HUYẾT ÁP BÌNH THƯỜNG LÀ BAO NHIÊU – Ý NGHĨA CỦA CÁC CHỈ SỐ HUYẾT ÁP

Bạn có bao giờ thắc mắc những chỉ số huyết áp của bạn có ý nghĩa gì? Bác sĩ gọi chúng là huyết áp tâm thu (số nằm ở trên) và huyết áp tâm trương (số nằm ở dưới).

Hiểu biết về cả 2 chỉ số này là điều quan trọng và có thể cứu sống bạn.

Khi tim của bạn đập, nó bóp và tống máu đi qua những động mạch tới những nơi còn lại của cơ thể. Lực này tạo ra áp lực trên những thành mạch máu, và đó chính là huyết áp tâm thu của bạn.

– Huyết áp tâm thu bình thường dưới 120mmHg.

– Huyết áp bình thường cao khì từ 120-129mmHg.

– 130-139mmHg là tăng huyết áp độ 1.

– Từ 140mmHg trở lên là tăng huyết áp độ 2.

– Từ 180mmHg trở lên là tăng huyết áp khẩn cấp. Bạn cần gọi cấp cứu.

đau tim

2. Chỉ số huyết áp tâm trương có ý nghĩa gì?

Chỉ số huyết áp tâm trương, hay số nằm ở dưới, là áp lực lên những động mạch khi tim nghỉ ngơi giữa những lần đập. Đây là lúc tim chứa đầy máu và nhận oxy.

Huyết áp tâm trương bình thường thấp hơn 80. Nhưng ngay cả khi chỉ số huyết áp tâm thu của bạn dưới 80, bạn cũng có thể bị tăng huyết áp nếu chỉ số huyết áp tâm thu của bạn là 120-129mmHg.

          – 80-89 là tăng huyết áp độ 1.

          – Từ 90 trở lên là tăng huyết áp độ 2.

          – Từ 120 trở lên là tăng huyết áp khẩn cấp. Bạn cần phải gọi cấp cứu.

Bảng dữ liệu dưới đây sẽ cho bạn những thông tin chi tiết hơn:

bảng dữ liệu huyết áp

3. Chỉ số huyết áp của tôi được đo như thế nào?

Một bác sĩ hay điều dưỡng sẽ đo huyết áp của bạn bằng một áp kế nhỏ gắn với một băng tay có thể bơm phồng được. Phép đo này đơn giản và không gây đau.

Nhân viên y tế lấy huyết áp của bạn sẽ quấn băng quanh canh tay bạn. Một số loại có thể được quấn ở cánh tay và cổ tay, nhưng chúng thường không chính xác.

Bác sĩ hay điều dưỡng sẽ dùng ống nghe để nghe tiếng máu chảy qua động mạch của bạn.

Họ sẽ bơm phồng cái băng tay lên đến áp lực cao hơn huyết áp tâm thu của bạn, và nó sẽ quấn chặt quanh tay bạn. Rồi băng tay sẽ được xả khí. Trong lúc đó, tiếng đầu tiên nhân viên y tế nghe được qua ống nghe là huyết áp tâm thu. Âm thanh này nghe như một tiếng thổi. Thời điểm âm thanh này biến mất đánh dấu huyết áp tâm trương.

Khi đọc chỉ số huyết áp, huyết áp tâm thu luôn đứng trước, và sau đó là huyết áp tâm trương. Vú dụ, huyết áp của bạn có thể là “120 trên 80” hay được viết là 120/80.

đo huyết áp

Bạn có thể tìm hiểu thêm về dịch vụ Khám bệnh tại nhà của trung tâm Bác sĩ gia đình tại đây: Khám bệnh tại nhà.

Hoặc có thể gọi ngay số điện thoại sau để được tư vấn trực tiếp.

4. Mức độ thường xuyên mà tôi nên kiểm tra huyết áp của mình?

– Nếu huyết áp của bạn bình thường (thấp hơn 120/80), đo huyết áp mỗi năm hay thường xuyên hơn nếu bác sĩ của bạn yêu cầu.

