(Globules blancs / White Blood Cells)
Bạch cầu là gì?
Các bạch cầu lưu hành bao gồm các BC đoạn trung tính, BC lympho, BC mônô (monocyte), BC đoạn ưa acid và BC đoạn ưa bazơ. Tất cả các tế bào máu (bao gồm bạch cầu, hồng cầu, tiểu cầu) đều có nguồn gốc từ một tế bào gốc chung (stem cell). Bạch cầu được sinh ra trong tuỷ xương và bị phá huỷ ở lách, các bạch cầu thực hiện các chức năng chính của mình tại các mô trong cơ thể.
Ở người, chức năng chính của BC là giúp cơ thể chống đỡ lại các tác nhân ngoại lai (Vd: vi khuẩn). Chức năng chống đỡ này được thực hiện nhờ 2 cơ chế:
- Thực bào (phagocytosis): Được các BC hạt (granulocytes) và bạch cầu mônô (monocytes) đảm nhiệm. Có ba typ bạch cầu hạt là bạch cầu đoạn trung tính (neutrophil), BC đoạn ưa acid (eosinophil) và BC đoạn ưa bazơ (basophil).
- Sản xuất các kháng thể: Được các BC lympho và tương bào (plasmocyt) đảm nhiệm.
Tuy vậy, 2 cơ chế trên có liên quan chặt chẽ với nhau bởi vì:
- Quá trình thực bào thường được tạo thuận lợi thêm nhờ sự hiện diện của các kháng thể chống lại các kháng nguyên được thực bào.
- Sản xuất kháng thể đôi khi cần tới quá trình thực bào trước đó của kháng nguyên.
Bạch cầu đoạn trung tính
Bạch cầu đoạn trung tính là loại tế bào bạch cầu đầu tiên có mặt tại vùng viêm của cơ thể. Nó thực hiện chức năng làm sạch các mảnh tế bào tại vùng tổn thương nhờ quá trình thực bào. Bạch cầu đoạn trung tính có đời sống kéo dài khoảng 4 ngày. Có thể nhận dạng được các bạch cầu trưởng thành nhờ biểu hiện “phân đoạn”. Các bạch cầu đoạn trung tính chưa trưởng thành không có biểu hiện “phân đoạn” này (thường được gọi là bạch cầu đũa [“band” hay “stabs”]). Trong trường hợp xẩy ra quá trình nhiễm trùng cấp, cơ thể phản ứng nhanh bằng cách giải phóng cả các bạch cầu chưa trưởng thành (một hiện tượng được biết dưới tên bạch cầu đoạn trung tính “chuyển sang trái” [“shift to the left”]). Nếu tình trạng nhiễm trùng hay viêm được giải quyết và các bạch cầu đoạn trung tính chưa trưởng thành được thay thế bằng các bạch cầu trưởng thành, sự quay trở lại trạng thái bình thường này được gọi là tình trạng “chuyển sang phải” (“shift to the right”).
là loại tế bào bạch cầu đầu tiên có mặt tại vùng viêm của cơ thể. Nó thực hiện chức năng làm sạch các mảnh tế bào tại vùng tổn thương nhờ quá trình thực bào. Bạch cầu đoạn trung tính có đời sống kéo dài khoảng 4 ngày. Có thể nhận dạng được các bạch cầu trưởng thành nhờ biểu hiện “phân đoạn”. Các bạch cầu đoạn trung tính chưa trưởng thành không có biểu hiện “phân đoạn” này (thường được gọi là bạch cầu đũa [“band” hay “stabs”]). Trong trường hợp xẩy ra quá trình nhiễm trùng cấp, cơ thể phản ứng nhanh bằng cách giải phóng cả các bạch cầu chưa trưởng thành (một hiện tượng được biết dưới tên bạch cầu đoạn trung tính “chuyển sang trái” [“shift to the left”]). Nếu tình trạng nhiễm trùng hay viêm được giải quyết và các bạch cầu đoạn trung tính chưa trưởng thành được thay thế bằng các bạch cầu trưởng thành, sự quay trở lại trạng thái bình thường này được gọi là tình trạng “chuyển sang phải” (“shift to the right”).
Bạch cầu đoạn ưa acid
Các bạch cầu đoạn ưa acid đóng một vai trò quan trọng trong cơ chế chống đỡ đối với các nhiễm ký sinh trùng. Chúng cũng có chức năng thực bào đối với các mảnh tế bào, song ở mức độ ít hơn so với bạch cầu đoạn trung tính và chỉ ở các giai đoạn muộn của quá trình viêm. Bạch cầu đoạn ưa acid cũng tham gia vào các phản ứng viêm.
