HIV là gì?
Virus gây suy giảm miễn dịch ở người (Human Immunodeficiency Virus [HIV]) gây hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (acquired immunodeficency syndrome [AIDS]) thuộc nhóm các retrovirus chứa ARN. Các virus của nhóm này có enzym transcriptase đảo ngược (transcriptase reverse) và là các virus có tính thay đổi cao với tình trạng đột biến dễ xảy ra. Nhóm này có nhiều chủng virus khác biệt về phương diện kháng nguyên:
HIV I (HTLV III) là tác nhân gây bệnh thường gặp nhất (tác nhân gây bệnh AIDS).
HIV II được phân bố chủ yếu ở vùng phía tây châu Phi và Bồ Đảo Nha. Chỉ được báo cáo một số trường hợp lẻ tẻ tại Hoa Kỳ tờ năm 1987. HIV-2 phản ứng chéo với HIV-1 trong test huyết thanh chần đoán.
HTLV I được kết hợp với một thể bệnh tiến triển thành bệnh lơxêmi loại tế bào T.
HTLV II được kết hợp với bệnh lơxêmi loại tế bào lông (trlcoleucocyte). Dựa trên tính chất tương tự về gen di truyền, các chủng virus khác nhau trong nhóm này có thể được phân loại thành các type, nhóm và phân type. Có hai type HIV chính là HIV-1 và HIV-2.
Trong thực hành lâm sàng, có nhiều từ đồng nghĩa được thấy trong y văn, đôi khi có thể gây nhầm lẫn cho người đọc: 1. HIV I (Human Immuno Deficiency Virus type I) tương ứng với HTLV III (Human T Lymphotropic Virus Typee III) hay LAV I (Lymphodenopathy Associated Virus Typee I). Tóm tắt lại: HIV I = HTLV III = LAV I. 2. HIV II (Human Immuno Deficiency Virus type II) tương ứng với LAV II (Lymphodenopathy Associated Virus Typee II). Tóm tắt lại: HIV II = LAV II Hiện tại, HIV có 4 kiểu truyền bệnh chính.
- 1. Truyền qua đường sinh dục.
- 2. Nhiễm virus do truyền máu.
- 3. Truyền bệnh do các dụng cụ bị phơi nhiễm virus (Vd: người tiêm chích ma tuý dùng chung bơm tiêm).
- 4. Truyền qua rau thai trong khi có thai (truyền từ mẹ sang con).
Các tế bào chính bị nhiễm virus HIV là:
- 1. Các tế bào lympho T4 loại hỗ trợ (lymphocytes T4 helper).
- 2. Các bạch cầu mônô (đại thực bào).
- 3. Các tế bào lympho B.
- 4. Các tế bào thần kinh đệm của não.
- 5. Các tế bào lympho dưới niêm mạc.
Do HIV chủ yếu tấn công các tế bào T loại trợ giúp (T helper) của cơ thể, tăng sinh của virus HIV trong cơ thể gảy tình trạng ức chế miễn dịch toàn thể khiến cơ thể người nhiễm virus dễ bị tăng mẫn cảm với các nhiễm trùng cơ hội và tình trạng tăng mẫn cảm này liên quan với tổn thương nặng:
- Miễn dịch tế bào (khả năng phá huỷ tế bào đích bởi các tế bào lympho T).
- Miễn dịch thể dịch (khả năng sản xuất kháng thể bởi các tế bào lympho B).
- Khả năng thực bào (hoạt tính thực bào của các đại thực bào).
Các bất thường sinh học chính được thấy ở các bệnh nhân HIV (+) bao gồm:
- 1. Giảm số lượng tuyệt đối các tế bào lympho T4 (giá trị bình thường: 550 – 1.100/mm3).
- 2. Tăng số lượng tuyệt đối các tế bào lympho T8 (giá trị bình thường: 350 – 850/mm3) vào giai đoạn tiến triển kết thúc của bệnh, cũng có thể thấy giảm con số tuyệt đối các tế bào lympho Tg.
- 3. Giảm tỷ lệ TCD4/TCD8 (giá trị bình thường: 0,9 – 2,2). Nói chung giá trị của tỷ lệ này là < 0,5 ở các bệnh nhân HIV (+).
- 4. Tăng gammaglobulin máu.
- 5. Tăng p2 microglobulin huyết thanh.
