Khi nào thì cần thực hiện tổng phân tích nước tiểu.

(Examendes Urines, Examen Cytobacteriologiquedes Urines / Urinalysis, Routine Urinalysis, U/A, Urine Culture and Sensitivity)

Tổng phân tích nước tiểu là gì ?

Xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu bao gồm một số thông số sau: Biểu hiện đại thể và lý tính của nước tiểu (độ trong và màu sắc, mùi, tỷ trọng); một số thành phần sinh hóa có trong nước tiểu (bilirubin, glucose, cetôn, esterase bạch cầu, nitrit, pH niệu, proteln, urobilinogen) và xét nghiệm vi thể cặn nước tiểu (cho phép xác định sự hiện diện bất thường của vi khuẩn cũng như hồng cầu, bạch cầu, các tế bào biểu mô, các trụ hay các tinh thể trong đường tiết niệu). Khi tiến hành phân tích nước tiểu có thể thu được nhiều thông số bằng cách sử dụng que nhúng nước tiểu (dipstick method). Các bất thường phát hiện được bằng sử dụng que nhúng cần được nghiên cứu sâu hơn bằng cách tiến hành xét nghiệm vi thể nước tiểu.

Tuy vậy, toàn bộ các dữ kiện kể trên chỉ được khảo sát khi:

1. Bệnh phẩm được tiến hành theo các quy tắc chặt chẽ.

2. Bảo quản nước tiểu được thực hiện trong các điều kiện tốt.

Mục đích và chỉ định xét nghiệm

1. Xét nghiệm tông phân tích nước tiểu là một test sàng lọc thường quy thường được chỉ định như một phần của quy trình khám lâm sàng cho Bệnh nhân ngoại trú, làm bilan chuẩn bị mổ và cho Bệnh nhân nhập viện điều trị nội trú.

2. Xét nghiệm được chỉ định để chần đoán các tình trạng nhiễm trùng của thận và đường tiết niệu cũng như để chẩn đoán các bệnh lý không thuộc hệ thống thận – tiết niệu song gây các thay đổi trong thành phần nước tiểu.

Phương pháp lấy bệnh phẩm

1 . Nam

  • Rửa sạch tay bằng xà phòng.
  • Lộn và rửa quy đầu bằng gạc tẩm nước xà phòng rồi rửa bằng nước sạch.
  • Bệnh phẩm phải được lấy giữa dòng, sau khi bệnh nhân bắt đầu tiểu một vài giây, lấy nước tiểu vào bình chứa vô khuẩn và sau đó đóng kín bình chứa nước tiếu.

2. Nữ

  • Rửa sạch tay bằng xà phòng
  • Vạch các môi lớn và môi bé và dùng một miếng gạc tẩm nước xà phòng lau qua lỗ tiểu bàng một động tác lau duy nhất từ trước ra sau, sau đó rửa bàng nước sạch.
  • Bệnh phẩm nước tiểu phải được lấy giữa dòng, sau khi bệnh nhân bắt đầu tiểu một vài giây, thu nước tiểu vào bình chứa vô khuẩn và sau đó đóng kín bình.
xét nghiệm CA 19-9
xét nghiệm CA 19-9

Cách bảo quản bệnh phẩm

Neu không thể đưa ngay được bệnh phẩm nước tiểu tới phòng xét nghiệm, phải bảo quản tạm thời bệnh phẩm trong tủ lạnh 4°c.

Nói chung, nếu mầu nước tiểu để quá lâu sau khi lấy, vi khuẩn có trong nước tiểu sẽ phân hủy urê thành ammoniac khiến cho mẫu nước tiểu trở thành kiềm. Khi xảy ra tinh trạng nói trên, xét nghiệm protein và tìm các trụ niệu trong nước tiêu sẽ trờ nên thiếu chính xác. Chậm trễ tiến hành xét nghiệm phân tích nước tiểu sau khi thu mẫu cũng có thể cho kết quả nồng độ glucose, cetôn, bilirubin và urobilinogen niệu thấp giá tạo. Nói chung xét nghiệm nước tiểu cần được phân tích trong vòng 2 giờ kể từ khi được lấy.

Biểu hiện đại thể

Biếu hiện đại thể của nước tiểu được mô tả bằng độ trong của nước tiểu. Các bất thường trong biểu hiện đại thể của nước tiểu có thể chỉ dẫn có tình trạng nhiễm trùng nước tiểu hay đái máu đại thể hay không.

1. Kết quả bình thường:

Nước tiểu bình thường trong vắt tới hơi đục.

2. Các thay đổi có thể gặp đối với biểu hiện đại thể của nước tiểu:

Nước tiếu vấn đục có thể do có mặt của vi khuẩn, mỡ, các tế bào hồng cầu, tế bào bạch cầu hay do thay đổi pH niệu. Nước tiểu vẩn khói có thể do có máu trong nước tiểu.