Bạch cầu đoạn ưa bazơ
Các bạch cầu đoạn ưa bazơ giải phóng histamin, bradykinin và serotonin khi bị hoạt hóa bởi tình trạng tổn thương hay nhiễm trùng. Các chất nói trên có vai trò quan trọng đối với quá trình viêm do chúng làm tăng tính thấm mao mạch và vì vậy làm tăng dòng máu tới vùng bị tổn thương. Các bạch cầu đoạn ưa bazơ cũng tham gia vào quá trình đáp ứng dị ứng. Ngoài ra, các hạt trên bề mặt của bạch cầu đoạn ưa bazơ tiết ra chất chống đông tự nhiên là heparin.
Bạch cầu mônô
Các bạch cầu mônô (monocyte) có đời sống kéo dài nhiều tháng và thậm chí nhiều năm và không được coi là các tế bào thực bào nếu chúng lưu hành trong dòng tuần hoàn. Tuy nhiên, sau khi có mặt tại các mô một vài giờ các bạch cầu mônô sẽ chín và chuyển thành đại thực bào (macrophage), khi đó chúng thực sự là các tế bào thực bảo.
Bạch cầu miễn dịch
Các bạch cầu miễn dịch bao gồm các bạch cầu lympho T (T Lymphocytes) hay tế bào T (T cells) và bạch cầu lympho B (B Lymphocytes) hay tế bào B. Các tế bào này trưởng thành tại các mô lympho và di chú giữa máu và hạch bạch huyết. Các bạch cầu lympho có đời sống kéo dài từ nhiều ngày tới nhiều năm tùy thuộc vào typ tế bào.
Việc đếm số lượng BC có thể được thực hiện:
- Hoặc bằng phương pháp đếm thủ công: Hoà loãng máu và đếm các BC trong buồng đếm, sau khi đã phá huỷ các HC.
- Hoặc bằng phương pháp tự động: Sử dụng máy đếm tự động.
Cách lấy mẫu xét nghiệm bạch cầu
- Ống xét nghiệm huyết học: Máu được chống đông bằng EDTA và bảo quản ở 4°c, nếu không thể tiến hành xét nghiệm ngay.
- Không nhất thiết yêu cầu bệnh nhân cần phải nhịn ăn trước khi lấy máu làm xét nghiệm. Không được đặt garo quá lâu (> 60 giây) khi lấy máu xét nghiệm.
- Lam máu (frottis sanguin): nhuộm May – Grunwald – Giemsa đề xác định công thức BC và để phát hiện các bất thường hình thái có thể xẩy ra.
Giá trị bình thường của xét nghiệm bạch cầu
- Trẻ nhỏ
- Khi mới sinh: 9.000 – 30.000/mm3 hay 9,0 – 30,0 X 109/L.
- 8 ngày: 5.000 – 20.000/mm3 hay 5,0 – 20,0 X 109/L.
- 1 tháng: 5.000 -18.000/mm3/zạy 5,0 – 18,0 X 109/L. 1 tuổi: 5.000 – 16.000/mm3 hay 5,0 – 16,0 X 109/L.
- 4 tuổi: 5.000 – 15.000/mm3/2ay5,0 – 15,0 X 109/L. 4 đến 8 tuổi: 5.000 – 14.000/mm3 hay 5,0 – 14,0 X 109/L.
- 8 đến 16 tuổi: 4.500 – 13.000/mm3 hay 4,5 – 13,0 X 109/L.
- Người lớn: 4.500 – 10.500/mm3 hay 4,5 – 10,5 X 109/L.
- Khi có thai
- 3 tháng đầu: 5.000 – 15.000/mm3 hay 5,0 – 15,0 X 109/L.
- 3 tháng giữa và cuối: 6.000 – 16.000/mm3 hay 6,0 – 16,0 X 109/L. –
- Sau đẻ: 4.500 – 12.000/mm3 hay 4,5 – 12,0 X 109/L.
- Các thay đổi liên quan với hoạt động thể lực
- Khi nghỉ: 4.000 – 10.000/mm3 hay 4,0 – 10,0 X 109/L.
- Gắng sức nhẹ: 4.000 – 11 .ooo/mm3 hay 4,0 – 11,0 X 109/L.
- Gắng sức mạnh: 4.000 – 15.000/mm3 hay 4,0 – 15,0 X 109/L.
* Cần lưu ý rằng các giá trị bình thường được trinh bày trong Bảng 1 không phản ánh các khác biệt có liên quan với tuổi và giới của bệnh nhân (Trích dẫn từ: Wallach’s Interpretations of Diagnostic Tests 9th Edition. 2011).
Bạch cầu tăng khi nào?
Tăng bạch cầu đoạn trung tính khi nào(Neutrophylia)
Các nguyên nhân chính thường gặp là:
- Các nhiễm trùng do vi khuẩn (nhất là các nhiễm trùng cấp sinh mủ).
- Nhiễm khuẩn huyết.
