CORTISOL là gì? xét nghiệm CORTISOL để làm gì?

xét nghiệm CORTISOL
xét nghiệm CORTISOL

CORTISOL là gì?

Khi đáp ứng với một stress, vùng dưới đồi (hypothalamus) tiết hormon gây giải phóng hormon CRH (corticotropin-releasing hormon). Hormon này kích thích thùy trước tuyến yên tiết ACTH (hormon hướng thượng thận [adrenocorticotropic hormone]). Khi được tiết ra, ACTH kích thích vỏ thượng thận sản xuất và tiết cortisol là một loại corticoid chuyển hóa đường (glucocorticoid hormone). Nếu nồng độ cortisol trong máu tăng lên, thông qua cơ chế điều hòa ngược (-) (nagative feedback) để kích thích tuyến yên giảm sản xuất ACTH. 

xét nghiệm CORTISOL
xét nghiệm CORTISOL

Cortisol có một số chức năng sau đây: 

  • Kích thích hình thành glucose (tân tạo glucose).
  • Kích thích thoái giáng các chất dự trữ năng lượng của cơ thể (Vd: mỡ, protein carbohydrat).
  • Khởi động các đáp ứng giao cảm đối với tác nhân gây stress.
  • Giảm chức năng gây viêm và chức năng miễn dịch.
  • Kích thích bài tiết acid dịch vị. 

Nồng độ cortisol máu cung cấp các thông tin quý báu liên quan với chức năng của vỏ thượng thận. Trong điều kiện bình thường, bài xuất cortisol của thượng thận thay đổi theo nhịp ngày đêm, với đỉnh hay nồng độ cao nhất trong khoảng 6 – 8h sáng và đáy hay nồng độ thấp nhất xẩy ra vào nửa đêm. 

Hầu hết cortisol hiện diện trong cơ thể được gắn với globulin mang cortisol (cortisol-binding globulin) và albumin. 5 – 10% là cortisol “tự do” hay không liên hợp, vậy được thận lọc vào nước tiểu. Định lượng cortisol niệu xác định hàm lượng cortisol “tự do” có trong nước tiểu 24 giờ và được sử dụng để đánh giá chức năng thượng thận, so xét nghiệm này cung cấp bằng chứng trực tiếp và đáng tin cậy trong thực hành về tình trạng bài xuất cortisol của tuyến thượng thận. Nói chung, nồng độ cortisol niệu sẽ tăng lên khi nồng độ cortisol huyết tương tăng cao và sẽ giảm xuống khi nồng độ cortisol huyết tương thấp. Nồng độ creatinin trong mẫu nước tiểu 24h cũng thường được định lượng cùng với nồng độ cortisol niệu để khẳng định thể tích nước tiểu là thỏa đáng. 

xét nghiệm CORTISOL
xét nghiệm CORTISOL

Mục đích và chỉ định xét nghiệm cortisol trong máu 

hội chứng cushing
hội chứng cushing
  1. Định lượng nồng độ cortisol máu: 
    • Để tách biệt giữa suy thượng thận tiên phát và thứ phát.
    • Để chẩn đoán phân biệt hội chứng Cushing với suy thượng thận.
  2. Định lượng nồng độ cortisol niệu để: 
    • Phát hiện tình trạng cường chức năng tuyến thượng thận (test sàng lọc hội chứng Cushing), suy thượng thận muộn (bệnh Addison) và để theo dõi hiệu quả điều trị các tình trạng trên.
    • Hỗ trợ chẩn đoán các bất thường bẩm sinh hoặc mắc phải của 11 p – hydroxy steroid dehydrogenase.
    • Chẩn đoán tình trạng giả cường aldosteron (pseudohyperaldo- steronism) do uống quá nhiều cam thảo. 