3. Các yếu tố góp phần làm thay đổi kết quả xét nghiệm:

  • Nước tiểu bị kiềm (pH > 7) do để lâu không làm xét nghiệm, sẽ bị vẩn đục.
  • Nhiễm bẩn mẫu nước tiểu do các chất tiết âm đạo có thể làm biểu hiện đại thể nước tiểu bị thay đổi.

Màu sắc nước tiếu

Nói chung, mầu sắc nước tiêu phải tưong ứng với tỷ trọng của nó. Vd: nước tiểu hòa loãng (có tỷ trọng thấp) sẽ gần như không có mầu, trái lại nước tiểu bị cô đặc (có tỷ trọng cao) sẽ có mầu vàng sẫm.

1. Kết quà bình thường: Nước tiểu bình thường có mầu vàng nhạt tới vàng sẫm (hay mầu hổ phách).

2. Các thay đổi có thể gặp đối với mầu sắc của nước tiểu (Bảng 1)

3. Các yếu tố góp phần làm thay đổi kết quả xét nghiệm

Nước tiểu có xu hướng chuyển thành mầu sẫm hơn khi đế lâu, vì vậy nên chuyển ngay bệnh phẩm tới phòng xét nghiệm sau khi lấy mẫu.

Mùi

Đánh giá mùi nước tiểu cũng thường được áp dụng trong phân tích thường quy nước tiểu. Mùi bình thường của nước tiểu do nồng độ acid của nó quyết định. Một loạt các tình trạng bệnh lý, thuốc và thức ăn có thể làm biến đối mùi nước tiểu. (Bảng 2)

Các yếu tố góp phần làm thay đổi kết quả xét nghiệm

Nếu để mẫu nước tiểu quá lâu không làm xét nghiệm, vi khuẩn sẽ phân hủy urê thành ammoniac và làm cho nước tiểu trở thành kiềm và có mùi khai của ammoniac.

Các thuốc có thể làm biến đổi mùi nước tiểu là: Estrogen, paraldehyd, vitamin và kháng sinh.

Tỷ trọng

Phân tích nước tiểu thường quy bao gồm việc xác định tỷ trọng của nước tiểu. Tỷ trọng là số đo nồng độ của nước tiểu so sánh với nồng độ của nước (được coi là 1000). Nước tiểu có tỷ trọng càng cao có nghĩa nó càng bị cô đặc. xét nghiệm này là một chì dẫn cho khả năng cô đặc và bài tiết nước tiểu của thận. Trong điều kiện bình thường, tỷ trọng nước tiểu bị hạ thấp hon ở người có tuôi do thận người già bị giảm khá năng cô đặc nước tiêu. Cũng có một tình trạng được biết dưới tên “nước tiếu có tỷ trọng không thay đổi (fixed specific graviy) mà trong tình trạng này tỷ trọng nước tiểu của bệnh nhân luôn là 1,010 khi tiến hành đo tỷ trọng ở nhiều mẫu nước tiểu khác nhau. Dấu hiệu này chỉ dần Bệnh nhân có tình trạng tổn thương thận nặng.

1. Giá trị bình thường:

  • Người lớn. 1,001 – 1,030 (với mẫu nước tiểu ngẫu nhiên tỷ trọng thường là 1,015 – 1,025).
  • Người già. Tỷ trọng nước tiểu giảm đi.
  • Trẻ em: 1,001 – 1,018.

2. Các thay đổi tỷ trọng nước tiểu có thể gặp:

a. Tăng tỷ trọng nước tiểu:

Các nguyên nhân chính thường gặp là:

  • Viêm cầu thận cấp.
  • Suy tim ử huyết.
  • Mất nước. –
  • Đái tháo đường.
  • Ỉa chảy cấp.
  • Mất quá nhiều dịch.
  • Sốt. T
  • ăng tiết ADH (do chấn thương, tình trạng stress, do thuốc).
  • Suy gan.
  • Khẩu phần nước thấp.
  • Nhiễm độc thai nghén.
  • Nôn nhiều.

b. Giảm tỷ trọng nước tiểu:

Các nguyên nhân chính thường gặp là:

  • Giảm tiết ADH (Vd: đái tháo nhạt).
  • Viêm thận bể thận mạn tính.
  • Xơ hóa thành nang (cystic fibrosis).
  • Dùng thuốc lợi tiểu. Khẩu phần nước cao.

3. Các yếu tố góp phần làm thay đổi kết quả xét nghiệm:

  • Tỷ trọng nước tiểu có thể bị tăng lên khi mẫu nước tiếu bị nhiễm bẩn phân hay giấy vệ sinh.
  • Các thuốc có thể làm tăng tỷ trọng nước tiểu là: Albumin, dextran, glucose, isotretinoin, penicillin, thuốc cản quang, sucrose.
  • Các thuốc có the làm giảm tỷ trọng nước tiếu là: Aminoglycosid, lithium.

pH nước tiểu

Xác định pH nước tiểu cung cấp các thông tin liên quan với tình trạng toan – kiềm của bệnh nhân. Nước tiểu được coi là bị kiềm khi nó có pH > 7,0 và tình trạng này gặp trong một số bệnh lý như nhiễm trùng đường tiết niệu. Một nước tiểu bị toan (pH niệu < 7,0) có thế gặp trong một số tình trạng bệnh lý như ỉa chảy hay đói ăn. Có mối tương quan nghịch giữa pH của nước tiểu và nồng độ cetôn có trong nước tiểu.

