Xét nghiệm bệnh phẩm đờm

Tổng quan

Khoang miệng, họng và thanh quản là nơi trú ngụ của một cộng đồng các vi khuẩn (vi khuẩn chí) gồm các loại vi khuẩn hoại sinh, và trong một số tình huống là các vi khuẩn có khả năng gây bệnh tiềm tàng đối với đường hô hấp. Vì vậy, các cơ quan này được coi là không vô khuẩn. Trái lại, trong điều kiện bình thường, các niêm mạc ở phía dưới thanh môn, tức là khí quản, phế quản và các phế nang là các cơ quan vô khuẩn.

Vì vậy, tất cả các nguyên nhân làm suy yếu khả năng làm sạch của phổi (Vd: do ức chế miễn dịch, co thắt phế quản, rối loạn chức năng “vận chuyển các dị vật ra ngoài” của các lông chuyển của niêm mạc đường hô hấp, biến đổi chất lượng của chất nhày đường hô hấp…) có thể gây phát triển tràn ngập vi khuẩn ở cây phế quản, phế nang và là nguyên nhân gây nhiễm khuẩn đường hô hấp.

Phân tích XÉT NGHIỆM bệnh phẩm đờm chỉ đáng tin cậy một khi bảo đảm:

1. Lấy bệnh phẩm, bảo quản và vận chuyền được thực hiện đúng quy cách.

2. Bệnh phẩm được lấy ngoài thời gian dùng kháng sinh.

Mục đích và chỉ định xét nghiệm

XÉT NGHIỆM được chỉ định để:

1. Phát hiện một vi khuẩn gây bệnh (không kể trực khuẩn lao).

2. Tìm kiếm các tế bào ung thư phế quản phổi: Hai chỉ định được ưu tiên lựa chọn: Các ung thư bị hoại từ có vị trí ngoại biên và nội soi phế quản khó tiếp cận tổn thương. Ung thư tại các phế quản lớn với film chụp X quang ngực chưa phát hiện được tôn thương: XÉT NGHIỆM nhằm đê phát hiện sàng lọc sớm các đối tượng có nguy cơ cao.

Cách lấy bệnh phẩm

Tốt nhất là lấy mẫu đờm buổi sáng. Bệnh nhân được hướng dần đánh răng và xúc miệng bằng nước muối sinh lý trước khi khạc đờm.

Mẫu bệnh phẩm phải thực sự là đờm. Bệnh phàm nước bọt không mang lại bất kỳ lợi ích gì và cần loại bỏ mà không nên tiến hành xét nghiệm. Hướng dẫn Bệnh nhân hít sâu 3 nhịp và ho thật mạnh trước khi khạc đờm để lấy mẫu. Nếu đờm quá đặc và dính, áp dụng các biện pháp vỗ rung ngực và/hoặc khí dung nước có thể hữu ích. Hướng dẫn Bệnh nhân hít sâu 3 nhịp và ho thật mạnh trước khi khạc đờm

Bệnh phẩm phải được gửi nhanh tới phòng XÉT NGHIỆM. Thực te là, vi khuẩn chí của mẫu đờm có thể bị biến đôi một cách đáng kê trong vòng vài giờ. Hơn nữa, kết quả của một bệnh phẩm đờm chi đáng tin cậy khi nó được XÉT NGHIỆM trong vòng 3 giờ sau khi được bệnh nhân khạc ra.

Bệnh phẩm được bảo quản ở nhiệt độ phòng và không cần phải bảo quản trong tủ lạnh.

Khi có nghi vấn về độ tin cậy của bệnh phẩm đờm, sự lựa chọn tiếp theo để tiến hành lấy bệnh phẩm là thực hiện:

1. Hoặc hút dịch phế quản bằng ống soi mềm.

2. Hoặc chọc hút xuyên phế quản.

Xét nghiệm trực tiếp bệnh phẩm

XÉT NGHIỆM trực tiếp bệnh phấm đờm là một biện pháp bổ sung cho XÉT NGHIỆM nuôi cấy và cung cấp các thông tin rất hữu ích cho chẩn đoán.

Thực vậy, XÉT NGHIỆM này cho phép xác định:

1. Mầu sắc và dạng đờm: Nhiễm khuẩn đường hô hấp thường kèm theo đờm vàng, xanh hay đôi khi có máu.

2. Sự có mặt bất thường các tế bào biểu mô: Phát hiện thấy các tế bào biểu mô miệng trong bệnh phẩm dòm là một bằng chứng bị nhiễm bấn từ miệng. Bệnh phẩm chứa < 10 tế bào biểu mô/ vi trường (với độ phóng đại X 100) được coi là một bệnh phẩm đủ tiêu chuẩn. Trái lại nếu bệnh phấm chứa > 25 tế bào biểu mô/vi trường được coi là bị nhiễm bẩn bởi các vi khuẩn chí ở miệng và không được phép tiến hành nuôi cấy bệnh phẩm này.

