FERRITIN là gì? Khi nào cần xét nghiệm FERRITIN?

(Ferritine / Ferritin)

xét nghiệm ferritin
xét nghiệm ferritin

FERRITIN là gì?

Ferritin là một protein chính giúp dự trữ sắt trong cơ thể (với 1 ng ferritin/mL chỉ dẫn tổng dự trữ sắt là 10 mg). Đây là một protein rất lớn (trọng lượng phân tử lên tới 440 kDa) với 24 dưới đơn vị bao gồm các chuỗi nặng và chuỗi nhẹ và có thể dự trữ được tới 4500 nguyên tử sắt, vì vậy định lượng nồng độ ferritin cung cấp một chỉ dẫn về tổng kho dự trữ sắt có thể được cơ thể đưa ra sử dụng.

Nồng độ ferritin giảm xuống trước khi xầy ra triệu chứng thiếu máu. ví dụ:

  • trong giai đoạn 1 của thiếu máu do thiếu sắt, các kho chứa ferritin và hemosiderin sẽ bị thiếu hụt.
  • Trong giai đoạn 2, sắt huyết thanh giảm xuống và khả năng gắn sắt toàn thể tăng lên.
  • Chỉ tới giai đoạn 3, nồng độ hemoglobin mới giảm và tình trạng thiếu hụt sắt mới có tác động đến quá trình sinh tổng hợp hem.

Ferritin còn là một chất phản ứng pha cấp, và cùng với transferrin, ferritin phối hợp điều hòa khả năng đề kháng của tế bào chống lại các stress oxi hóa và tình trạng viêm.

Ferritin huyết tương được định lượng trên lâm sàng thường là apoferritin (một phân tử không chứa sắt).

Mục đích và chỉ định xét nghiệm FERRITIN

xét nghiệm ferritin
xét nghiệm ferritin
  • Để đánh giá kho dự trừ sắt có thể huy động được của cơ thể. Vì vậy được chỉ định để:
  • Dự kiến và theo dõi tình trạng thiếu hụt sắt trong cơ thể.
  • Xác định đáp ứng với điều trị bồ sung sắt, hoặc mức tuân thủ điều trị của bệnh nhân.
  • Chấn đoán phân biệt các thiếu máu do thiếu hụt sắt với thiếu máu do bệnh lý mạn tính.
  • Theo dõi và phát hiện tình trạng quá tải sắt ở một số tình trạng bệnh lý (ví dụ: suy thận).
  • Nghiên cứu quần thể cộng đồng để đánh giá nồng độ sắt và đáp ứng với điều trị bổ sung sắt.

Cách lấy bệnh phẩm xét nghiệm FERRITIN

XÉT NGHIỆM được thực hiện trên huyết tương hoặc huyết thanh. bệnh nhân được yêu cầu nhịn ăn trước khi lấy máu XÉT NGHIỆM.

Giá trị bình thường xét nghiệm FERRITIN

  • Nam: 23 – 300 ng/mL hay 23 – 300 µg/l (ở đối tượng có dự trừ sắt bình thường giá trị này phải > 30 ng/mL). –
  • Nữ 12 -150 ng/mL hay 12 -150 µg/l.
  • Trẻ > 5 tháng: 7-140 ng/mL hay 7-140 µg/l
  • 2 – 5 tháng 50 – 200 ng/mL hay 50 – 200 µg/l
  • 1 tháng 200 – 600 ng/mL hay 200 – 600 µg/l
  • Trẻ sơ sinh 25 – 200 ng/mL hay 25 – 200 µg/l.

Tăng nồng độ ferritin máu

Các nguyên nhân chính thường gặp là:

  • Bệnh gan cấp và mạn tính (ví dụ: viêm gan cấp, xơ gan).
  • Nghiện rượu (nồng độ ferritin tụt giảm nhanh trong giai đoạn cai rượu).
  • Các bệnh lý ác tính (ví dụ: bệnh Hodgkin, bệnh lơxêmi).
  • Nhiễm trùng và có tình trạng viêm cấp.
  • Bệnh lý viêm mạn tính.
  • Viêm khớp dạng thấp.
  • Nhồi máu cơ tim cấp.
  • Các thiếu máu khác không do thiếu sắt (ví dụ: thiếu máu nguyên hồng cầu , tan máu, nguyên bào sắt [sideroblastic], bệnh thiếu máu hồng cầu vùng biển hay bệnh thalassemi, hồng cầu hình cầu [spherocytosis]).
  • Tăng gánh sắt (ví dụ: lắng đọng hemosiderin tại các mô trong cơ thể 4 [hemosiderosis], nhiễm thiết huyết to [hemochromatosis]).
  • Cường giáp.
  • Bệnh thận mạn giai đoạn cuối: Các giá trị ferritin máu > 1000 µg/l không phải quá hiếm gặp. Giá trị < 200 |ig/L là một dấu hiệu đặc hiệu gợi ý tình trạng thiếu hụt sắt ở các bệnh nhân này.
  • Đa hồng cầu tiên phát.
  • Ung thư biểu mô tế bào tận do chảy máu trong u.

Giảm nồng độ ferritin máu

Các nguyên nhăn chính thường gặp là:

  • Phẫu thuật đường tiêu hoá.
  • Lọc máu (hemodialysis).
  • Bệnh lý ruột do viêm (inflammatory bowel disease).
  • Thiếu máu do thiếu sắt.
  • Suy dinh dưỡng.
  • Mất máu do kinh nguyệt.
  • Có thai.