1. Giá trị bình thường: 4,6 – 8,0 với giá trị trung bình là 5,0 – 6,0 (tùy theo chế độ ăn). 2. Các thay đổi pH nước tiểu có thề gặp:

a. Tăng pH niệu (nước tiếu kiềm).

Các nguyên nhân chính thường gặp là:

  • Có vi khuẩn trong nước tiểu.
  • Suy thận mạn.
  • Hội chứng Fanconi.
  • Tình trạng kiềm chuyển hóa.
  • Hẹp môn vị.
  • Tình trạng kiềm hô hấp.
  • Nhiễm toan hóa do ống thận.
  • Nhiễm toan hô hấp.
  • Nhiễm trùng tiết niệu.
  • Tình trạng đói ăn.

b. Giám pH niệu (nước tiểu toan).

Các nguyên nhăn chính thường gặp là:

  • Chứng alkapton niệu.
  • Mất nước.
  • Đái tháo đường.
  • ỉa chảy.
  • Sốt.
  • Toan chuyển hóa.
  • Chứng đái ra phenylceton (phenylketonuria).
  • Lao thận.
  • Nhiễm trùng tiết niệu.

3. Các yếu tố góp phần làm thay đối kết quả xét nghiệm:

  • Thức ăn có thể làm tăng pH khiến nước tiếu bị kiềm hon: Hầu hết các loại trái cây và rau xanh.
  • Thức ăn có thể làm giảm pH khiến nước tiểu bị toan hon: Trứng, thịt, nước ép lê, chế độ ăn chứa nhiều protein.
  • Các thuốc có thể làm tăng pH khiến nước tiếu bị kiềm hon: Acetazolamid, amilorid, thuốc kháng sinh, citrat kali, natri bicarbonat.
  • Các thuốc có thể làm giảm pH khiến nước tiểu bị toan hon: Ammonium clorid, acid ascorbic, diazoxid, methenamid mandelat, metolazon.

Esterase bạch cầu

Esterase bạch cầu là một enzym được giải phóng từ các bạch cầu khi vi khuẩn có mặt trong nước tiểu. xét nghiệm phân tích nước tiểu tìm esterase bạch cầu được coi như một test sàng lọc để tìm kiếm sự có mặt của bạch cầu trong nước tiểu. Phản ứng (+) yêu cầu phải tiến hành phân tích thêm để xác định có thực sự có tình trạng nhiễm khuẩn tiết niệu hay không.

xét nghiệm này đã được chứng minh là rất nhạy, tức là kết quả âm tính giả cực kỳ hiếm gặp. Điều này có nghĩa là khi kết quà que thử nước tiểu (-), không cần phải thăm dò thêm, trừ khi Bệnh nhân có các biểu hiện lâm sàng gợi ý có nhiễm khuấn tiết niệu. Bất kỳ một kết quả xét nghiệm dương tính với que thử nước tiểu sẽ cần được khẳng định bằng xét nghiệm nuôi cấy nước tiểu.

1. Giá trị bình thường: Âm tính.

2. Esterase bạch cầu dương tính:

Nguyên nhân chính có thể gặp là: Có vi khuẩn trong nước tiểu.

3. Các yếu tố góp phần làm thay đổi kết quả xét nghiệm:

Kết quả âm tính giả có thể xảy ra khi

  • có mặt acid ascorbic hay protein trong nước tiểu.
  • Kết quả dương tính giả có thế xảy ra khi mẫu nước tiểu bị nhiễm bẩn bởi chất tiết âm đạo.

Nitrit

Chất nitrat có nguồn gốc từ các chất chuyển hóa có trong các chất dinh dưỡng, bình thường vẫn được tìm thấy trong cơ thể. Khi vi khuẩn Gram âm có mặt trong nước tiêu, nitrat được chuyên đôi thành nitrit. Như vậy, có nitrit trong nước tiểu chỉ dẫn rằng vi khuẩn cũng có mặt trong nước tiểu. xét nghiệm này được sử dụng kết họp với tìm esterase bạch cầu giúp sàng lọc sự hiện diện của vi khuẩn trong xét nghiệm phân tích nước tiểu thường quy. Điều quan trọng cần ghi nhận là sự có mặt của một so typ vi khuẩn không làm xuất hiện nitrit trong nước tiểu. Vì vậy, một kết quả xét nghiệm nitrit âm tính không đủ để loại trừ có hay không có tình trạng nhiễm khuẩn tiết niệu, nhất là khi Bệnh nhân có triệu chứng.

