1. Định nghĩa xét nghiệm RBC:
RBC là xét nghiệm máu bác sĩ chỉ định để tìm hiểu số lượng hồng cầu bạn có.
Xét nghiệm này quan trọng vì hồng cầu chứa hemoglobin, những phân tử protein giúp vận chuyển oxy tới mô của bạn. Số lượng hồng cầu bạn có có thể ảnh hưởng đến lượng oxy mà mô sẽ nhận. Các mô của cơ thể luôn cần có oxy để hoạt động.
2. Những triệu chứng của bất thường số lượng hồng cầu – RBC:
Nếu số lượng hồng cầu của bạn quá cao hay quá thấp, bạn có thể mắc nhiều triệu chứng và biến chứng.
Nếu RBC của bạn thấp, bạn có thể có những triệu chứng:
- Mệt mỏi.
- Thở gấp.
- Chóng mặt, yếu người hay choáng váng, đặc biệt nếu bạn thay đổi tư thế nhanh chóng.
- Nhịp tim tăng.
- Đau đầu.
- Da nhợt nhạt.
Nếu bạn có RBC cao, bạn có thể chịu những triệu chứng như:
- Mệt mỏi.
- Thở gấp.
- Đau khớp.
- Sưng ở lòng bàn tay hay bàn chân.
- Ngứa da, đặc biệt là sau khi tắm.
- Khó ngủ.
Nếu bạn đang có những triệu chứng trên bác sĩ có thể chỉ định xét nghiệm RBC.
3. Tại sao tôi cần làm xét nghiệm RBC?
RBC gần như luôn luôn là một phần của xét nghiệm công thức máu. Xét nghiệm công thức máu đo số lượng hay nồng độ của mọi thành phần của máu, bao gồm:
- Hồng cầu.
- Bạch cầu.
- Tiểu cầu.
- Hemoglobin
Xét nghiệm công thức máu thường là một phần của khám sức khỏe thường quy. Nó có thể là một chỉ dấu về sức khỏe chung của bạn. Xét nghiệm này cũng có thể được chỉ định trước khi bạn được phẫu thuật.
Bác sĩ có thể chỉ định RBC nếu nghi ngờ bạn có một tình trạng ảnh hưởng đến hồng cầu, hay nếu bạn có những triệu chứng của giảm oxy máu. Những triệu chứng có thể bao gồm:
- Da xanh xao.
- Lú lẫn.
- Bứt rứt và khó chịu.
- Nhịp thở bất thường.
Nếu bạn đã được chẩn đoán mắc một tình trạng huyết học có thể ảnh hưởng đến số lượng RBC, hay bạn đang dùng bất kì loại thuốc nào có thể ảnh hưởng đến hồng cầu, bác sĩ có thể chỉ định xét nghiệm để theo dõi tình trạng hay điều trị. Bác sĩ có thể dùng xét nghiệm công thức máu để theo dõi những tình trạng bệnh lý như ung thư máu hay nhiễm trùng máu.
Bạn có thể tìm hiểu thêm về dịch vụ Khám bệnh tại nhà của trung tâm Bác sĩ gia đình tại đây: Khám bệnh tại nhà.
Hoặc có thể gọi ngay số điện thoại sau để được tư vấn trực tiếp.
4. Xét nghiệm RBC được thực hiện như thế nào?
Xét nghiệm RBC là một xét nghiệm máu đơn giản. Bác sĩ sẽ rút máu từ tĩnh mạch của bạn, thường là mặt trong của khuỷu tay. Những bước để rút mấu máu gồm:
- Nhân viên y tế sẽ sát khuẩn nơi sắp đâm kim vào.
- Anh ấy sẽ quấn một dải băng cao su quanh cánh tay bạn để làm tĩnh mạch phồng lên do ứ đầy máu.
- Sau đó anh ấy sẽ từ từ đưa kim vào trong tĩnh mạch của bạn và rút máu vào ống nghiệm.
- Sau đó kim và băng quấn sẽ được lấy khỏi tay bạn.
- Mẫu máu của bạn sẽ được gửi đến phòng thí nghiệm để được phân tích.
5. Tôi nên chuẩn bị thế nào cho xét nghiệm RBC?
Thường không cần chuẩn bị gì đặc biệt gì để làm xét nghiệm này. Nhưng bạn nên báo với bác sĩ nếu bạn đang dùng bất kì loại thuốc nào. Bao gồm tất cả những thuốc không cần kê đơn hay thực phẩm chức năng.
Bác sĩ sẽ báo cho bạn nếu cần lưu ý hay chuẩn bị gì trước.
6. Những nguy cơ có thế gặp là gì?
Như với bất kì xét nghiệm máu nào, có nguy cơ chảy máu, bầm hay nhiễm trùng tại nơi đâm kim. Bạn có thể cảm thấy đau hay nhói nhẹ khi kim được đâm vào.
7. Giới hạn bình thường của RBC:
- Ở nam: 7 – 6.1 triệu hồng cầu/mcL máu.
- Ở nữ không mang thai: 2 – 5.4 triệu hồng cầu/mcL máu.
- Ở trẻ em: 0 – 5.5 triệu hồng cầu/mcL máu.
- (mcL – microliter).
Những khoảng giới hạn này có thể khác nhau đối với các phòng thí nghiệm hay bác sĩ khác nhau.
8. RBC cao hơn bình thường có ý nghĩa gì?
Bạn bị đa hồng cầu nếu RBC cao hơn bình thường. Điều này có thể do:
- Hút thuốc lá.
