1. HbA1c là gì?
Thuật ngữ HbA1c đề cập đến hemoglobin, một protein trong các tế bào hồng cầu có nhiệm vụ vận chuyển ôxy đi khắp cơ thể , gắn kết glucose cùng vận chuyển trong máu.
Bằng cách đo (HbA1c), các bác sĩ có thể có được cái nhìn tổng thể về trung bình mức độ đường huyết của bạn trong khoảng thời gian vài tuần đến vài tháng.
Đối với những người mắc bệnh đái tháo đường, thăm dò giá trị HbA1c rất quan trọng. Vì HbA1c càng cao thì nguy cơ biến chứng liên quan đến đái tháo đường càng lớn.
HbA1c còn được gọi là hemoglobin A1c hoặc đơn giản là A1c.
2. HBA1c theo dõi mức đường huyết trung bình của bạn trong một khoảng thời gian như thế nào?
Khi cơ thể chuyển hóa đường, glucose trong dòng máu sẽ gắn kết với hemoglobin một cách tự nhiên.
Lượng glucose kết hợp với protein này tỷ lệ thuận với tổng lượng đường trong cơ thể bạn trong thời điểm đó.
Bởi vì các tế bào hồng cầu trong cơ thể người sống sót khoảng 8-12 tuần trước khi đổi mới, đo HbA1c có thể được sử dụng để phản ánh mức đường huyết trung bình trong suốt thời gian đó, cung cấp cho bạn sự kiểm soát đường huyết dài hạn và hữu ích.
Nếu lượng đường trong máu của bạn đã tăng cao trong những tuần gần đây, HbA1c sẽ cho giá trị cao hơn.
Mục tiêu HbA1c cho những người mắc bệnh đái tháo đường nhằm mục đích là:48 mmol / mol (6,5%)
Lưu ý rằng đây là một mục tiêu chung và những người mắc bệnh tiểu đường nên được đưa ra một mục tiêu cá nhân để đạt mục đích hướng tới.
3. HbA1c trong chuẩn đoán bệnh đái tháo đường
HbA1c có thể chuẩn đoán tiền đái tháo đường và đái tháo dường như bảng bên dưới:
mmol/mol | % | |
Bình thường | Dưới 42 mmol/mol | Dưới 6.0% |
Tiền đái tháo đường | 42 to 47 mmol/mol | 6.0% to 6.4% |
Đái thái đường | 48 mmol/mol or hơn | 6.5% or hơn |
4. Lợi ích của việc giảm HbA1c là gì?
Hai nghiên cứu quy mô lớn – Nghiên cứu bệnh tiểu đường tương lai của Anh (UKPDS) và thử nghiệm về kiểm soát tiểu đường và biến chứng (DCCT) đã chứng minh rằng cải thiện HbA1c giảm 1% (hoặc 11 mmol / mol) cho những người mắc bệnh tiểu đường loại 1 hoặc loại 2 thì sẽ giảm nguy cơ biến chứng vi mạch đến 25%.
Biến chứng vi mạch bao gồm:
- Bệnh lý võng mạc
- Bệnh lý thần kinh
- Bệnh thận do đái tháo đường (bệnh thận)
Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng những người mắc bệnh đái tháo đường type 2 giảm mức HbA1c của họ xuống 1% thì:
- 19% ít có khả năng bị đục thủy tinh thể
- 16% ít có khả năng bị suy tim
- 43% ít có khả năng bị đoạn chi hoặc tử vong do bệnh mạch máu ngoại biên
5. HbA1c khác với mức đường huyết như thế nào?
HbA1c cung cấp một xu hướng dài hạn trung bình mức độ đường huyết của bạn cao bao nhiêu trong một khoảng thời gian.
Xét nghiệm HbA1c có thể lấy từ máu từ ngón tay nhưng thường lấy máu cánh tay của bạn.
Lượng đường huyết là nồng độ glucose trong máu của bạn tại một thời điểm nhất định, tức là thời điểm bạn làm xét nghiệm.
Đo đường huyết bằng cách sử dụng xét nghiệm glucose huyết lúc đói, có thể được thực hiện bằng cách lấy máu từ ngón tay hoặc lấy máu ở cánh tay.
Tuy nhiên, xét nghiệm glucose lúc đói chỉ cung cấp sự chỉ dẫn mức glucose huyết hiện tại của bạn, trong khi xét nghiệm HbA1c là dấu hiệu tổng thể về mức trung bình đường huyết của bạn trong khoảng thời gian 2-3 tháng.
HbA1c có thể được biểu diễn dưới dạng phần trăm (đơn vị DCCT) hoặc dưới dạng giá trị tính bằng mmol / mol (đơn vị IFCC). Từ năm 2009, mmol / mol là đơn vị mặc định được sử dụng ở Anh.
Lưu ý rằng giá trị HbA1c, được đo bằng mmol / mol, không nên nhầm lẫn với mức đường huyết được đo bằng mmol / l.
6. Khi nào bạn nên kiểm tra mức HbA1c?
Tất cả mọi người bị đái tháo đường nên được xét nghiệm HbA1c ít nhất mỗi năm một lần.
Một số người có thể làm xét nghiệm HbA1c thường xuyên hơn. Chẳng hạn đối với những người đã thay đổi thuốc gần đây hoặc bác sỹ của họ có nhu cầu theo dõi kiểm soát bệnh đái tháo đường nhiều hơn một lần một năm.
Mặc dù mức độ HbA1c đơn độc không dự đoán biến chứng bệnh đái tháo đường, nhưng nếu kiểm soát tốt được sẽ làm giảm nguy cơ biến chứng do bệnh lí đái tháo đường gây ra.
7. So sánh mức đường huyết với chỉ số HbA1c như thế nào?
Bảng dưới đây sẽ cho bạn thấy mức độ đường trong máu trung bình ( mmol / L) sẽ đượctính sang HbA1c đơn vị % hoặc mmol/mol và ngược lại.
HbA1c(%) | HbA1c | Glucose huyết trung bình |
13 | 119 | 18 mmol/L |
12 | 108 | 17 mmol/L |
11 | 97 | 15 mmol/L |
10 | 86 | 13 mmol/L |
9 | 75 | 12 mmol/L |
8 | 64 | 10 mmol/L |
7 | 53 | 8 mmol/L |
6 | 42 | 7 mmol/L |
5 | 31 | 5 mmol/L |
Điều quan trọng cần lưu ý là vì lượng đường trong máu dao động liên tục, theo từng phút, nên kiểm tra đường huyết thường xuyên để biết sự thay đổi đường huyết như thế nào trong ngày và các bữa ăn ảnh hưởng đến mức đường huyết như thế nào.
8. Kết luận:
Bệnh đái tháo đường có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng nếu bạn không kiểm soát lượng đường trong máu. Tuy nhiên, bạn có thể giữ sức khỏe và cảm thấy khỏe mặc dù đã được chẩn đoán bệnh nếu bạn tuân theo kế hoạch điều trị của bác sĩ và duy trì lối sống lành mạnh. Bằng cách chọn thức ăn một cách khôn ngoan, tập thể dục thường xuyên, duy trì cân nặng bình thường, giảm mức độ căng thẳng và thay đổi lối sống khác, sống chung với bệnh đái tháo đường sẽ dễ dàng hơn.