Quá trình chuyển đổi nitrat thành nitrit bởi vi khuẩn đòi hởi vi sinh vật phải tiếp xúc với nitrat trong một khoảng thời gian nào đó. Vì vậy, xét nghiệm này tốt nhất là được tiến hành trên mẫu nước tiểu đầu tiên vào buổi sáng. Khi kết quả xét nghiệm tìm nitrit bàng que nhúng nước tiểu dương tính, càn xác nhận kết quả ban đầu này bằng xét nghiệm cấy nước tiểu.

1. Giá trị bình thường: Âm tính.

2. Nitrit niệu dương tính:

Nguyên nhân chính có thể gặp là: Có vi khuấn trong nước tiểu.

3. Các yếu tố góp phần làm thay đổi kết quả xét nghiệm:

Kết quả âm tính giá có thể xảy ra khi:

■ Có các nấm men hay vi khuẩn Gram (+), do các vi sinh vật này không chuyển đổi nitrat thành nitrit.

■ Nồng độ nitrat có trong nước tiểu quá ít do chế độ ăn thiếu rau xanh.

■ Có một số lượng vi khuẩn quá nhiều trong nước tiêu.

■ Tỷ trọng nước tiểu cao.

■ Mầu nước tiểu quá tươi hay nước tiểu được lấy từ một catheter niệu. Ket quả dương tính giả có thể xảy ra do mẫu nước tiểu bị nhiễm bẩn vi khuẩn Gram (-). Các thuốc có thế gây kết quả âm tinh giả là: Acid ascorbic (khi có nồng độ cao trong nước tiểu), kháng sinh.

Protein

Ớ người có chức năng thận bình thường, không có protein trong nước tiểu. Sở dĩ như vậy là do màng lọc cầu thận không cho các phân tử protein có trọng lượng phân từ lớn thấm qua. Trong trường hợp thận bị rối loạn chức năng (Vd: viêm cầu thận), màng lọc cầu thận bị tổn thương, điều này khiến các phân tử protein có thể đi qua và xuất hiện trong nước tiểu. Vì vậy, xét nghiệm này là một trong các biện phấp giúp đánh giá bệnh nhân có bị bệnh thận hay không.

Cần lưu ý là một phần trăm nhỏ trong quần thể người bình thường có thể có tình trạng được gọi là protein niệu thế đứng (orthostatic hay postural proteinuria). Tuy nhiên, khi mẫu nước tiểu thu ngẫu nhiên liên tục cho kết quả tìm protein niệu (+), điều này gợi ý là cần tiến hành thêm các xét nghiệm chuyên khoa (Vd: thu mẫu nước tiểu 24h).

1. Giá trị bình thường: Âm tính.

2. Protein niệu dương tính:

Các nguyên nhân chính thường gặp là:

  • -đái tháo đường.
  • Tình trạng stress tâm thần.
  • Gắng sức.
  • Viêm tiểu cầu thận.
  • Tăng huyết áp ác tính.
  • Đau tủy xương. Protein niệu tư thế đứng (orthostatic proteinuria).
  • Tiền sản giật.
  • Viêm thận bể thận.
  • Bệnh lupus ban đỏ hệ thống.

3. Các yếu tố góp phần làm thay đổi kết quả xét nghiệm:

  • Kết quả dương tính giả có thể xảy ra nếu nước tiểu có tính kiềm cao hay bị cô đặc quá mức. Nếu mẫu nước tiểu bị để quá lâu không được xét nghiệm, các vi khuẩn có trong nước tiểu có thế phân hủy urê thành ammoniac, khiến nước tiểu trở thành kiềm tính.
  • Kết quả dương tính giả có thế xảy ra sau khi Bệnh nhân dùng thuốc cản quang hay sau khi ăn một lượng protein lớn.
  • Kết quả âm tính giả có thế xảy ra nếu nước tiểu bị hòa loãng quá mức.
  • Các thuốc có thể làm tăng nồng độ protein trong nước tiếu là: Acetazolamid, amikacin, aminoglycosid, amphotericin B, aspirin, auranofin, basiliximab, Carbamazepin, carvedilil, Cephalosporin, cisplastin, diazoxid, doxorubicin, chế phẩm muối vàng, indinavir, lithium, các thuốc độc với cầu thận, probenecid, thuốc cản quang, sulffonamid, venlafaxin.

Glucose

Bình thường, glucose sau khi được lọc qua thận sẽ được tái hấp thu tại các ống lượn gần. Thận có một “ngưỡng thân’’ (renal threshold) đối với glucose. Một khi nồng độ glucose máu còn ớ dưới “ngưỡng thận”, sẽ không thấy glucose trong nước tiểu. Tuy nhiên, nếu nồng độ glucose máu cao hơn ngưỡng thận, ống thận sẽ không có khả năng tái hấp thu toàn bộ lượng glucose được lọc qua cầu thận và glucose xuất hiện trong nước tiểu. Cần sàng lọc sự hiện diện của glucose trong nước tiểu như một phần của quy trình phân tích thường quy nước tiểu. Quy trình sàng lọc này được thực hiện bằng cách nhúng que thử có tẩm thuốc thử vào mẫu nước tiểu. Phản ứng hóa học sẽ gây thay đổi mầu sắc tương ứng với nồng độ glucose có trong nước tiểu. Bình thường, sẽ không thấy có glucose trong nước tiếu, mặc dù đôi khi có thể thấy một lượng vết glucose trong nước tiểu ở phụ nữ trong thời gian mang thai.

