(GGT hay Gamma GT (γGT) : Gamma-Glutamyl Transpeptidase / Gamma-Glutamyl Transferase, Gamma-Glutamyl Transpeptidase)
GGT (Gamma GT) là gì?
GGT hay Gamma GT (γGT) là tên viết tắt của :Gamma-Glutamyl-Transferase là một enzym gắn với màng tế bào (membrane-bound enzyme) tham gia vào quá trình xúc tác chuyển các nhóm gamma-glutamyl giữa các acid amin qua màng tế bào.
Enzym này được thấy với hoạt độ lớn ở gan, thận, tuỵ, đường mật và với hoạt độ thấp hơn ở tim, lách và ruột non. Tuy vậy, enzym lưu hành trong huyết tương có nguồn gốc chủ yếu từ gan.
Gamma GT chịu trách nhiệm trong quá trình chuyển hóa glutathion ngoài tế bào (một chất chống oxi hóa chính trong tế bào). Enzym này có thể được coi là enzym đầu tiên chịu tác động một khi xẩy ra các bệnh lý của gan và đường mật, chính độ nhạy rất cao đó khiến gamma GT rất hữu ích trong loại trừ một bệnh lý gan mật. Tuy nhiên do tính đặc hiệu thấp nên không giúp ích gì cho việc xác định nguyên nhân gây bệnh.
ở người nghiện rượu, gamma GT thường bị gia tăng đơn độc. Giá trị của enzym tương ứng với lượng rượu hấp thụ và nghiên cứu đường tiến triển của enzym theo thời gian giúp người thầy thuốc đánh giá thói quen dùng rượu của bệnh nhân.
Trong trường hợp tăng phosphatase kiềm, xác định gamma GT cho phép phân biệt nguồn gốc xương (gamma GT bình thường) với nguồn gốc gan mật của tinh trạng tăng phosphatse kiềm (gamma GT tăng).
Mục đích và chỉ định xét nghiệm GGT
- Để chẩn đoán và theo dõi một bệnh lý gan mật. Đây là một chỉ dấu enzym rất nhạy đối với các bệnh gan.
- Để phân biệt tình trạng tăng phosphatase kiềm do nguyên nhân bệnh cơ hay do bệnh gan mật.
- Để sàng lọc các tình trạng nghiện rượu mạn tính nhưng bệnh nhân không chịu khai báo.
Cách lấy bệnh phẩm xét nghiệm GGT
- Xét nghiệm được tiến hành trên huyết thanh.
- Yêu cầu Bệnh nhân nhịn ăn 8h trước khi lấy máu XÉT NGHIỆM.
- Bệnh nhân không được uòng rượu trong vòng 24h trước khi lấy máu XÉT NGHIỆM.
- Ghi chú: Có thế bảo quản bệnh phẩm trong vòng 24h ở 4°c. Tuy vậy, phải tiến hành tương đối nhanh quá trinh tách hồng cầu để tránh bệnh phấm bị vỡ hồng cầu.
Giá trị bình thường xét nghiệm GGT
- 0 – 3 tháng: 4 – 120 U/L hay IU/L.
- 3 tháng – 1 năm: 3-30 U/L hay 3-30 IU/L.
- 1 – 16 tuổi: 2 – 25 U/L hay 2 – 25 IƯ/L.
- Nam: 5 – 38 U/L hay 5 – 38 IU/L.
- Nữ: 5 – 29 U/L hay 5 – 29 IU/L.
Tăng hoạt độ GGT huyết thanh
Các nguyên nhân chính thường gặp là:
- Các bệnh lý gan mật
- Rượu:
- Viêm gan do rượu: Gamma-GT tăng trung bình > 3,5 lần giới hạn bình thường cao.
- Thoái hoá mỡ, thoái hoá mỡ xơ hoá: tăng gamma-GT song song với tăng hoạt độ AST và ALT song ở mức nhiều hơn.
- Thuốc: Phenobarbital, phenytoin, warfarin, thuốc ngừa thai uống, rifampicin, INH, Carbamazepin, methotrexat, acid valproic.
- Viêm gan nhiễm trùng: Viêm gan A, B, không A – không B, tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm trùng, bệnh do toxoplasma, nhiễm trùng do cytomegalovirus.
- Viêm gan cấp: Tăng hoạt độ gamma-GT thường kém rõ rệt hơn so với tình trạng các enzym gan khác, song đây là enzym trở về mức bình thường muộn nhất, vì vậy rất hữu ích để chỉ dẫn tình trạng hồi phục.
- Viêm gan mạn hoạt động (chronic active hepatitis): Tăng cao hơn so với trong viêm gan cấp (trung bình là > 7 lần mức giới hạn bình thường cao) và tăng nhiêu hơn so với mức tăng AST và ALT.