Cách lấy bệnh phẩm xét nghiệm CORTISOL 

Máu:

  • XÉT NGHIỆM được thực hiện trên huyết tương.
  • Yêu cầu Bệnh nhân nhịn ăn và hạn chế hoạt động thể lực 10 – 12h trước khi lấy máu XÉT NGHIỆM.
  • cần ngừng dùng trong vòng 24h trước khi lấy máu XÉT NGHIỆM tất cả các thuốc có thể có ảnh hường đến nồng độ cortisol máu (đặc biệt là các thuốc ngừa thai loại kết hợp estrogen và progesteron).
  • Trong trường họp muốn XÉT NGHIỆM để chẩn đoán hội chứng Cushing: tiến hành lấy máu XÉT NGHIỆM vào các thời điểm 8h sáng và 20h (các thời điếm nồng độ cortisol máu thấp nhất trong nhịp ngày đêm).

Nước tiểu:

Thu bệnh phẩm nước tiểu 24h vào bình chứa có chất bảo quản (lOg acid boric) và được bảo quản trong tủ mát. 

Giá trị bình thường 

Cortisol máu: 

  • 8h sáng đến 12h trưa: 5,0 – 25,0 µg/dL hay 138 – 690 nmol/L. 
  • 12h trưa đến 20h tối: 5,0 – 15,0 µg/dL hay 138 – 410 nmol/L. 
  • 20h tối đến 8h sáng: 0 – 10,0 µg/dL hay 0 – 276 nmol/L.

Cortisol niệu: 

  • 10-100 jig/24h hay 27,6 – 276 mmol/ngày. 
  • Nam: <60 |ig/24h hay 165,5 mmol/ngày. 
  • Nữ: 45 µg/ 24h hay 124 mmol/ngày. 

Tăng nồng độ cortisol máu 

Các nguyên nhân chính thường gặp là: 

  • u biểu mô tuyến (adenoma) thượng thận.
  • Bỏng.
  • Bệnh Cushing.
  • Hội chứng Cushing.
  • Sản giật.
  • Các khối u sản xuất ACTH lạc chỗ (ectopic ACTH-producing tumors).
  • Gắng sức.
  • Cường chức năng tuyến yên (hyperpituitarism).
  • Tăng huyết áp.
  • Cường giáp.
  • Bệnh nhiễm trùng.
  • Béo phì.
  • Viêm tụy (cấp).
  • Có thai.
  • Shock.
  • Tình trạng stress.
  • Phẫu thuật. 

Giảm nồng độ cortisol máu 

Các nguyên nhân chính thường gặp là: 

  • Bệnh Addison.
  • Suy thượng thận. 
  • Hạ đường huyết.
  • Suy chức năng tuyến giáp (hypothyroidism).
  • Bệnh gan.
  • Hoại tử tuyến yên sau đẻ (postpartum pituitary necrosis). 

Tăng nồng độ cortisol niệu 

Các nguyên nhân chính thường gặp là: 

  • Vô kinh (Amenorhea).
  • Hội chứng Cushing.
  • Cường giáp.
  • Ung thư phổi.
  • Khối u tuyến yên.
  • Có thai.
  • Tình trạng stress. 

Giảm nồng độ cortisol niệu 

Các nguyên nhân chính thường gặp là: 

  • Bệnh Addison.
  • Suy chức năng tuyến yên.
  • Suy giáp.
  • Rối loạn chức năng cầu thận. 

Các yếu tố góp phần làm thay đối kết quả xét nghiệm 

  • Nồng độ cortisol máu và niệu có thế thay đổi khi gắng sức, khi ngủ và trong tình trạng stress.
  • Mẫu bệnh phẩm bị vỡ hồng cầu có thể làm thay đối kết quả XÉT NGHIỆM.
  • Bệnh nhân nghiện rượu, trầm cảm, rối loạn ăn, có hội chứng buồng trứng đa nang, hay đang bị một bệnh lý cấp tính có thể có nồng độ cortisol niệu tăng cao bất thường (song nồng độ này không bao giờ vượt hcm 300 pg trong 24 giờ).
  • Các thuốc có thể làm tăng nồng độ cortisol máu là: Amphetamin, estrogen. cồn ethylen, lithium carbonat, methadon, nicotin, thuốc ngừa thai uống, spironolacton, glucocorticoid tổng hợp (Vd: prednison. prednisolon).
  • Các thuốc có thê làm giảm nồng độ cortisol máu là: Androgen, barbiturat, dexamethason, levodopa, phenytoin. 
  • Các thuốc có thể làm tăng nồng độ cortisol niệu là: Amphetamin, hormon hướng thượng thận (corticotropin), carbamazepin, gluco­ corticoid tổng hợp (Vd: prednison, prednisolon), estrogen, nicotin, thuốc ngừa thai uống, phenytoin, phenobarbital, primidon, spironolacton.
  • Các thuốc có thể làm giảm nồng độ cortisol niệu là: Dexa- methason. 