– Nếu huyết áp của bạn bình thường cao – huyết áp tâm thu 120-129 hay huyết áp tâm trương thấp hơn 80 – bác sĩ có thể sẽ muốn bạn kiểm tra huyết áp mỗi 3-6 tháng. Bác sĩ có thể sẽ khuyên bạn cần thay đổi lối sống như luyện tập thể dục thường xuyên hơn và chế độ ăn uống lành mạnh hơn.

– Nếu bạn bị tăng huyết áp độ 1 – 130-139 trên 89-90 – bác sĩ có thể yêu cầu thay đổi lối sống và khám lại cho bạn sau 3-6 tháng. Hoặc có thể cần phối hợp thay đổi lối sống và dùng thuốc, và kiểm tra lại tình trạng của bạn sau 1 tháng. Lựa chọn điều trị phụ thuộc vào những tình trạng sức khỏe khác hay những yếu tố nguy cơ của bạn.

– Một người bị tăng huyết áp độ 2 – 140/90 hay cao hơn – thường sẽ được dùng thuốc. Bạn cũng sẽ được yêu cầu thay đổi lối sống và gặp lại bác sĩ sau 1 tháng.

5. Tôi có thể tự kiểm tra huyết áp tại nhà?

Theo dõi huyết áp tại nhà quan trọng đối với nhiều người, đặc biệt nếu bạn bị tăng huyết áp. Điều này giúp bạn vs bác sĩ có thể biết được rằng liệu điều trị có hiệu quả không.

Bác sĩ cũng có thể đề nghị bạn đo huyết áp tại nhà nếu nghi ngờ bạn bị “tăng huyết áp áo choàng trắng”. Tình trạng này xày ra do căng thẳng khi bạn ở phòng khám khiến huyết áp tăng, nhưng lại bình thường khi bạn ở nhà.

Hỏi bác sĩ để có lời khuyên về một máy đo huyết áp đẽ sử dụng tại nhà. Hãy chắc rằng băng quấn vừa vặn với bạn. Nếu tay bạn quá to so với băng quấn, kết quả thu được có thể cao hơn huyết áp thực tế của bạn. Hỏi bác sĩ về loại máy hay đảm bảo rằng bạn mua về một máy theo dõi huyết áp có băng quấn vừa vặn tay bạn.

Bạn cũng có thể sử dụng máy đo huyết áp  dùng tại cổ tay, nhưng chúng thường không chính xác bằng. Theo sát những chỉ dẫn đi kèm với máy để đảm bảo rằng bạn đang dùng máy đúng cách.

kiểm tra huyết áp tại nhà

6. Tổng kết

Dù bạn đang dùng loại máy đo huyết áp nào, sẽ là ý hay nếu bạn đem nó đến khi đi khám bệnh. Bạn có thể so sánh kết quả đo bằng máy với kết quả bác sĩ đo cho bạn. Tránh dùng caffeine, thuốc lá và tập thể dục ít nhất 30 phút trước khi tự đo huyết áp.

Khi bạn đo huyết áp tại nhà, ngồi thẳng trên ghế và đặt cả hai chân chạm sàn. Bạn có thể hỏi bác sĩ hay điều dưỡng cách đặt tay đúng vị trí để có được kết quả chính xác khi đo.

Kiểm tra xem vào cùng thời điểm mỗi ngày chỉ số đo được có ổn định không. Sau đó, đo nhiều lần cách nhau khoảng 1 phút. Hãy nhớ ghi kết quả lại.

Mang theo nhật kí huyết áp của bạn khi đến gặp bác sĩ để có thể trao đổi về những thay đổi ở những chỉ số của bạn. Bác sĩ sẽ quyết định xem liệu bạn có cần dùng thuốc hay không.

Ngay cả khi huyết áp của bạn tăng cao, bạn có thể vẫn không có bất kì triệu chứng nào. Điều này chính là nguyên nhân tăng huyết áp thường được gọi là “kẻ giết người thầm lặng”. Triệu chứng đầu tiên của tăng huyết áp không được điều trị có thể là một cơn nhồi máu có tim, đột quỵ hay tổn thương thận.

Leave a Comment

Scroll to Top