- Trong giai đoạn viêm gan mạn không hoạt động, có thể thấy đây là enzym duy nhất tiếp tục tăng hoạt tính trong khi các enzym khác trơ về giá trị bình thường.
- Xơ gan: Trong các trường họp không tiến triển, giá trị gamma-GT trung bình tăng ít hơn so với mức tăng gặp trong viêm gan mạn (< 4 lần giới hạn bình thường cao). Khi mức tăng > 10 – 20 lần bình thường xẩy ra ở bệnh nhân xơ gan sẽ gợi ý có carcinoma tế bào gan nguyên phát chồng thêm vào (mức tăng trung bình là > 21 lần giới hạn bình thường cao).
- Suy tim mất bù (gan ứ huyết).
- Rượu:
- Các xâm nhiễm gan:
- Tăng lipid máu.
- Di căn gan.
- Tăng gamma GT xấy ra song song với tăng phosphatase kiềm (ALP) và đi trước khi chụp scan gan dương tính. Mức tăng trung bình > 14 lần giới hạn bình thường cao. Ư lympho. Áp xe. Kén sán lá gan. Bệnh sarcoidose (sarcoidosis).
- Lao.
- Bệnh lý gây ứ mật:
- Nói chung hoạt độ gamma-GT biến đổi song hành với nồng độ phosphatase kiềm (ALP), leucin amino peptidase (LAP) và 5’-Nucleotidase (5’-NT) huyết thanh song gamma-GT nhạy hơn.
- Vàng da tắc mật: Tăng gamma GT xẩy ra nhanh hơn và ở mức mạnh hơn so với mức tăng ALP và LAP. Mức tăng trung bình là > 5 lần giới hạn bình thường cao.
- Xơ gan do mật tiên phát: Tăng gamma GT rõ rệt với mức tăng trung bình là > 13 lần giới hạn bình thường cao.
- Viêm đường mật xơ hoá.
- ứ mật (cholestasis) Trong ứ mật cơ giới (Vd: do sỏi mật) và do viêm gan virus tăng gamma-GT và LAP tương đương nhau, song trong ứ mật do thuốc (drug-induced cholestasis), mức tăng gamma- GT nhiều hơn so với mức tăng LAP. Mức tăng trung bình được gặp > 6 lần giới hạn bình thường cao.
- Ung thư biểu mô đường mật.
- Tắc mật ở trẻ nhỏ: Gamma-GT tăng cao hon nhiều trong thiểu sản đường mật gây chít hẹp (biliary atresia) so với trong viêm gan sơ sinh (điểm cắt 300 IU/L là ngưỡng phân biệt hữu ích). Các trẻ có tình trạng thiếu hụt (X)-antitrypsin có hoạt độ gamma-GT cao hơn so với các bệnh nhân bị thiểu sản đường mật gây trít hẹp đường mật.
- Các tổn thương tụy tạng:
- Viêm tụy: Hoạt độ gamma-GT luôn tăng cao trong viêm tụy cấp. Trong viêm tụy mạn chỉ gặp tăng gamma-GT khi có tổn thương tới đường mật hoặc viêm hoạt động.
- Ung thư tụy.
- u bóng Vater (Ampullome de Vater).
- Các tổn thương thận
- Hội chứng thận hư.
- Ung thư biếu mô thận (hypernephroma) (hiếm gặp).
- Các nguyên nhân khác:
- Đái tháo đường, cường giáp, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) và viêm khớp dạng thấp.
- Nhồi máu cơ tim: tăng gamma-GT ở 50% các bệnh nhân. Tình trạng tăng này bắt đầu xay ra vào ngày thứ 4 đến ngày thứ 5, đạt tới giá trị tối đa vào ngày thứ 8-12. Khi có tình trạng sốc tim hoặc suy tim phải cấp, có thể xuất hiện một đỉnh nồng độ sớm trong vòng 48h sau đó giảm nhanh và được tiếp theo bằng tình trạng táng gamma-GT xây ra muộn hơn.
- Một số trường họp ung thư biểu mô tuyến tiền liệt.
- Các khối u tân sinh, ngay cả khi không có di căn gan: u tế bào hắc tố ác tính, ung thư vú và phổi.
- Các tình trạng khác: Béo phì quá mức, bệnh tim, tình trạng sau mổ.
Giảm hoạt độ GGT huyết thanh
Nguyên nhân chính thường gặp là:
Suy giáp
Các yếu tố góp phần làm thay đổi kết quả xét nghiệm
- Mẫu bệnh phấm bị vỡ hồng cầu có thể làm thay đối kết quả XÉT NGHIỆM.
