Chỉ số mỡ máu Triglycerid và biến chứng nguy hiểm

(Triglycéridémie / Triglycerides)

Triglycerid là gì ?

Triglycerid (triacylglycerol [TGA]) là một ester do glycerol kết hợp với ba acid béo tạo nên. Phân tử glycerol có ba nhóm hydroxyl O H Mỗi acid béo có một nhóm carboxyl (COOH). Trong phân tử triglycerid, các nhóm hydroxyl của glycerol kết hợp với các nhóm carboxyl của acid béo tạo nên các cầu nối ester.

Triglycerid là một dạng mỡ và là nguồn cung cấp năng lượng chính cho cơ thể, nó được tổng hợp ở gan từ acid béo, protein và glucose. Hầu hết triglycerid được trữ trong mô mỡ dưới dạng glycerol, monoglycerid và acid béo và được cơ thể mang ra tái sử dụng như một nguồn cung cấp năng lưựng khi cần (phân hủy một phân tử triglycerid cung cấp một năng lượng gấp đôi so với phân tử protein hay carbohydrat: 9 kcal/g hay 38 kJ/g so với 4,5 kcal/g). Triglycerid di chuyển qua máu từ lòng ruột tới mô mỡ và được tích trữ ở đó. Hầu hết triglycerid được lipoprotein vận chuyển trong máu. Trong tình trạng nhịn ăn và ở người bình thường, phần lớn lượng trlglycerld

huyết tương tập trung trong VLDL (80%) và chỉ có 15% tập trung trong LDL cholesterol. Tăng triglycerid máu có thể phản ánh tình trạng quá tải VLDL song cũng có thể là hậu quả của một tích tụ bất thường khi đói của các chylomicron.

Mục đích và chỉ định xét nghiệm

Triglycerid thường được định lượng để giúp đánh giá tình trạng cân bàng giữa lượng lipid đưa vào và chuyển hóa lipid trong cơ thể. Tăng nồng độ triglycerid trong máu thường được kết hợp với tăng nguy cơ xuất hiện bệnh tim mạch và vữa xơ động mạch. /

Cách lấy bệnh phẩm

XÉT NGHIỆM được tiến hành trên huyết thanh. Yêu cầu Bệnh nhân phải nhịn ăn 12h trước khi lấy máu XÉT NGHIỆM. Bệnh nhân không được uống rượu hay các chất có cồn trong vòng 24h trước khi XÉT NGHIỆM.

Giá trị bình thường (Xem thêm Bảng 1)

  • Bình thường: < 150 mg/dL hay < 1,70 mmol/L.
  • Giới hạn cao: 150 – 199 mmg/dL hay 1,70 – 2,25 mmol/L.
  • Cao: 200 – 499 mg/dL hay 2,26 – 5,64 mmol/L.
  • Rất cao: > 500 mg/dL hay > 5,65 mmol/L.

Tăng nồng độ triglycerid máu

Các nguyên nhân chính thường gặp là:

  • Tăng lipoprotein máu có tính gia đình (typ I, lib, III và V).
  • Bệnh lý kho dự trữ glycogen (glycogen storage disease) hay bệnh Von Gierke.
  • Nghiện rượu.
  • Xơ gan. – đái tháo đường.
  • Liên quan với chế độ ăn: Tỷ lệ protein thấp, tỷ lệ carbohydrat cao.
  • Bệnh Gout.
  • Tăng huyết áp.
  • Suy giáp.
  • Nhồi máu cơ tim.
  • Hội chứng thận hư, bệnh thận mạn.
  • Viêm tụy.
  • Hội chứng Werner.
  • Hội chứng Down.

Giảm nồng độ triglycerid máu

Các nguyên nhân chính thường gặp là:

  • Không có p lipoprotein máu (abetalipoproteinemia).
  • Nhồi máu não.
  • Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.
  • Do chế độ ăn: Tỷ lệ mỡ thấp.
  • Cường giáp.
  • Hội chứng giảm hấp thu.
  • Suy dinh dưỡng.