- Các ổ nhiễm trùng sâu:
- Viêm nội tâm mạc.
- Viêm xương.
- Viêm xoang.
- Viêm tuyến tiền liệt.
- Ung thư hoại tử hay bị apxe hoá.
- Hoại tử mô (Vd: phẫu thuật, bỏng, nhồi máu cơ tim).
- Các tình trạng tăng sinh tủy xương phàn ứng hay tăng sinh tủy ác tính mạn tính.
- Sản giật.
- Cơn gout cấp.
- Cơn bão giáp.
- Ngộ độc hóa chất, thuốc, nọc độc.
- Dùng corticoid.
- Cơn tan máu cấp.
- Do stress (tâm thần, thực thể).
- Viêm mạch (Vasculitis).
Tăng bạch cầu đoạn ưa bazơ khi nào?
Các nguyên nhân chính thường gặp là:
- Một số bệnh da.
- Bệnh thủy đậu.
- Bệnh lơ xê mi kinh dòng hạt.
- Viêm xoang mạn.
- Sau xạ trị.
- Sởi.
- Các rối loạn sinh tủy.
- Phù niêm.
- Sau cắt lách.
- Bệnh đậu mùa.
- Viêm đại tràng loét (ulcerative colitis).
Tăng bạch cầu đoạn ưa acid khi nào?
Các nguyên nhân chính thường gặp là:
- Bệnh Addison.
- Bệnh dị ứng.
- Ung thư phổi, dạ dày, buồng trứng.
- Bệnh lơxêmi kinh dòng hạt.
- Bệnh Hodgkin. S
- au xạ trị.
- Các nhiễm ký sinh trùng (Vd: bệnh nhiễm giun xoắn).
- Thiếu máu ác tính Biermer.
- Đa hồng cầu tiên phát.
- Viêm khớp dạng thấp.
- Bệnh sốt tinh hồng nhiệt (scarlet fever).
- Xơ cứng bì.
- Bệnh lupus ban đỏ hệ thống.
- Viêm đại tràng loét.
Tăng bạch cầu lympho khi nào?
Các nguyên nhân chính thường gặp là:
- Bệnh Addison.
- Bệnh lơ xê mi kinh dòng lympho.
- Bệnh Crohn.
- Nhiễm trùng do cytomegalovirus.
- Tăng quá mẫn với thuốc.
- Tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm trùng.
- Ho gà.
- Bệnh huyết thanh (serum sickness).
- Nhiễm độc giáp.
- Nhiễm toxoplasmosis.
- Sốt thương hàn.
- Viêm đại tràng loét.
- Các bệnh lý do virus (Vd: quai bị, bệnh rubeon, sởi, viêm gan siêu vi, thủy đậu…).
Tăng bạch cầu mônô khi nào?
Các nguyên nhân chính thường gặp là:
- Bệnh Brucelle (bệnh sốt Malta, bệnh do brucellose).
- Các bệnh lý viêm mạn tính.
- Viêm đại tràng loét mạn tính.
- Bệnh Hodgkin.
- Các rối loạn sinh tủy.
- Viêm nội tâm mạc bán cấp do vi khuẩn.
- Giang mai.
- Lao.
- Các nhiễm virus.
Giảm bạch cầu khi nào?
Giảm bạch cầu đoạn trung tính khi nào?
Các nguyên nhân chính thường gặp là:
- Các tốn thương tuỷ xương
- Xâm nhiễm do di căn ung thư (Vd: vú, phổi, đại tràng, dạ dày, tiền liệt, thận).
- Đa u tuỷ xương.
- Xơ hoá tuỷ xương.
- Bệnh lơ xê mi.
- Do thiếu acid folic hay vitamin B12.
- Do chất độc:
- Xạ trị.
- Hoá trị liệu.
- Kháng sinh (chloramphenicol, sulfamid).
- Thuốc giảm đau (phenylbutazon, aminopyrin).
- Thuốc kháng giáp trạng (Vd: PTƯ).
- Colchicin.
- Muối vàng.
- Benzen.
- Cường lách
- Xơ gan.
- u lympho.
- Bệnh tự miễn (Vd: viêm đa khớp mạn tính tiến triển, bệnh luput ban đỏ).
- Bệnh sarcoidose (sarcoidosis).
- Sốt rét.
- Bệnh Kala-azar.
- Các nhiễm khuẩn
- Virus.
- Thương hàn.
- Bệnh do brucella.
- Bệnh do rickettsia.
- Sau dùng một số thuốc (do có kháng thể chống bạch cầu)
- Pyramidon.
- Methyldopa.
- Phenylbutazon.
- Aminopyrin.
Giảm bạch cầu đoạn ưa bazơ khi nào?
Các nguyên nhân chính thường gặp là:
- Nhiễm trùng cấp.
- Bệnh basedow.
- au xạ trị.
