Glucagon là gì? Khi nào cần làm xét nghiệm Glucagon?

xét nghiệm Glucagon
xét nghiệm Glucagon

Glucagon là gì?

Glucagon là một hormon polypeptid được các tế bào alpha của tụy đảo bài tiết. Chức năng của hormon này là làm tăng nồng độ glucose máu bằng cách thúc đẩy quá trình chuyển đổi glycogen thành glucose ở gan và oxi hóa các acid béo. Tình trạng tiết glucagon của cơ thể được tình trạng hạ đường huyết kích thích và tình trạng bài tiết này bị các hormon khác của tụy (Vd: insulin và somatostatin) ức chế.

cấu trúc Glucagon
cấu trúc Glucagon

Có thể khẳng định là có tình trạng thiếu hụt glucagon bằng test truyền arginin, khi tiến hành test này nồng độ glucagon không tăng lên như dự kiến. Tình trạng này có thể được gặp trong viêm tụy mạn và xơ hóa nang.

Mục đích và chỉ định xét nghiệm Glucagon

  1. Để xác định sự có mặt của một u tế bào tiết glucagon (glucagonoma) (thường là ung thư tế bào đảo tụy alpha) gây tăng nồng độ glucagon máu.
  2. Để chẩn đoán nguyên nhân hạ đường huyết do thiếu hụt glucagon hay do rối loạn chức năng tụy gây giảm nồng độ glucagon máu.

Cách lấy bệnh phẩm xét nghiệm Glucagon

  • Xét nghiệm được tiến hành trên huyết tương. Máu được lấy vào ống nghiệm chứa EDTA.
  • Yêu cầu Bệnh nhân nhịn ăn từ 10 – 12h trước khi lấy máu XÉT NGHIỆM.
  • Bệnh phẩm sau khi lấy cần được bảo quản trong đá lạnh và vận chuyển ngay tới phòng XÉT NGHIỆM.

Giá trị bình thường xét nghiệm Glucagon

  • Trẻ sơ sinh (1-3 ngày): 0 – 1750 µg/mL hay 0 – 1750 ng/L.
  • Trẻ em (4 – 14 tuổi): 0 – 148 µg/mL hay 0 – 148 ng/L.
  • Người lớn: 50- 100 µg/mL hay 50 – 100 ng/L.
xét nghiệm Glucagon
xét nghiệm Glucagon

Tăng nồng độ trong xét nghiệm Glucagon

Các nguyên nhân chính thường gặp là:

  • u tế bào tiết glucagon (glucagonoma).
  • ĐTĐ.
  • Viêm tụy cấp.
  • Hạ đường huyết cấp.
  • Xơ gan.
  • Nhiễm trùng.
  • u tủy thượng thận (pheochromocytoma).
  • Giai đoạn hậu phẫu.
  • Tình trạng stress.
  • Chấn thương.
  • Hội chứng urê máu cao.
  • Tăng lipoprotein máu type III và VI.

Giảm nồng độ trong xét nghiệm Glucagon

Các nguyên nhân chinh thường gặp là:

  • Viêm tụy mạn.
  • Xơ hóa thành nang (cystic fibrosis).
  • Thiếu hụt glucagon vô căn.
  • Ung thư tụy.
  • Sau mổ cắt tụy (postpancreatectomy).

Các yếu tố góp phần làm thay đổi kết quả xét nghiệm Glucagon

  • Mẫu bệnh phẩm bị vỡ hồng cầu và dùng các chất đồng vị phóng xạ đế chụp xạ hình trong vòng 48h trước đó có thể làm thay đổi kết quả XÉT NGHIỆM.
  • Gắng sức quá mức và tình trạng stress có thể làm tăng nồng độ glucagon máu.
  • Các thuốc có thể làm tăng nồng độ glucagon máu là: Arginin hydrochlorid, danazol, glucocorticoid, gastrin, insulin, nifedipin.
  • Các thuốc cơ thể làm giảm nằng độ glucagon máu là: Atenolol, propranolol, secretin.

Test kích thích tiết glucagon

Test kích thích tiết glucagon
Test kích thích tiết glucagon

Test này hiếm khi được sừ dụng trên lâm sàng.

Tiến hành test:

Sau khi cho bệnh nhân nhịn ăn qua đêm, truyền TM 0,5g arginin/kg cân nặng (không quá tổng liều 30g) trong vòng 30 phút. Thu mẫu máu vào các thời điểm 15, 30, 45 và 60 phút.

Giới hạn bình thường.

Nồng độ glucagon đỉnh vào thời điểm 30 phút: 100 – 1500 µg/mL.

Cảnh báo lâm sàng.

Có tình trạng đáp ứng gia tăng quá mức ở bệnh nhân ĐTĐ, suy thận mạn và có bệnh gan.

Scroll to Top