Các yếu tố góp phần làm thay đối kết quả xét nghiệm

  • Có thai và lấy mẫu máu khi Bệnh nhân không nhịn ăn sẽ làm tăng nồng độ triglycerid máu (cần yêu cầu bệnh nhân nhịn ăn 12 giờ trước khi lấy máu XÉT NGHIỆM và không được uống rượu trong vòng 24 giờ trước đó).
  • Tình trạng thay đổi nồng độ theo nhịp ngày đêm khiến nồng độ triglycerid trờ nên thấp nhất vào buổi sáng và cao nhất quanh buổi trưa.
  • Các thuốc có thể làm tăng nồng độ triglycerid máu là: Rượu, thuốc chẹn bêta – giao cảm, cholestyramin, corticosteroid, estrogen, thuốc ngừa thai uống, thuốc lợi tiểu thiazid, thuốc ức chế protease để điều trị HIV.
  • Các thuốc có thể làm giảm nồng độ triglycerid máu là: Acid ascorbic, asparaginase, colestipol, Clofibrat, dextrothyroxin, metformin, niacin.

Lợi ích của xét nghiệm định lượng triglycerid máu

1. Xét nghiệm cơ bản để đánh giá bilan lipid máu. Định lượng nồng độ triglycerid máu luôn được làm cùng với xét nghiệm định lượng choleterol máu đế giúp xác định các biến đổi bệnh lý của lipoprotein máu.

2. Nồng độ triglycerid luôn được coi như một thành phần của bảng phân tích lipid máu (bao gồm cholesterol toàn phần, lipoprotein tỷ trọng thấp [LDL Cholesterol], lipoprotein tỷ trọng cao [HDL Cholesterol] và triglycerid). Triglycerid cũng được sử dụng để tính toán nồng độ LDL Cholesterol: LDL Cholesterol (mmol/L) = Cholesterol toàn phần – HDL Cholesterol – (triglycerid/5).

3. Nồng độ triglycerid máu là một thông số để đánh giá các nguy cơ bị bệnh động mạch vành. Nồng độ triglycerid cao sẽ kết hợp với nguy cơ bị bệnh lý tim mạch và đột quỵ cao hơn. Tình trạng tăng triglycerid máu thường được gặp đồng thời với tình trạng đái tháo đường và béo phì và các tình trạng này cũng là các yếu tố nguy cơ tim mạch đối với Bệnh nhân.

4. None độ trielycerid máu cỏ liên quan với một số rối loạn:

  • Nồng độ < 1.7 mmol/L (150 mg/dL) không kết hợp với bất kỳ tình trạne bệnh lý nào.
  • Nồng độ 2.82 – 5.64 mmol/L (250 – 500 mg/dL) được kết họp với bệnh mach ngoại biên. Đây có thể là một chi dấu đối với Bệnh nhân thuộc dạng di truyền bị tăng lipoprotein máu cần được điều trị đặc hiệu.
  • Nồng độ > 5,64 mmol/L (500 mg/dL) được kết họp với nguy cơ cao bị viêm tụy.
  • Nồng độ > 11,29 mmol/L (1.000 mg/dL) được kết họp với tăng lipid máu. nhất là typ I hoặc typ V; Nguy cơ viêm tụy rõ.
  • Nồng độ > 56,45 mmol/L (5.000 mg/dL) được kết họp với vỡ u vàng (xanthoma), xâm nhiễm lipid vùng ngoại biên đồng từ mắt (comeal arcus), các tĩnh mạch và động mạch võng mạc có biểu hiện lăne done lipid có mầu trắng như sữa (lipemia retinalis), gan và lách to.