1. Giá trị bình thường: Âm tính.

2. Xuất hiện glucose trong nước tiểu:

Các nguyên nhân chính thường gặp là:

  • Bệnh to đầu chi.
  • Hội chứng Cushing.
  • đái tháo đường.
  • Hội chứng Fanconi.
  • Mất dung nạp với galactos.
  • đái tháo đường thái kỳ.
  • Chế độ dinh dưỡng ca.
  • Nhiễm trùng.
  • Ngưỡng thận với glucose bị hạ thấp (Vd: khi đang có thai).
  • Đau tủy xưong.
  • Chứng u tủy thượng thận (pheochromocytoma).
  • Rối loạn chức năng ống thận gần.
  • Tình trạng stress.

3. Các yếu tố góp phần làm thay đổi kết quả xét nghiệm:

  • Các thuốc có thế gây tăng nồng độ glucose trong nước tiếu: Ammonium Chlorid, asparaginase, Carbamazepin, corticosteroid, lithium, acid nicotinic, phenothiazines, thuốc lợi tiếu loại thiazid.
  • Các thuốc có thế gây kết quả dương tính giả: Cephalosporin, chloral hydrat, chloramphenicol, corticossteroid, indomethacin, isoniazid, nalidixic acid, nitrofurantoin, penicillin, probenecid, streptomycin, Sulfonamid, tetracyclin, các loại đường không phài là glucose (Vd: lactose, fructose, galactose, pentose).
  • Các thuốc có thể gây kết quả âm tính giả: Các chất chuyển hóa cua thuốc điều trị ung thư.
  • Các thuốc có thể gây hoặc kết quả dương tính giả hoặc kết quả âm tính giả’. Acid ascorbic, levodopa, methyldopa, phenazopyridin hydrochlorid, salicylat.

Cetôn niệu

Bình thường, glucose được các tế bào sử dụng như một nguồn năng lượng của cơ thể. Quá trình sử dụng glucose để cung cấp năng lượng này chỉ có thế xay ra khi glucose có thể đi vào bên trong tế bào nhờ sự hồ trợ của insulin. Khi xảy ra tình trạng thiếu insulin (như ở các Bệnh nhân bị đái tháo đường chưa được kiếm soát), glucose không có khả năng đi vào bên trong tế bào khiến cho cơ thể cần tới các nguồn năng lượng thay thế. Trong hoàn cảnh này, cơ thể sẽ sử dụng acid béo như một nguồn cấp năng lượng. Khi acid béo được chuyển hóa, 3 loại cetôn được hình thành và sau đó được bài xuất vào nước tiểu: acetoacetat, aceton và beta hydroxybutiric acid. Vì vậy, xét nghiệm phát hiện sự hiện diện của cetôn trong nước tiểu (ketonuria) giúp chẩn đoán bệnh đái tháo đường cùng như để đánh giá các tình trạng gây ra nhiễm toan cetôn như khi bị bỏ đói.

1. Giá trị bình thường: Âm tính.

2. Cetôn niệu dương tính :

Các nguyên nhân chính thường gặp là:

  • Người nghiện rượu.
  • Tình trạng chán ăn.
  • đái tháo đường.
  • ỉa chảy.
  • Nhịn đói/đói ăn.
  • Sốt.
  • Chế độ ăn chứa nhiều protein.
  • Cường giáp.
  • Sau gây mê (postanesthesi).
  • Có thai.

3. Các yếu tố góp phần làm thay đổi kết quả xét nghiệm:

  • Chế độ ăn chứa hàm lượng mỡ và protein cao và carbohydrat thấp có thể làm thay đổi kết quả xét nghiệm.
  • Các thuốc có thể gây kết quả dương tính giả: Bromosulíb- phathalein, isoniazid, levodopa, phenazopyridin, phenothiazin, phenolsulíbphthalein.

Urobilinogen

Bilirubin là một trong các thành phần của mật được hình thành trong gan, lách và tủy xương. Bilirubin cũng được hình thành như kết quả của tình trạng thoái giáng hemoglobin. Một typ bilirubin (bilirubin liên họp hay bilirubin trực tiếp) được biến đổi thành urobilinogen bởi các vi khuẩn ruột trong tá tràng. Một phần lớn urobilinogen được bài tiết qua phân. Gan tái sử lý để đưa lại urobilinogen còn lại vào mật. Một lượng rất nhỏ urobilinogen này được bài xuất vào nước tiểu. Gia tăng urobilinogen là một chi dẫn cho tình trạng rối loạn chức năng gan hay có quá trình tan máu. Nồng độ urobilingen điển hình sẽ ở mức cao nhất vào đầu tới giữa trưa. Vì vậy, xét nghiệm que nhúng nước tiểu tìm urobilinogen sẽ cho kết quả cao nhất khi tiến hành thu mẫu nước tiểu 2h trong khoảng thời gian từ lh đến 3h chiều.