Lợi ích của xét nghiệm định lượng cortisol 

  • XÉT NGHIỆM hữu ích để chẩn đoán hội chứng Cushing: Nồng độ cortisol máu tăng cao vào thời điểm 8h sáng đi kèm với với tăng tương ứng hay thậm chí tăng cao hơn nồng độ cortisol ở thời điểm 20h là một gợi ý có giá trị cho chẩn đoán.
  • XÉT NGHIỆM hữu ích đế chẩn đoán suy thượng thận: Nồng độ cortisol máu thấp vào thời điểm 8h sáng.
  • XÉT NGHIỆM giúp tách biệt giữa suy thượng thận tiên phát và suy thượng thận thứ phát.
  • Một nồng độ cortisol niệu cao bất thường là một bằng chứng gợi ý cho chẩn đoán tình trạng cường thượng thận song không đủ đế cho phép khẳng định chẩn đoán này. Bệnh nhân có thê được thừa nhận là có hội chứng Cushing khi bài xuất cortisol niệu cơ sở tăng > 3 lần giới hạn bình thường cao (> 300 pg trong 24 giờ). Kết quả này được gặp ở 95% các trường hợp có hội chứng Cushing. Khi nồng độ cortisonl tự do trong nước tiểu 24 giờ < 100 pg trong vòng 24 giờ có thể loại bỏ chẩn đoán. Một giá trị trung gian đòi hỏi chỉ định tiến hành cho bệnh nhân test ức chế bằng dexamethason.
  • Định lượng cortisol niệu cũng là một XÉT NGHIỆM hữu ích để đánh giá hiệu quả điều trị các bệnh lý tuyến thượng thận. 

Các cảnh báo lâm sàng 

  • Bệnh nhân đang uống prednisone có thế bị tăng giả tạo nồng độ cortisol máu do prednison được chuyển đổi thành prednisolone sau khi uống.
  • Không khuyến cáo tiến hành làm XÉT NGHIỆM này nếu Bệnh nhân đang dùng prednisone/prednisolone do có tình trạng phản ứng chéo với kháng thể được sử dụng trong kỹ thuật định lượng nồng độ cortisol máu. 
  • Nguyên nhân thường gặp nhất gây tăng nồng độ cortisol trong huyết tương ở các phụ nữ là khi có tăng cao nồng độ estrogen trong tuần hoàn (Vd: điều trị bằng estrogen, có thai), tình trạng này gây tăng nồng độ globulin gắn với cortisol.
  • Các bệnh nhân có tình trạng bệnh lý nặng cần hồi sức và sepsis sẽ bị giảm nồng độ albumin và nồng độ globulin gắn với cortisol, vì vậy gây hạ thấp nồng độ cortisol máu.
  • Tình trạng stress cấp (kể cả phải nằm viện và phẫu thuật), nghiện rượu, trầm cảm và dùng nhiều loại thuốc (Vd: cortisone ngoại sinh, thuốc chống trầm cảm) có thể làm mất biến đổi bình thường nồng độ cortisol theo nhịp ngày đêm, gây tác động tới test ức chế/ kích thích tiết cortisol và gây tăng nồng độ cortisol nền.
  • Một số bệnh nhân bị trầm cảm có tăng phản ứng của trục dưới đồi- tuyến yên-thượng thận, tương tự như hội chứng Cushing.
  • Bệnh nhân bị bệnh thận do bị giảm khả năng bài xuất có thế bị hạ thấp giả tạo nồng độ cortisol tự do niệu.
Scroll to Top