Các yếu tố góp phần làm thay đối kết quả xét nghiệm FERRITIN

Nồng độ ferritin máu tăng theo tuổi. Các kết quả cho giá trị tăng cao ở cả nam và nữ trong độ tuổi hoạt động tình dục. Ở trẻ nhỏ, sau một giai đoạn tăng tạm thời xẩy ra vài ngày sau đẻ, nồng độ này giảm thấp xuống trong năm đầu của trè và mức tương tự ở cả trẻ nam và nữ.

Có tình trạng giao động lớn về giá trị bình thường ở nam (từ 60 đến 300 µg/l) so với giá trị bình thường ở nữ (từ 30 đến 3150 µg/l). Sau tuổi mãn kinh nồng độ ferritin cúa nam và nữ tương đương nhau.

Giá trị nồng độ ferritin sẽ bị hạ thấp giả tạo trong trường họp mẫu bệnh phẩm bị vỡ hồng cầu.

Tăng giả tạo nồng độ ferrritin máu có thể xảy ra khi:

  • Dùng các chất bổ sung sắt và thức ăn có chứa hàm lượng sắt cao.
  • Sau khi truyền máu.
  • Sau khi dùng chất đồng vị phóng xạ để chụp xạ hình.
  • Huyết thanh có nồng độ lipid cao.
  • Ở các phụ nữ dùng thuốc ngừa thai uống.

Lợi ích của xét nghiệm định lượng nồng độ ferritin máu

xét nghiệm ferritin
xét nghiệm ferritin
  1. xét nghiệm hữu ích được sử dụng để chẩn đoán phân biệt các loại thiếu máu khi phối họp định lượng nồng độ ferritin với xác định nồng độ sắt và khả năng gắn sắt toàn thề. Nồng độ ferritin bị hạ thấp <15 µg/l là dấu hiệu đặc trưng cho tình trạng thiếu máu do thiếu sắt.
  2. xét nghiệm hữu ích để chẩn đoán sớm tình trạng thiếu máu do thiếu sắt và theo dõi đáp ứng điều trị bố sung sắt. Giảm thấp nồng độ feritin máu là dấu hiệu sớm nhất chứng tỏ có tình trạng thiếu hụt sắt song đây cũng là xét nghiệm trở lại giá trị bình thướng xay ra cuối cùng tới khi làm đầy hữu hiệu kho dự trữ sắt trong cơ thê ở các đối tượng được điều trị bổ sung sắt.
  3. Có thể sử dụng xét nghiệm định lượng nồng độ ferritin đế sàng lọc các đối tượng được coi là có nguy cơ cao bị thiếu hụt sắt (phụ nữ trẻ tuổi, người ăn chay, người béo phì, trẻ đẻ non và trẻ nhẹ cân khi sinh) do xét nghiệm này có độ nhạy và độ đặc hiệu cao để chẩn đoán tình trạng thiếu sắt ở các bệnh nhân thiếu máu. Giảm nồng độ ferritin máu là dấu hiệu đầu tiên của tình trạng thiếu sắt và là dấu hiệu trở về giá trị bình thường muộn nhất sau khi điều trị bổ sung sắt cho bệnh nhân.
  4. xét nghiệm có thể được sử dụng để chẩn đoán và theo dõi trạng thái tải sắt trong một số tình trạng bệnh lý:
    • Theo dõi trạng thái tải sắt ở các bệnh nhân có bệnh thận mạn được lọc máu hoặc chưa được lọc máu.
    • Phát hiện tình trạng quá tải sắt và theo dõi đáp ứng điều trị ở các bệnh nhân bị nhiễm thiết huyết tố (hemochromatosis): ở bệnh nhân bị nhiễm thiết huyết tố, nồng độ ferritin huyết thanh tăng rất cao: có thể > 1000 µg/l và đôi khi có thế đạt tới giá trị > 10.000 µg/l.

Các cảnh báo lâm sàng

  • Cần điều trị tình trạng thiếu máu do thiếu sắt bang Sulfat sắt (ferrous Sulfat) liên tục trong 3 – 6 tháng ngay cả khi nồng độ hemoglobin đã trở lại mức bình thường. Điều trị này cho phép làm đầy trở lại kho dự trữ ferritin của cơ thể.
  • Dùng vitamin c giúp làm tăng khả năng hấp thu sắt trong cơ thể.
  • Nồng độ ferritin có thể trong giới hạn bình thường (hoặc thậm chí tăng cao) trong các bệnh lý ác tính, bệnh gan, và tình trạng viêm. Đối với các trường hợp nghi vấn có the chỉ định nhuộm tìm sắt trong tủy xương để loại trừ tình trạng thiếu hụt sắt.
  • Đánh giá độ bão hòa transferrin (transferrin saturation) là một test nhậy hơn để phát hiện sớm tình trạng quá tải sắt ở các bệnh nhân bị nhiễm thiết huyết tố. Tỷ lệ ferritin huyết thanh (tính theo ng/mL)/ ALT (tính theo IU/L) > 10 ở các bệnh nhân bị thiếu máu hồng cầu vùng biển (thalassemia) có tăng gánh sắt song tỷ lệ này thường chỉ < 2 trong viêm gan do virus. Tỷ lệ này giảm đi khi điều trị gắp sắt cho bệnh nhân có kết quả.
Scroll to Top