3. Sự có mặt bất thường các BC: Trong điều kiện bình thường, không có hay có ít bạch cầu trong bệnh phẩm đờm. Phát hiện thấy BC đa nhân hướng tới chẩn đoán nhiễm khuẩn đường hô hấp, trong khi có các Bạch cầu ưa acid gợi ý nhiều tới nguồn gốc dị ứng.

4. Sự có mặt bất thường các hồng cầu: Phát hiện thấy các hồng cầu trong bệnh phẩm đờm là một yếu tố quan trọng, hướng chẩn đoán tới nguồn gốc tai mũi họng hay hô hấp. Các nguyên nhân chính gây ho ra máu (có hồng cầu trong bệnh phấm đờm) là: Bệnh lý khối u, lao phổi, viêm phổi, dãn phế quản, tắc mạch phổi, nhiễm nấm aspergillus, bệnh Rendu Osler…

5. Sự có mặt bất thường các mầm bệnh: XÉT NGHIỆM trực tiếp sau khi nhuộm Gram rất hữu ích trong chẩn đoán bệnh căn của nhiễm khuẩn đường hô hấp và có thể được tiến hành nhanh tại các bệnh viện. Thấy có một vi khuẩn chí đa dạng (và thường đi kèm với rất nhiều tế bào niêm mạc miệng và rất ít đại thực bào) khi XÉT NGHIỆM trực tiếp, gợi ý nhiềm bân nước bọt. Trái lại, phát hiện thấy nhiều cầu khuẩn gram dưomg hay vi khuẩn gram âm lại gợi ý nhiều tới một nhiễm trùng vi khuẩn đặc hiệu.

Kết quả nuôi cấy

Neu bệnh phẩm được bảo quản thích hợp, được vận chuyển nhanh tới phòng XÉT NGHIỆM và được tiến hành nuôi cấy trong vòng 3 giờ, kết quả nuôi cấy bệnh phẩm đờm có thể được coi là đáng tin cậy. Nuôi cấy bệnh phẩm đờm thường cho kết quả sau 72 giờ và tùy hoàn cảnh có thể xem xét tiến hành làm kháng sinh đồ. Một số phòng xét nghiệm cho kết quả định lượng (số khuấn lạc/mL đờm). Trong trường hợp này, một vi khuẩn chỉ được coi là nguyên nhân gây bệnh khi nó được thấy > 10-7 khuẩn lạc/mL.

Các vi khuẩn do nhiễm bẩn và không gây bệnh thường gặp cùa đường hô hấp bao gồm:

  • Liên cầu viridans.
  • Tụ cầu trắng.
  • Các vi khuẩn họ neisseria: cầu khuẩn gram (-): lậu cầu, não mô cầu…
  • Cầu khuẩn ruột (enterocoques).
  • Diphteroid (Vd: vi khuấn chủng corynebacterium).

Các vi khuẩn thường gây bệnh của đường hô hấp bao gồm:

  • Phế cầu (pneumocoque).
  • Haemophilus influenza.
  • Tụ cầu vàng.
  • Klebsialla pneumoniae.
  • Branhamella catharalis.
  • Các mycobacteria.

Các vi khuẩn với khá năng gây bệnh bị nghi vấn (có thể là vi khuẩn gây hoại sinh thông thường hay vi khuẩn gây bệnh) của đường hô hấp bao gồm:

  • E Coli.
  • Các proteus.
  • Pseudomonas.
  • Candida.

Các yếu tố góp phần làm thay đổi kết quả xét nghiệm

Nhiễm bẩn mẫu bệnh phẩm, lấy mẫu nước bọt mà không phai làm mẫu đờm và chậm trễ chuyển mẫu bệnh phẩm tới phòng XÉT NGHIỆM sau khi lấy có thể làm thay đổi kết quả XÉT NGHIỆM. Tiến hành dùng kháng sinh trước khi thu bệnh phẩm có thể làm thay đổi kết quả XÉT NGHIỆM.

Các cảnh báo lâm sàng

Ngoài việc tìm kiếm trực khuẩn kháng cồn – toan trong đờm, XÉT NGHIỆM bệnh phàm đờm thường được coi là một test không nhậy cũng như không đáng tin cậy:

Không đủ tin cậy. Do bệnh phấm đờm luôn có nguy cơ bị nhiễm bấn bởi các vi khuẩn cư trú tại họng miệng.

Không nhạy: Do 50% các trường hợp viêm phổi do phế cầu được khăng định nhờ cấy máu song không được xác nhận khi xét nghiệm bệnh phấm đờm. Khi tiến hành XÉT NGHIỆM đờm tìm tế bào ung thư:

■ Một kết quả XÉT NGHIỆM tìm tế bào ung thư trong dòm âm tính không đủ để loại bỏ chẩn đoán.

■ Các tế bào niêm mạc phế quản bị dị sản hay bị biến đổi do viêm có thể khó phân biệt với tế bào u.

Scroll to Top