- 6. Mất đáp ứng bì (anergie cutanée) (phản ứng nội bì với tuberculin, candidin và tricophytin âm tính).
- 7. Có các kháng nguyên HIV lưu hành (trong giai đoạn có kháng nguyên lưu hành trong máu).
- 8. Có các kháng thể đặc hiệu kháng HIV.
Mục đích và chỉ định xét nghiệm HIV
Để sàng lọc tình trạng nhiễm HIV-1 hoặc HIV -2. Để sàng lọc người hiến tạng. XÉT NGHIỆM được chỉ định cho các đối tượng có bằng chứng và có phơi nhiễm có ý nghĩa với một đối tượng bị nhiễm HIV. XÉT NGHIỆM được khuyến cáo cho các đối tượng có nguy cơ phơi nhiễm HIV cao để phát hiện kháng thề với HIV (Vd: người có nhiều bạn tình, đối tượng có tiền sử bị một bệnh lây qua đường tình dục khác, người nghiện thuốc đường tĩnh mạch, con cua các bà mẹ bị nhiễm HIV, các nhân viên y tế hoặc người làm công việc xã hội có tiếp xúc với máu hoặc chế phẩm máu).
Cách lấy bệnh phẩm xét nghiệm HIV
XÉT NGHIỆM được tiến hành trên huyết thanh. Không nhất thiết yêu cầu Bệnh nhân phải nhịn ăn trước khi lấy máu làm XÉT NGHIỆM.
Các yếu tố góp phần làm thay đổi kết quả xét nghiệm HIV
Các nguyên nhân thường gặp gây kết quả âm tính giả có thể xảy ra do nhiễm khuẩn cấp và không thể phát hiện được một số phân type HIV.
Các nguyên nhân hiếm gặp gây kết quả âm tính giả bao gồm tình trạng rối loạn chức năng miễn dịch do khuyết tật đáp ứng thể dịch hoặc do không có gammaglobulin máu, tình trạng ức chế miễn dịch do bệnh lý ác tính hoặc do thuốc, chậm trễ chuyển dạng huyết thanh (từ âm tính sang dương tính) sau khi bắt đầu điều trị chống retrovirus và nhiễm HIV bùng phát. Kết quả test tìm HIV dương tính giả cũng đã được báo cáo sau khi tham gia vào thử nghiệm vaccin HIV.
Lợi ích của xét nghiệm xác định huyết thanh học với HIV
1. Xét nghiệm không thể thiếu:
Đối với các mẫu máu trước khi truyền cho Bệnh nhân hay đối với tất cả các chế phẩm máu trước khi sử dụng. Ớ giai đoạn trước mổ. Trong thời gian có thai.
Trên tất cả các trẻ sơ sinh là con các bà mẹ có HIV (+). Trên các bệnh nhân được điều trị tại khoa hồi sức tích cực, Bệnh nhân có rối loạn miễn dịch. Trên các Bệnh nhân có nguy cơ cao: Nghiện ma túy, mắc bị bệnh ưa chảy máu, tình dục đồng giới…w. Cần ghi nhận khái niệm về các Bệnh nhân được coi là có nguy cơ cao hiện tại đang có xu hướng mất dần đi do tình trạng lan tràn nhanh của bệnh tác động tới tất cả các tầng lớp xã hội trên toàn thế giới.
2. Huyết thanh học HIV phải được tiến hành cho tất cả các Bệnh nhân có biểu hiện tối thiểu một trong các triệu chứng dưới đây: Hạch to kéo dài. Sốt không xác định được nguồn gốc. ỉa chảy mạn tính. Các biểu hiện thần kinh có căn nguyên không rõ ràng. Nhiềm trùng các mầm bệnh cơ hội. Gày sút nhiều khỏna rõ căn neuvẻn. 3. Một điêu có thể hữu ích là tiến hành xét nghiệm hệ thống huyết thanh học đối với HIY cho tất cà các Bệnh nhân trong độ tuồi còn hoạt độne tinh dục để: Sàna lọc sớm bệnh. Khuyên cáo cho người có huyết thanh dương tính (đã được xác định bằng test Western blot) về các nguy cơ gây nhiễm bệnh cho người khác. Điều trị sớm cho người có huyết thanh học (+) với HIV trước khi họ có biểu hiện triệu chứng.