1. Giá trị bình thường: Âm tính hay 0,1 – 1,0 đơn vị Ehrlich/dL.

2. Các thay đổi có thể gặp đối với urobilinogen niệu:

a. Tăng urobilinogen niệu.

Các nguyên nhân chính có thế gặp là:

  • Viêm gan cấp.
  • Xơ gan.
  • Viêm mật quản.
  • Thiếu máu tan máu.
  • Có các vùng tụ máu lớn.
  • Nhiễm trùng nặng

. b. Giảm urobilinogen niệu.

Các nguyên nhân chính thường gặp là:

  • Tắc mật.
  • Bệnh lý viêm.
  • Suy thận
  • ỉa chảy nặng.

3. Các yếu tố góp phần làm thay đổi kết quá xét nghiệm:

Kết quả xét nghiệm dương tính giả có thể xảy ra trong chứng porphyria niệu. Các thuốc có the làm tăng nồng độ urobilinogen là: Acetazolamid, bromosulfophthalein, cascara, chlorpromazin, phenazopyridin, phenothiazin, Sulfonamid. Các thuốc có thể làm giảm nồng độ urobilinogen là: Thuốc kháng sinh.

Bilirubin

Bilirubin là một trong các thành phàn của mật được hình thành trong gan, lách và tủy xương. Bilirubin cũng được hình thành như kết quả của tình trạng thoái giáng hemoglobin. Có 2 loại bilirubin: Bilirubin liên họp hay bilirubin trực tiếp và bilirubin không liên hợp hay bilirubin gián tiếp. Bình thường, bilirubin liên hợp hay trực tiếp được bài xuất vào đường tiêu hóa và chỉ có một lượng nhỏ đi vào vòng tuần hoàn.

Bilirubin trực tiếp hòa tan trong nước và là loại bilirubin có thế đi qua được hệ lọc của cầu thận. Mặc dù đây là loại bilirubin duy nhất có thể được tìm thấy trong nước tiểu song trong điều kiện bình thường, không phát hiện được bilirubin trong nước tiểu do nó được chuyển đổi thành urobilinogen tại ruột. Tuy nhiên, khi xảy ra tình trạng vàng da do bệnh lý gan hay tắc mật, bilirubin trực tiếp mất khả năng đi xuống ruột, vì vậy nó đi vào dòng máu và cuối cùng có thể được lọc qua thận và đào thải vào trong nước tiểu. Như vậy, tăng nồng độ bilirubin trực tiếp trong nước tiểu là một chỉ dẫn cho một số loại bệnh lý gan hay tắc nghẽn đường mật.

1. Giá trị bình thường:

Âm tính (với thủ thuật sàng lọc tiến hành thường quy). Không được vượt quá 0,2 mg/dL (< 0,34 µmol/L).

2. Có bilirubin trong nước tiểu:

  • Xơ gan.
  • Viêm gan. Vàng da do tắc mật.

3. Các yếu tố góp phần làm thay đổi kết quả xét nghiệm:

  • Các thuốc có thể gây kết quả dương tính giả: Phenazopyridin, phenothiazin, salicylat.
  • Các thuốc có thể gây kết quả âm tính giả là: Acid ascorbic.
  • Để mẫu bệnh phẩm tiếp xúc lâu với ánh sáng có thể gây tác động đến kết quả xét nghiệm.
  • Xét nghiệm vi khuẩn niệu

1. Mục đích

Xét nghiệm giúp khẳng định hay loại trừ chẩn đoán nhiễm khuẩn tiết niệu và để hướng dẫn lựa chọn một điều trị kháng sinh thích hợp.

2. Cách lấy bệnh phẩm:

Bệnh phâm thường được thu mẫu vào đầu buổi sáng với sự tuân thủ nghiêm ngặt quy trình lấy mầu và bảo quản mẫu bệnh phẩm nước tiêu. Lấy mẫu nước tiểu giữa dòng. Ở đối tượng đang đặt xông tiểu: Chọc hút nước tiếu bằng kim qua xông tiểu sau khi tiến hành sát khuẩn xông tiểu.

3. Giá trị bình thường: Âm tính.

4. Các yếu tố góp phần làm thay đổi kết quả xét nghiệm:

Không tuân thủ nghiêm quy trình lấy mẫu bệnh phẩm và bảo quản nước tiểu có thể gây sai lạc kết quả xét nghiệm. Các thuốc có thể làm giảm số lượng vi khuẩn niệu: Kháng sinh.