- Hoạt độ gamma-GT cho thấy có các thay đổi giữa các ngày xét nghiệm ở mức 10 – 15%.
- Hoạt độ gamma-GT có thể tăng 25 – 50% khi Bệnh nhân có BMI cao; Gamma-GT bị giám thấp hơn 25% trong những tháng đầu thai kỳ.
- Các thuốc có thể làm tăng hoạt độ gamma-GT là: Rượu, aminoglycosid, barbiturat (Vd: phénobarbital), thuốc kháng H2, thuốc chống viêm không phải là Steroid, phenytoin, thuốc ngừa thai uống, thuốc chống trầm cảm, carbamzepin, Cimetidin, furosemid.
- Các thuốc có thể làm giảm hoạt độ gamma-GT là: Clofibrat, thuốc chông đông.
Lợi ích của XÉT NGHIỆM đo hoạt độ GGT huyết thanh
- XÉT NGHIỆM cho phép phát hiện các Bệnh nhân nghiện rượu nhưng không chịu nhận mình nghiện rượu (tăng gamma GT thường đi kèm với thiếu máu hồng cầu to và tăng acid uric máu). Tỷ lệ gamma-GT/ phosphatase kiềm > 2,5 là bằng chứng rất gợi ý cho tình trạng lạm dụng rượu.
- XÉT NGHIỆM hữu ích để theo dõi các Bệnh nhân nghiện rượu: Đo hoạt độ gamma GT giúp chấn đoán sớm các vấn đề gan mật ở Bệnh nhân nghiện rượu nhất là xơ gan do rượu và u gan. Trong thời gian cai rượu, gamma GT giảm xuống khoảng 50% trong vòng 8 ngày.
- XÉT NGHIỆM cho phép phân biệt tăng phosphatase kiềm nguồn gốc xương với tăng phosphatase kiềm nguồn gốc gan mật khi tiến hành đo hoạt độ gamma GT huyết thanh cùng với đo hoạt độ phosphatase kiềm (do gamma GT đặc hiệu hơn đối với các bệnh lý gan mật).
- XÉT NGHIỆM hữu ích đế theo dõi các tình trạng ứ mật: Giảm rõ rệt hoạt độ gamma GT ở Bệnh nhân sôi mật gợi ý đã loại bò được sỏi mật. XÉT NGHIỆM đo hoạt độ gamma GT nhạy hơn XÉT NGHIỆM đo hoạt độ phosphatase kiềm và transaminase (ALT, AST) trong phát hiện tình ưạng vàng da tắc mật.
- XÉT NGHIỆM giúp hồ trợ cho chẩn đoán bị bệnh gan ở ưe nho > 3 tháng tuổi, phụ nữ có thai hoặc khi có bệnh lý xương do các đối tượng này có tình trạng tăng phosphatase kiềm và leucine aminopeptidase huyết thanh song không tăng gamma GT.
- Do hoạt độ gamma-GT bình thường ở các đối tượng bị bệnh xương hoặc đang tuồi tăng trưởng xương vì vậy đây là một XÉT NGHIỆM hữu ích giúp chẩn đoán phân biệt giữa bệnh xương với bệnh gan như nguyên nhân gây tăng hoạt độ phosphatase kiềm huyết thanh.
Các cảnh báo lâm sàng
- Trong chẩn đoán tình trạng nghiện rượu mạn:
- Kết quả đo hoạt độ gamma GT huyết thanh bình thuờng không cho phép loại bỏ chẩn đoán có ngộ độc rượu. Kết hợp giữa đo hoạt độ gamma GT và XÉT NGHIỆM công thức máu thấy có tăng thế tích hồng cầu chỉ giúp phát hiện được khoảng 70% các Bệnh nhân bị nghiện rượu mạn.
- Trái lại, kết quả XÉT NGHIỆM bất thường song không có biểu hiện bệnh lý gan trên lâm sàng cũng không cho phép khẳng định chẩn đoán có tình trạng nghiện rượu mạn do có nhiều nguyên nhân khác cũng gây tăng hoạt độ gamma GT (Vd: đái tháo đường, cường giáp, bệnh cầu thận).
- Đối với các bệnh lý gan mật, mặc dù gamma GT cho thấy là một XÉT NGHIỆM rất nhạy song nó hoàn toàn không giúp ích gì trong xác định nguyên nhân gây bệnh đặc hiệu.
- Các tình trạng gây tăng gamma GT mạnh nhất là ứ mật và viêm gan do rượu. Nửa đời sống của gamma-GT vào khoảng 7-10 ngày, song ở các bệnh nhân bị tốn thương gan liên quan với rượu cồn, nửa đời sống của gamma-GT có thể bị tăng lên tới 28 ngày do suy giảm khả năng thanh thải của gan.