Leukocytes là tế bào bạch cầu. Bạch cầu là một thành phần hoạt động hệ miễn dịch, nhằm chống lại các tác nhân nhiễm trùng như vi khuẩn, virus,…. Bạch xuất hiện trong nước tiểu khi có tổn thương thận, niệu quản, niệu đạo, hoặc bàng quang.
1. Tổng phân tích nước tiểu là gì?
Tổng phân tích nước tiểu còn gọi là xét nghiệm nước tiểu. Đây là một xét nghiệm cơ bản, rất phổ biến. Có thể được thực hiện rộng rãi tại bệnh viện, trung tâm y tế, phòng khám tư nhân, và thậm chí ở nhà.
Xét nghiệm nước tiểu được thực hiện bằng cách lấy mẫu nước tiểu từ bệnh nhân trong một cốc chứa mẫu. Thông thường chỉ cần một lượng nhỏ nước tiểu (30-60 mL) để phân tích. Được xét nghiệm nhanh bằng que nhúng.
2. Khi nào cần thực hiện xét nghiệm nước tiểu?
Bác sĩ thường chỉ định thực hiện xét nghiệm nước tiểu trong các trường hợp sau:
- Kiểm tra sức khỏe định kỳ: khám tổng quát hàng năm, đánh giá trước khi phẫu thuật, nhập viện, sàng lọc bệnh thận, đái tháo đường, tăng huyết áp, bệnh gan,…
- Kiểm tra khi có các triệu chứng ở thận: đau hông lưng, đi tiểu đau, đau sườn, sốt, tiểu máu hoặc các triệu chứng tiết niệu khác.
- Chẩn đoán các bệnh: nhiễm trùng đường tiết niệu, sỏi thận, tiểu đường không kiểm soát, suy thận, suy nhược cơ (tiêu cơ vân), protein trong nước tiểu, sàng lọc đối tượng nghiện ma túy và viêm thận (viêm cầu thận).
- Theo dõi tiến triển của bệnh và đáp ứng với điều trị: bệnh thận liên quan đến tiểu đường, suy thận, bệnh thận liên quan đến lupus, bệnh thận liên quan đến huyết áp, nhiễm trùng thận, protein trong nước tiểu, máu trong nước tiểu.
- Thử thai, khám thai định kỳ
Bạn có thể tìm hiểu thêm về dịch vụ Khám bệnh tại nhà của trung tâm Bác sĩ gia đình tại đây: Khám bệnh tại nhà.
Hoặc có thể gọi ngay số điện thoại sau để được tư vấn trực tiếp.
3. Leukocytes là gì?
Leukocytes (LEU) là một trong các thông số phân tích nước tiểu. LEU là tế bào bạch cầu thường có trong nước tiểu từ 10-25 LEU/UL.Tế bào bạch cầu là tế bào của hệ thống miễn dịch, liên quan đến việc bảo vệ cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh nhiễm trùng như vi khuẩn, virus, ký sinh trùng… Các tế bào bạch cầu được sản xuất từ tủy xương. Bạch cầu được tìm thấy khắp cơ thể, đặc biệttrong máu và hệ bạch huyết.
Các bạn có thể muốn tìm hiểu thêm:
4. Tại sao leukocytes xuất hiện trong nước tiểu?
Chỉ số bình thường của LEU trong nước tiểu là 10-25 Leu/UL
Leukocytes thường tăng khi có tình trạng nhiễm trùng hoặc tắc nghẽn ở đường tiết niệu. Viêm nhiễm đường tiết niệu do nhiễm khuẩn hoặc nhiễm nấm, như: viêm niệu đạo, viêm bàng quang, viêm thận bể thận hoặc viêm ống thận mô kẽ.Nhiễm trùng tiết niệu có thể nặng hơn nếu bệnh nhân đang mang thai. Tuy nhiên, có 1 số trường hợp nhiễm khuẩn mà LEU niệu âm tính: viêm niệu đạo do Chlamydia trachomatis, lao, viêm thận kẽ do thuốc. Ngoài ra, các tình trạng tắc nghẽn đường tiết niệu như sỏi thận, sỏi bàng quang, sỏi niệu quản, khối u ở thận,…cũng có thể gây bạch cầu tăng trong nước tiểu.
5. Triệu chứng tăng leukocytes trong nước tiểu
Nhiễm trùng tiểu: tiểu gắt, tiểu buốt, tiểu đau, tiểu lắt nhắt. Nước tiểu có thể đục, tiểu ra mủ, kèm mùi hôi. Có thể có sốt, mệt mỏi, ớn lạnh…
Sỏi tắc nghẽn đường tiết niệu: đau âm ỉ vùng thắt lưng, đôi khi đau quặn, lan xuống đùi, bìu. Có thể tiểu máu.