5. Lợi ích của xét nghiệm tìm vi khuẩn niệu và giải thích kết quả:

xét nghiệm được chọn để chấn đoán nhiễm khuấn tiết niệu với cách biện luận kết quả như sau:

– Khi số lượng vi khuẩn niệu (bacteriurie) > 105/mL + Tăng bạch cầu niệu > 10 000/mL: Kha năng nhiễm khuẩn tiết niệu rất cao. Khi số lượng vi khuấn niệu (bacteriurie) 102 – 104/mL + Tăng bạch cầu niệu > 10 000/mL:

■ Xảy ra ở một phụ nữ có biểu hiện triệu chứng tiết niệu (Hội chứng rối loạn tiểu – đái mủ [dysurie – pyurie syndrome]): Có thể coi là các tình trạng nhiễm khuẩn tiết niệu.

■ Có thể gặp ở đối tượng đang được đặt xông tiểu nhất là trường họp Bệnh nhân vẫn còn đái nhiều hay trước đó đã được dùng kháng sinh.

– Khi số lượng vi khuẩn niệu (bacteriurie) bằng 0 + Tăng bạch cầu niệu > 10.000/mL: Nhiễm khuẩn tiết niệu bị cụt đầu, viêm niệu đạo hay lao tiết niệu.

– Khi số lượng vi khuẩn niệu (bacteriurie) > 105/mL + số lượng bạch cầu niệu < 10.000/mL:

■ Vần chẩn đoán có nhiễm khuẩn tiết niệu khi tiến hành cấy tìm vi khuẩn lần 2 cũng cho thấy có > 1 o5 vi khuẩn/mL với cùng loại vi khuẩn với lần cấy tìm lần 1.

■ Có thể do lấy mẫu bệnh phẩm hay bảo quản mẫu không đúng quy cách. Khi phát hiện được > 3 loại vi khuẩn từ mẫu bệnh phẩm: cỏ thể bệnh phẩm bị nhiễm bẩn.

Hướng dẫn thực hành lâm sàng dựa trên y học bằng chứng

Các test sàng lọc thường được sử dụng tại các phòng khám và cơ sở y tế ban đầu (dùng que thừ nước tiểu và soi trực tiếp mẫu nước tiểu), có giá trị dự đoán dương tính và âm tính đế phát hiện vi khuân niệu rất thấp ở các đối tượng là người không có triệu chứng, cấy nước tiểu là chuẩn vàng để phát hiện tình trạng tăng vi khuẩn niệu không gây triệu chứng.

Xét nghiệm vi thể nước tiểu

1. Giá trị bình thường

Trong điều kiện bình thường, xét nghiệm vi thể nước tiểu có thể thấy: Biểu hiện đại thể:

  • Hồng cầu: 0 – 5/vi trường.
  • Bạch cầu: 0 – 5/vi trường .
  • TẾ BÀO biểu mô: một vài chiếc.
  • Trụ: không có.
  • Tinh thể: một vài tinh thể.

2. Có hồng cầu niệu (> 5 HC/1 vi trường)

Tất cả các đái máu đại thể hay vi thể ở nam (> 5 HC/1 vi trường) cần được tiến hành thăm dò chuyên khoa hệ tiết niệu.

Ở nữ, có hồng cầu trong nước tiểu có thê là hậu quả của nhiễm bẩn âm đạo (nhất là trong thời gian hành kinh). Tuy vậy, nếu nguồn gốc phụ khoa được loại trừ, bắt buộc phải tiến hành thăm dò chuyên khoa về tiết niệu.

– Các nguyên nhân chính gây đái máu vi thế là:

■ Do đặt xông tiểu.

■ u biểu mô tuyến (adenoma) và ung thư tuyến tiền liệt.

■ Viêm bàng quang.

■ Polyp bàng quang và ung thư bàng quang.

■ Bệnh nhiễm sán máng (schistosomiase) bàng quang.

■ Sỏi thận và sỏi niệu quản.

■ Ung thư biểu mô tế bào thận (hypemephroma) và nang thận.

■ Lao thận.

■ Viêm tiểu cầu thận.

– Các nguyên nhăn ít gặp gây đái máu là:

■ Hoại tử nhú thận.

■ Nhồi máu thận.

■ Viêm nội tâm mạc do vi khuẩn.

■ Đái máu do gắng sức.

■ Bệnh Berger (hay viêm cầu thận mạn do IgA).

■ Các rối loạn đông máu. 3. Có nhiều bạch cầu niệu (> 5 bạch cầu/vi trường)

Các nguyên nhân chính thường gặp là:

Nhiễm bẩn bởi các vi khuẩn ở niệu đạo, âm đạo hay ở ống tiêu hoá. Trong trường họp này, cấy nước tiểu âm tính hay có thể dương tính với nhiều mầm bệnh (> 3). Trong trường hợp nghi vấn bị nhiễm bẩn bất thường, cần tiến hành lấy một mẫu bệnh phẩm nước tiểu bàng cách đặt xông bàng quang.