- Có thai.
- Shock.
- Tình trạng stress.
- Vỏ thượng thận bị kích thích (adrenocortical stimulation).
Giảm bạch cầu đoạn ưa acid
Các nguyên nhân chính thường gặp là:
- Kích thích vỏ thượng thận.
- Bệnh Cushing.
- Nhiễm trùng nặng.
- Shock.
- Tình trạng stress.
- Chấn thương.
Giảm bạch cầu lympho
Các nguyên nhân chính thường gặp là:
- Lao cấp.
- Kích thích vỏ thượng thận.
- Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (AIDS).
- Thiếu máu bất sản (aplastic anemia).
- Suy tim ứ huyết.
- Bệnh u lympho Hodgkin.
- Sau xạ trị.
- u lymphosarcom.
- Cơn nhược cơ toàn thể.
- Suy thận.
- Tình trạng stress.
- Bệnh lupus ban đỏ hệ thống.
Giảm bạch cầu mônô
Các nguyên nhân chính thường gặp là: Phản ứng stress cấp.
Các yếu tố góp phần làm thay đối kết quả xét nghiệm
- Tình trạng stress, phấn kích, hoạt động thể lực và chuyển dạ đẻ có thế gây tăng số lượng bạch cầu đoạn trung tính.
- Các tình trạng stress có thể làm giảm số lượng bạch cầu đoạn ưa acid.
- Các thuốc có thể làm tăng số lượng bạch cầu đoạn trung tính là: Endotoxin, adrenalin, heparin, histamin, steroid.
- Các thuôc có thê làm giám số lượng bạch cầu đoạn trung tính là: Thuốc giam đau, kháng sinh, thuốc điều trị ung thư, thuốc kháng giáp trạng, phenothiazin, Sulfonamid.
- Các thuốc có thè làm tăng số lượng bạch cầu đoạn ưa bazơ là: Thuốc kháng giáp trạng.
- Các thuốc có thê làm giảm so lượng bạch cầu đoạn ưa bazơ là: Thuốc điều trị ung thư, glucocorticoid.
- Các thuốc có thè làm tăng số lượng bạch cầu đoạn ưa acid là: Digitalis, heparin, penicillin, propranolol hydrochlorid, strepto mycin, tryptophan.
- Các thuốc có the làm giảm số lượng bạch cầu đoạn ưa acid là: Corticosteroid.
- Các thuốc có thê làm giảm so lượng bạch cầu lympho là: Thuốc điều trị ung thư, corticosteroid.
- Các thuốc có thể làm giảm số lượng bạch cầu mô nô là: Thuốc điều trị ung thư, corticosteroid.
Lợi ích của xét nghiệm đếm công thức BC
- xét nghiệm không thể thiếu được trong bảng tổng kê khi tiến hành thăm dò trước một tình trạng:
- Sốt.
- Hội chứng viêm.
- Đau bụng.
- Khó thở.
- Đau khớp.
- Đau lưng.
- Gầy sút.
- Thiếu máu.
- Xuất huyết.
- xét nghiệm cho phép xác định các bệnh nhân có tình trạng mất BC và giúp điều trị các bệnh nhân này bằng kháng sinh phố rộng trong trường hợp có nhiễm trùng hay nhiễm khuẩn máu.
- xét nghiệm cho phép phân biệt:
- Hội chứng viêm có kèm tăng BC giúp định hướng chẩn đoán tới:
- Một nhiễm trùng do vi khuẩn.
- Một ổ nhiễm trùng sâu (Vd: viêm nội tâm mạc, viêm xương).
- Một ung thư bị hoại tử hay bị apxe.
- Hội chứng viêm không kèm tăng BC giúp gợi ý nhiều tới:
- Bệnh tự miễn.
- Viêm động mạch (panarterite) (Vd: viêm nút quanh động mạch, bệnh Horton).
- Ung thư không hoại tử.
- Một số nhiễm trùng (Vd: do virus, lao, thương hàn).
- Hội chứng viêm có kèm tăng BC giúp định hướng chẩn đoán tới:
- Trong trường hợp đa hồng cầu, thấy tăng BC và TC gợi ý bệnh đa hồng cầu tiên phát (bệnh Vaquez), trái lại khi số lượng BC bình thường giúp hướng tới bệnh đa hồng cầu thứ phát.
Các cảnh báo lâm sàng
số lượng bạch cầu và số lượng bạch cầu đoạn ưa acid có xu hướng giảm thấp hơn vào buổi sáng và tăng cao hơn vào buổi chiều tối. Vì vậy khi muốn xét nghiệm theo dõi diễn biến số lượng bạch cầu, cần tiến hành lấy máu xét nghiệm vào cùng thời gian trong ngày ở các lần xét nghiệm kế tiếp để bảo đảm việc so sánh kết quả được chính xác.