Các hướng dẫn thực hành lâm sàng dựa trên y học bằng chứng

Báo cáo lần thứ ba của Chương trình Giáo dục Quốc gia (Mỹ) về cholesterol (NCEP) theo ý kiến đồng thuận của các chuyên gia để phát hiện, đánh giá và điều trị tình trạng cholesterol máu cao ở người lớn (ATP III) khuyến cáo:

  • Ở tất cả các đối tượng người lớn từ 20 tuổi trở lên, cần tiến hành XÉT NGHIỆM bilan mỡ máu lúc đói (cholesterol toàn phần, HDL cholesterol và triglycerid) X 5 năm một lần.
  • Chiến lược điều trị đối với Bệnh nhân bị tăng triglycerid phụ thuộc vào nguyên nhân gây tăng triglycerid máu và mức độ nặng của tình trạng này.

■ Đối với các đối tượng bị tăng triglycerid máu, đích điều trị cấp một là phải đạt được ngưỡng đích đối với nồng độ LDL cholesterol.

■ Khi triglycerid ở mức giới hạn cao (150 – 199 mg/dL), cần chú trọng tới khuyến cáo Bệnh nhân giảm cân và tăng cường hoạt động thể lực.

■ Đối với triglycerid ở mức cao (200 – 499 mg/dL), thông số cholesterol không phải là HDL (non – HDL cholesterol) trở thành đích điều trị cấp hai cần đạt. Bên cạnh việc khuyến cáo

Bệnh nhân giảm cân và tăng cường hoạt động thể lực, có thể xem xét điều trị bằng thuốc cho các đối tượng có nguy cơ cao để đạt được đích điều trị đối với cholesterol không phải là HDL.

■ Nếu một đối tượng thuộc nguy cơ cao có nồng độ triglycerid máu cao hay HDL cholesterol thấp, xem xét điều trị kết hợp giữa một fibrat hay acid nicotinic với một thuốc làm giảm LDL cholesterol.

■ Trong một số trường hợp hãn hữu, khi bệnh nhân có nồng độ triglycerid rất cao (> 500 mg/dL), đích điều trị khởi đầu là dự phòng viêm tụy cấp bằng cách làm giảm nhanh nồng độ triglycerid máu. Phác đồ điều trị này đòi hỏi một chế độ ăn chứa rất ít mỡ (< 15% khẩu phần cấp calo), giảm cân, tăng cường hoạt động thể lực và thường kết hợp với dùng thuốc làm giảm tryglycerid máu (fibrat hay acid nicotinic). Chỉ sau khi nồng độ triglycerid đã được hạ thấp xuống < 500 mg/dL, khi đó người thầy thuốc điều trị mới nên chuyển sự quan tâm điều trị sang mục tiêu làm giảm LDL cholesterol để làm giảm nguy cơ bị bệnh mạch vành.

Các cảnh báo lâm sàng

  • Một nồng độ triglycerid máu > 150 mg/dL là một trong các yếu tố nguy cơ của hội chứng chuyển hóa. Cho bệnh nhân ăn một khẩu phần chứa mỡ toàn phần cao hơn (chủ yếu dưới dạng mỡ không bão hòa) có thể giúp làm giảm triglycerid và làm tăng HDL cholesterol ở các đối tượng bị hội chứng chuyển hóa.
  • Các Bệnh nhân bị đái tháo đường song không được kiểm soát nồng độ glucose máu thường sẽ có nồng độ triglycerid rất cao. Tiến hành kiểm soát chặt nồng độ glucose máu sẽ có tác động kết hợp làm hạ thấp nồng độ triglycerid. Một khi đã đưa được nồng độ glucose máu về giới hạn bình thường, cần đánh giá lại nồng độ triglycerid máu để quyết định có cần điều trị hay không tình trạng này.

Độc giả cần tham khảo thêm:

National Institutes of Health, National Heart Lung and Blood Institute’s National Cholesterol Education Program.

http://www.nhlbi.nih.gov/about/ncep . Nov, 18, 2010.

Scroll to Top