Các hướng dẫn thực hành lâm sàng dựa trên y học bằng chứng
Theo Trung tâm Dự phòng và Kiếm soát bệnh tật Mỹ (CDC):
Tại tất cà các cơ sở y tế, sàng lọc nhiễm HIV nên được tiến hành thường quy cho tất cả các Bệnh nhân tuổi từ 13 đến 64. Tất cả các Bệnh nhân trước khi bắt đầu được điều trị lao cần được sàng lọc thường quy tình trạng nhiễm HIV. Tất cả các Bệnh nhân đến khám và điều trị các bệnh lây qua đường tình dục cần được sàng lọc thường quy HIV cho mồi lần đến khám khi xuất hiện một vấn đề khó chịu mới bất kể Bệnh nhân đã được biết, hay bị nghi vấn là đối tượng có nguy cơ bị nhiễm HIV hay không. Test sàng lọc phải là tự nguyện và chỉ được thực hiện khi Bệnh nhân đồng ý và hiểu rõ ý nghĩa.
Trung tâm Dự phòng và Kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ (CDC) không khuyến cáo XÉT NGHIỆM thường quy tìm HIV-2 trừ cho các Bệnh nhân cần truyền và hiến máu.
Các cảnh báo lâm sàng
Kết quả tìm kháng thể có thể (-) trong vòng 3 – 6 tháng sau khi nhiễm HIV do có một giai đoạn tiềm tàng (latency period) của virus. Trong giai đoạn này (gọi là giai đoạn cửa sô “window phase”), Bệnh nhân sẽ hoàn toàn không có triệu chứng nhiễm virus. Tuy nhiên, Bệnh nhân có thể bò qua giai đoạn này sang một giai đoạn khác trong thời gian “cửa sổ”. Khi một đối tượng được chẩn đoán bị nhiễm HIV, nhân viên y tế cần động viên hướng dẫn người bệnh đế họ có thể nhận thức được tầm quan trọng của việc thông báo tình trạng HIV của mình cho vợ hay chồng của BỆNH NHÂN, hoặc các bạn tình hiện tại hay gần đây của họ và khuyến cáo các đối tượng có quan hệ tình dục với Bệnh nhân nên làm test sàng lọc HIV. HIV hiện đã tiến hóa thành một số nhóm: M, N, o và p. Nhóm M “Main” được coi là chủng virus gày đại dịch trên thế giới vào bao gồm hầu hết các chủng HIV. Nhóm o “Outlier” chi được gặp ở một vài chủng phân lập từ bệnh nhân ở Camơrun, Gabon và Ghinê xích đạo. Nhóm N “non M/non O” và nhóm p được gặp chỉ ở một số rất ít các chủng virus được phân lập từ một số bệnh nhân ở Camơrun. Các virus từ nhóm M được phân chia tiếp theo thành 10 phân type tách biệt (A-J). XÉT NGHIỆM tìm kháng nguyên HIV nguyên thủy nhằm để phát hiện phân type B của HIV (phân type thường gặp nhất tại Hoa Kỳ và châu Âu). Tần suất được ước tính đối với các phân type không phải B của virus HIV tại Hoa Kỳ vào khoảng 2%. Do HIV-2 phản ứng chéo với HIV-1 trong test huyết thanh chẩn đoán. Một test sàng lọc với kháng the HIV 1 và 2 (+) và test khẳng định chẩn đoán (Western Blot) âm tính hay không thể xác định được gợi ý cho khả năng bị nhiễm HIV-2. Các đối tượng bị gia tăng nguy cơ nhiễm HIV-2 bao gồm:
■ Các đối tượng có nguồn gốc hoặc thường xuyên đi du lịch châu Phi.
■ Bạn tình là đối tượng có xuất xứ hoặc thương xuyên đi du lịch châu Phi.
■ Bạn tình là đối tượne được biết bị nhiễm HIV-2.
■ Các đối tượng được truyền máu hoặc bị tiêm bằng kim tiêm không vô khuân tại châu Phi.
■ Các đối tượng sú dụng kim tiêm với các đối tượng có nguồn gốc hoặc thườna xuyên di lịch sang châu Phi.
■ Cả trẻ là con cùa các bà mẹ có nguy cơ bị nhiễm HIV-2 hoặc là các phụ nữ đã bị nhiễm HIV-2.