- Bệnh tim bẩm sinh.
- Ung thư tế bào thận, một loại ung thư thận.
- Xơ hóa phổi.
- Đa hồng cầu nguyên phát, một bệnh lý ở tủy xương gây sản xuất quá mức hồng cầu và liên quan đến đột biến gen.
Khi bạn di chuyển đến một nơi cao hơn, số lượng hồng cầu có thể tăng trong vài tuần do có ít oxy hơn trong không khí.
Một số thuốc như gentamicin và methyldopa có thể tăng số lượng hồng cầu của bạn. Gentamicin là một kháng sinh được dùng để điều trị nhiễm trùng trong máu. Methyldopa thường được dùng để điều trị tăng huyết áp. Nó hoạt động bằng cách thư giãn những mạch máu, cho phép máu chảy dễ dàng hơn trong cơ thể. Hãy chắc rằng bạn nói với bác sĩ về những thuốc bạn uống.
Số lượng hồng cầu cao có thể là kết quả của ngưng thở khi ngủ, xơ hóa phổi và những tình trạng khác khiến nồng độ oxy trong máu giảm thấp. Những thuốc tăng lực như tiêm protein hay steroid tổng hợp cũng có thể làm tăng RBC. Bệnh lý thận hay ung thư thận cũng có thể dẫn đến RBC cao.
9. RBC thấp có ý nghĩa gì:
Nếu RBC thấp hơn bình thường, nó có thể bị gây ra bởi:
- Thiếu máu.
- Suy tủy xương.
- Thiếu hormone erythropoietin, là nguyên nhân chính của thiếu máu ở những bệnh nhân mắc bệnh thận mạn.
- Tán huyết – sự phá hủy hồng cầu gây ra do truyền máu hay chấn thương mạch máu.
- Xuất huyết nội hay ngoại.
- Ung thư máu.
- Suy dinh dưỡng.
- Đa u tủy xương, một lại ung thư của tương bào trong tủy xương.
- Thiếu chất, bao gồm thiếu sắt, động, folate, vitamin B6 và B12.
- Thai kì.
- Rối loạn chức năng tuyến giáp.
Một số thuốc nhất định có thể làm giảm RBC, đặc biệt là:
- Thuốc hóa trị.
- Chloramphenicol, một loại kháng sinh.
- Quinidine, thuốc điều trị loạn nhịp tim.
- Hydantoins, thường được dùng để điều trị động kinh hay co giật cơ.
10. Hồng cầu và các loại ung thư máu:
Các loại ung thư máu có thể ảnh hưởng đến sự sản xuất và chức năng của hồng cầu. Chúng cũng có thể dẫn đến bất thường số lượng hồng cầu.
Mỗi loại ung thư máu có ảnh hưởng khác biệt lên RBC. 3 loại ung thư máu chính là:
- Ung thư dòng bạch cầu, ảnh hưởng đến khả năng sản xuất tiểu cầu và hồng cầu của tủy xương.
- Ung thư lympho bào, ảnh hưởng đến những tế bào thuộc dòng bạch cầu này của hệ miễn dịch.
- Ung thư tủy, ảnh hưởng đến sự sản xuất bình thường của các kháng thể.
11. Nếu tôi có kết quả bất thường?
Bác sĩ sẽ trao đổi nếu có bất thường đối với kết quả của bạn. Phụ thuộc vào kết quả, có thể cần thêm xét nghiệm khác.
Những xet nghiệm bổ sung có thể bao gồm phết máu – một phim mỏng máu bạn được xem xét dưới kính hiển vi. Phết máu có thể giúp phát hiện những bất thường của tế bào máu (như bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm), những rối loạn bạch cầu như ung thư máu dòng bạch cầu, và những kí sinh trùng trong máu như sốt rét.
Sinh thiết tủy xương có thể cho thấy độ biêt hóa của những tế bào máu được tạo ra trong tủy xương của bạn. Những phương tiện chẩn đoán khác, như siêu âm hay điện tâm đồ có thể tìm kiếm những tình trạng ảnh hưởng đến thận hay tim bạn.
12. Điều trị bất thường RBC:
Thay đổi lối sống
Những thay đổi lối sống có thể ảnh hưởng đến RBC. Một số thay đổi có thể giúp đưa số lượng hồng cầu của bạn về mức bình thường bao gồm:
- Có một thực đơn lành mạnh và tránh được thiếu hụt vitamin.
- Thường xuyên luyện tập thể thao, giúp cơ thể sử dụng nhiều oxy hơn.
- Tránh dùng aspirin.
- Tránh hút thuốc.
Bạn có thể làm giảm RBC bằng những thay đổi lối sống sau:
- Giảm lượng sắt và thịt đỏ ăn vào.
- Uống nhiều nước hơn.
- Tránh những chất lợi tiểu, như những chất có caffeine hay chất cồn.
- Bỏ hút thuốc.
Thay đổi chế độ ăn
Những thay đổi chế độ ăn có thể đóng vai trò lớn trong việc điều trị tại gia bằng cách nâng hay hạ mức RBC của bạn.
Bạn có thể nâng RBC bằng những thay đổi thói quen ăn uống như sau:
- Thêm những thực phẩm giàu sắt, như rau cải vào thực đơn.
- Tăng lượng đồng trong chế độ ăn bằng những thức ăn như ốc, tinh bột và hạt.
- Nạp thêm vitamin B12 với những thức ăn như trứng, thịt và ngũ cốc.