang hay nửa tách rượu mạnh) đối với nữ giới.
  • 2 lon bia (1 ly rượu vang hay 1 tách rượu mạnh) đối với nam giới.

Nghiên cứu cũng cho thấy rằng chế độ ăn DASH giàu chất béo (béo toàn phần) cũng làm giảm chỉ số huyết áp tương đương với chế độ ăn DASH truyền thống.  Một nghiên cứu khác cho thấy chế độ ăn DASH trung bình làm giảm 6.74mmHg đối với huyết áp tâm thu và 3.54mmHg đối với huyết áp tâm trương.

chế độ ăn DASH

Leave a Comment

Scroll to Top