Đặt xông bàng quang lâu ngày: cấy nước tiểu hoặc âm tính hoặc dương tính.

Nhiễm khuẩn nước tiếu: Trong trường họp này, cấy nước tiểu dương tính (> 100.000 vi khuẩn/mL nước tiểu, với từ 1 đến 2 mầm bệnh khác nhau).

Các mầm bệnh chính gây nhiễm khuẩn nước tiểu:

■ E.Coli

■ Klebsiella

■ Proteus

■ Cầu khuẩn ruột (enterocoques) (Vd: liên cầu khuẩn phân

Bệnh phẩm nuôi cấy mọc lên 10.000 – 100.000 khuẩn bệnh/mL không có ý nghĩa có nhiễm khuẩn nước tiểu, trừ khi Bệnh nhân đang được dùng kháng sinh.

Lao thận: Tất cả các đái bạch cầu với cấy nước tiểu âm tính sau nhiều lần cấy cần được xem xét khả năng bệnh nhân bị lao thận, nhất là khi pH nước tiểu acid. xét nghiệm trực tiếp tìm BK hoặc dương tính, hoặc âm tính (cấy tìm BK phải dương tính).

Khối u bàng quang.

Viêm thận do luput.

4. Có nhiều tế bào biểu mô

Các nguyên nhân chính thường gặp là:

  • Nhiễm bẩn từ niệu đạo hay âm đạo.
  • Viêm bàng quang.
  • Tốn thương ống thận (viêm đài bể thận, hoại tư ống thận, hoại tử nhú thận, tổn thương do độc tố hay do thuốc).

Chú ý:

Khi càng có nhiều TẾ BÀO biểu mô thì càng khó nhận định kết quà vi khuẩn.

5. Có các trụ niệu

Các trụ được hình thành dưới tác động của quá trình đào thải các » protein, bạch cầu, hồng cầu hay các mảnh vụn tế bào trong lòng các ống thận. Để phát hiện các trụ này đòi hỏi phải xét nghiệm nước tiểu mới.

Nhiều loại trụ niệu có thể được thấy khi xét nghiệm nước tiểu:

Trụ biếu mô. Các tế bào biếu mô trong các ống thận là thành phần để tạo nên các trụ này.

Trụ HC: Là bàng chứng bệnh lý chảy máu nguồn gốc thận.

Trụ Bạch cầu: Là bằng chứng của bệnh lý viêm ở thận (viêm đài bể thận, viêm cầu thận, bệnh thận kẽ).

Trụ Hyalin. Xuất hiện khi có protein niệu.

Trụ hạt. Bao gồm các tế bào hoại tử và protein. Xuất hiện trong trường hợp có protein niệu, bệnh viêm cầu thận và tăng HA.

Trụ mỡ. Các trụ mỡ được hình thành từ các giọt mỡ và nó được gặp trong hội chứng thận hư.

6. Có các tinh thể

Tích tụ của một số chất trong nước tiểu gây ra sự hình thành các tinh thể. Các tinh thể niệu cũng có thể được hình thành khi để nước tiểu lâu trong điều kiện nhiệt độ phòng trước khi đưa tới phòng xét nghiệm, hay do dùng một số thuốc gây nên. Khi nước tiểu chi có một vài tinh thể sẽ ít có ý nghĩa lâm sàng. Tuy nhiên, khi rất nhiều tinh thể được hình thành trong nước tiểu nó có thể báo hiệu nguy cơ hình thành sỏi thận.

Các loại tinh thể chính có thể được thấy khi xét nghiệm nước tiểu là:

Tinh thể oxalat canxi. Xuất hiện ở pH acid và dễ xuất hiện khi dùng một số thực phẩm (Vd: đại hoàng, cải bắp, củ cải, chè, cacao, hạt hồ đào).

Tinh thể acid uric: Ket tủa ở pH acid và chủ yếu xuất hiện khi nồng độ acid uric trong máu > 9 mg/dL hay khi hệ số thanh thải acid uric tăng.

Tinh thể photphat ammoniac – magiê: Xuất hiện ở pH kiềm.

Tinh thể cystin: Ket tủa ở pH acid. Một số loại thuốc có thể gây sự hình thành các tinh thể trong nước tiểu khi nước tiểu bị acid: Acetazolamid, acid aminosalicylic, acid ascorbic, nitrofurantoin, theophyllin, thuốc lợi tiểu nhóm thiazid.

Lợi ích của xét nghiệm vi thể nước tiểu

1. Xét nghiệm cho phép chẩn đoán:

  • Tình trạng nhiễm khuẩn nước tiểu.
  • Đái máu vi thể.
  • Sỏi tiết niệu.

2. xét nghiệm cho phép theo dõi hiệu quả của một điều trị bằng kháng sinh.

3. Xét nghiệm cho phép hướng dẫn một số chẩn đoán (Vd: có các trụ HC chứng tỏ nguồn gốc thận của một chảy máu).

Scroll to Top