Xét nghiệm ALP là gì? Khi nào cần làm xét nghiệm ALP?

xét nghiệm ALP
xét nghiệm ALP

Xét nghiệm ALP là gì?

ALP là viết tắt của AlkaLine Phosphatase: Phosphatase kiềm.

Phosphatase kiềm là một enzỵm được tìm thấy trong gar xương. rau thai, ruột non và thận, nhưng chủ yếu là ở các tế bào phủ đường mật và trong các tạo cốt bào tham gia vào quá trình hình thành xương mới.

Phosphatase kiềm đại diện cho một gia đinh cac enzym tham gia xúc tác cho phản ứng thủy phân các ester phosphat trong môi trường pH kiềm. Khi điện di có thể tách được ít nhát 5 isoenzym có xuầt xứ từ nhiều nguồn gốc khác nhau:

xét nghiệm ALP
xét nghiệm ALP
  • Nguồn gốc xương: Không bền với nhiệt độ.
  • Nguồn gốc gan (ở xoang mao mạch và bề mặt tiểu mật quản của tế bào gan): Bền vững với nhiệt độ.
  • Nguồn gốc mật: Bền vững với nhiệt độ.
  • Nguồn gốc ruột (bờ bàn chải của tế bào niêm mạc ruột): Bền vững với nhiệt độ.
  • Nguồn gốc nhau thai: Bền vững với nhiệt độ.
  • Nguồn gốc khối u: (phosphatase kiềm Regan): Bền vững với nhiệt độ.
xét nghiệm ALP
xét nghiệm ALP

Trong điều kiện bình thường:

  • Trên 95% hoạt độ của phosphatase kiềm phản ánh sự tổng hợp các isoenzym của xương (phản ánh hoạt tính của tạo cốt bào) và của gan (phosphatase kiềm được bài xuất bình thường từ gan vào mật).
  • Phần nguồn gốc mật hầu như không có.
  • Phần nguồn gốc ruột (không mang ý nghĩa bệnh lý) đôi khi được thấy ở các Bệnh nhân thuộc nhóm máu O và A.
  • Phần nguồn gốc bào thai được thấy vào cuối kỳ thai nghén (3 tháng cuối)
  • Phosphatase kiềm Regan được phát hiện trong các u gan (hepatome), ung thư tuy, ung thư phổi và cả ở Bệnh nhân bình thường.

Thời gian bán thải của phosphatase kiềm là 7 -10 ngày.

Tăng hoạt độ phosphatase kiềm rất thường được thấy trong các giai đoạn phát triển xương (như ở trẻ em), trong nhiều loại bệnh lý gan và khi có tình trạng tắc mật. Phosphatase kiềm Regan cũng được coi như một chất chỉ điểm khối u (tumor marker) và nó tăng lên trong trường hợp sarcome xương (osteogenic sarcoma) và trong ung thư vú hay tuyến tiền liệt di căn xương.

Trong trường hợp tăng phosphatase kiềm, xác định các isoenzym cho phép biết được nguồn gốc của enzym điều này rất hữu ích cho việc chẩn đoán phân biệt.

Mục đích và chỉ định xét nghiệm ALP

  1. Để chẩn đoán tình trạng ứ mật.
  2. Để chẩn đoán và theo dõi điều trị các tình trạng bệnh gan, ruột va tuyến cận giáp.
  3. Để chẩn đoán bệnh lý xương có đi kèm với tăng hoạt tính cúa tạo cốt bào.
xét nghiệm ALP
xét nghiệm ALP

Cách lấy bệnh phẩm xét nghiệm ALP

  • Xét nghiệm được tiến hành trên huyết thanh.
  • Thường cần yêu cầu Bệnh nhân phải nhịn ăn từ 10 – 12h trước khi lấy máu xét nghiệm.
xét nghiệm ALP
xét nghiệm ALP

Giá trị bình thường xét nghiệm ALP

  • Nữ: 30- 100 U/L (0,5 -1,67 pkat/L).
  • Nam: 45 – 115 U/L (0,75 – 1,92 pkat/L).
  • Người có tuổi: Hơi cao hơn giá trị bình thường.
  • Trẻ em: Từ 1 – 3 lần giá trị bình thường.
  • Tuổi dậy thì: Từ 5 – 6 lần giá trị bình thường.
  • Phụ nữ có thai (3 tháng cuối): Không quá 2 lần giá trị bình thường.

Các nguyên nhân giảm hoạt độ xét nghiệm ALP

  • Thiểu năng giáp, chứng đần (cretinism) nguồn gốc giáp.
  • Giảm phospho máu.
  • Thiếu máu nặng.
  • Thiếu máu ác tính Biermer ( ở 1/3 so BN).
  • Bệnh thiếu vitamin c, vitamin BI2.
  • Bệnh Celiac.
  • Bệnh viêm thận mạn (hay bệnh Bright).
  • Xơ hóa thành nang (cystic fibrosis) hay bệnh nhày nhớt (muco­ viscidosis).
  • Cung cấp quá nhiều vitamin D.
  • Giảm hoạt độ phosphatase (hypophosphatasia) bẩm sinh (bệnh lý enzym đối với các isoenzymnguon gốc gan, xương và thận).
  • Mất khả năng tạo xương bình thường.
  • Loạn sản sụn (achondroplasia).
  • Suy dinh dưỡng gây thiếu hụt kẽm hoặc magiê.
  • Hội chứng nhiễm kiềm do uống sữa (Milk-alkali syndrome).
  • Suy nhau thai.
  • Phụ nữ tuổi mãn kinh bị loãng xương đang được điều trị thay thế hormone estrogen.
  • Thuốc điều trị (Vd: corticosteroid, trifluoperazin, thuốc điều trị rối loạn lipid máu).
  • Phẫu thuật tim có chảy máu tim phổi nhân tạo.

Các nguyên nhân tăng hoạt độ xét nghiệm ALP

Nguồn gốc xương

  1. Tuổi đang phát triển của trẻ em.
  2. Can hoá các xương gẫy.
  3. Bệnh Paaet.
  4. Các di căn xương:
    • Đa u tủy xương. u vú, phôi, tuyến tiền liệt, dạ dày, đại tràng, thận.
    • Sarcoma xương (osteogenic sarcoma).
  5. Nhuyễn xương (Osteomalacia).
  6. Các nguyên nhân ít gặp hơn là:
    • Viêm cột sống dính khớp.
    • Cường cận giáp tiên phát hay thứ phát.
    • Hội chứng Cushing.
    • Xương hoá đá.
    • Bệnh Gaucher.
    • Bệnh lý ung thư: Bệnh lơxêmi, ung thư gan.

Nguồn gốc gan mật

  1. Tắc mật ngoài gan (đường mật, tụy)
    • Sỏi.
    • Ung thư biểu mô (carcinoma) đường mật.
    • Viêm tụy cấp.
    • Nang giả tụy sau viêm tụy cấp.
    • Ung thư tụy.
    • u bóng Vater.
  2. Tắc đường mật trong gan
    • Xơ gan -mật tiên phải
    • Viêm đường mật xơ hoa.
  3. Bệnh lý tế bào gan
    • Viêm gan.
    • Xơ gan.
    • Tăng Bạch cầu đơn nhân nhiễm trùng.
    • Nhiễm trùng do cytomégalovirus.
  4. Tổn thương xâm nhiễm gan
    • Di căn ung thư.
    • Apxe.
    • u gan.
  5. Các nguyên nhân ít gặp hơn là:
    • Nhiễm khuẩn huyết.
    • Bệnh sarcoidose (sarcoidosis).
    • Bệnh nhiềm sán chó (echonococcus).
    • Chảy máu đường mật.
    • Viêm khớp dạng thấp.
    • Sản giật.
    • Chế độ ăn có hàm lượng mỡ cao.

Cần ghi nhận là 1/3 số Bệnh nhân có tăng hoạt độ phosphatase kiềm nguồn gốc gan mật song không phát hiện được tổn thương gan hay đường mật.

Các yếu tố góp phần làm thay đổi kết quả xét nghiệm ALP

  • Mẫu bệnh phẩm bị vỡ hồng cầu có thể làm thay đổi kết quả XÉT NGHIỆM.
  • Các dao động trong hoạt độ của phosphatase kiêm qua các ngày từ 5-10%.
  • Bệnh nhân vừa mới ăn trước khi lấy máu xét nghiệm cơ thể làm tăng hoạt độ phosphatase kiềm thêm 30 U/L.
  • Hoạt độ ALP tăng cao hem 25% ở người có chi số khối cơ thể (BMI) cao, tăng cao hơn 10% ở người hút thuòc lá. và giảm thấp hơn 20% ở các nữ dùng thuốc viên ngừa thai.
  • Nhiều loại thuốc có thể làm tăng hoạt độ phosphatase kiềm như: Thuốc ức chế men chuyển angiotensin, paracetamol, thuỏc chống co giật, kháng sinh, thuốc an thần kinh (Vd: phenothiazin), benzodiazepin, sulfat sắt, heparin, các interferon, thuốc kháng viêm không phải steroid, salicylat. lợi tiéu nhóm thiazid, trimethobenzamid, variconazol.
  • Các thuốc cơ thể làm giảm hoạt độ phosphatase kiềm là: Arsen, clofibrat, cyanid. thuỏc neừa thai uống loại phối hợp estrogen và progesteron (esưoprogestatií), íluor, nitrofuratoine, oxalat, phosphat. propranolol và muối kẽm.

Lợi ích của xét nghiệm đo hoạt độ ALP

Mặc dù không đặc hiệu cho một cơ quan nào của cơ thể, song đo nồng độ phosphatase kiềm là một XÉT NGHIỆM hữu ích trong:

  1. Thăm dò các bệnh lý gan mật: Để khẳng định một bệnh lý gan mật, rất hữu ích khi tiến hành XÉT NGHIỆM đồng thời cả 5’ nucleotidase và gamma-GT. Thậm chí trong một số trường hợp khó, cần tiến hành định lượng isoenzym của phosphatase kiềm (để tìm kiếm nguồn gốc của tăng hoạt độ phosphatase máu).
  2. Thăm dò các bệnh lý xương: Phosphatase kiềm nguồn gốc xương là một chất chỉ điểm cho hoạt tính của tạo cốt bào (Vd: bệnh xương hóa đá [bệnh Paget], chứng nhuyễn xương [osteomalacie]). Hoạt độ enzym này tăng lên trong 3 tháng tạo can xương sau khi bị gẫy xương. Enzym này hiếm khi tăng lên trong các di căn xương.
  3. Theo dõi các bệnh lý khối u (tăng phosphatase kiềm gợi ý có di căn xương hay gan).

Các cảnh báo lâm sàng xét nghiệm ALP

Xét nghiệm này không hoàn toàn đặc hiệu đối với bệnh lý tuyến tiền liệt do tăng hoạt độ phosphatase acid có thể được gặp trong các bệnh lý xương gây tân tạo xương (ostéoplasie), một số bệnh lý huyết học và gan.

Scroll to Top