PSA là gì?
PSA là Kháng nguyên đặc hiệu tuyến tiền liệt (Prostate – Specific Antigen [PSA]). PSA là một glycoprotein chỉ được tìm thấy ở tế bào biểu mô tuyến tiền liệt. PSA được thể hiện ra ở cả tổ chức tuyến tiền liệt bình thường và ác tính, song kháng nguyên này được coi là một chất chỉ dẫn khối u tin cậy đối với ung thư tuyến tiền liệt.
PSA tồn tại với 3 dạng trong huyết thanh. Dạng thứ nhất của PSA được bao bọc bời chất ức chế protease (alpha2-macroglobulln) và đã được cho thấy là không có hoạt tính miễn dịch (immunoreactivity). Dạng thứ hai là một phức chất với một chất ức chế protease khác (alpha-1 antichymotrypsin). Dạng thứ ba của PSA không phải là một phức chất VỚI một chất ức chế protease và được gọi là “PSA tự do”. Dạng thứ hai và thứ ba của PSA có thể được phát hiện bằng phương pháp miễn dịch nhờ các XÉT NGHIỆM định lượng PSA hiện đang có trên thị trường và được coi như “PSA toàn phần”.
Giá trị PSA tự do đơn độc đã không được xác nhận là một thông số hữu hiệu giúp hướng dẫn xử trí bệnh nhân và thường ít được sử dụng. Một nồng độ PSA toàn phần > 4 ng/mL được col là cao bất thường và đòi hỏi phải tiến hành các thăm dò thêm.
Cần tiến hành định lượng cả nồng độ PSA toàn phần và nồng độ PSA tự do trên cùng một mẫu bệnh phẩm huyết thanh và tính toán phần trăm PSA tự do. Giá trị phần trăm PSA thường được sử dụng để hướng dẫn xử trí BỆNH NHÂN
Do sử dụng XÉT NGHIỆM nồng độ PSA như một test sàng lọc có tỷ lệ dương tính giả cao, điều này có thể khiến phải tiến hành XÉT NGHIỆM theo dõi lâu dài không cần thiết. Vì vậy, cần cân nhắc giữa nguy cơ và lợi ích khi chỉ định XÉT NGHIỆM PSA cho Bệnh nhân để quyết định là liệu có nên làm XÉT NGHIỆM PSA thường quy hay không.
Mục đích và chỉ định xét nghiệm PSA
Nồng độ PSA toàn phần thường được sử dụng để phát hiện một ung thư tuyến tiền liệt mặc dù sử dụng XÉT NGHIỆM này như một test sàng lọc ung thư tiền liệt còn nhiều tranh luận.
Để theo dõi tiến triẽn của bệnh và theo dõi đáp ứng với điều trị ung thư tuvên tiên liệt.
Để phát hiện sớm tình trạng bệnh tái phát ở bệnh nhân có tiền sử bị ung thư tuyến tiền liệt điều trị ổn định.
Cách lấy bệnh phẩm xét nghiệm PSA
- Xét nghiệm được tiên hành trên huyết thanh.
- Mẫu bệnh phảm thường được lấy vào đầu buổi sáng, Bệnh nhân được yêu cầu nhịn ăn.
- Nếu muốn kẻt hợp khám tuyến tiền liệt bằng thăm trực tràng, cần lấy mẫu bệnh phẩm trước khi tiến hành thăm khám tuyến tiền liệt.
Giá trị bình thường xét nghiệm PSA
- < 4 ng/mL hay < 4 μg/L.
- PSA tự do: >25% so với PSA toàn phần.
Các nguyên nhân tăng nồng độ PSA
- Các bệnh lý của tuyến tiền liệt:
- Phì đại lành tính tuyến tiền liệt.
- Viêm tuyến tiền liệt (tăng gấp 5 -7 lần).
- Ung thư tuyến tiền liệt.
- Thiếu máu cục bộ tuyến tiền liệt.
- Tình trạng ứ nước tiểu cấp (tăng gấp 5 -7 lần).
- Các tác động cơ học tới tuyến tiền liệt:
- Thăm khám và có xoa ấn tuyến tuyền liệt (tăng < 2 lần).
- Soi bàng quang (tăng gấp 4 lần).
- Sinh thiết bằng kim (tăng > 50 lần trong vòng < 1 tháng).
- Cắt tuyến tiền liệt qua đường niệu quản (tăng gấp > 50 lần).
- Chấn thương hay thăm khám đối với tuyền tiền liệt.
- Điều trị bằng tia xạ.
- Bài tập thể lực mạnh bằng xe đạp (tăng < 2 – 3 lần trong vòng vài ngày).
- Do thuốc (Vd: testosteron).
- Sau xuất tinh có thể gây tăng tạm thời PSA (< 1 ng/mL trong vòng 48 giờ).
- Các tình trạng bệnh lý khác:
- Xơ gan.
- Đặt catheter hay sau khi tiến hành các thủ thuật trên đường tiết niệu.
- Nhiễm trùng đường tiết niệu.
- Một số bệnh lý ung thư không phải tuyến tiền liệt (Vd: tuyến nước bọt, vú, đại tràng, phổi, buồng trứng).
- Suy thận cấp.
- Nhồi máu cơ tim.
Các nguyên nhân gây giảm nồng độ PSA
- Sau xuất tinh trong vòng 24-48 giờ.
- Cắt tinh hoàn.
- Dùng thuốc kháng androgen (Vd: finasteride).
- Điều trị tia xạ.
- Sau cắt tuyến tiền liệt.
- Nồng độ PSA giảm 17% sau khi nằm viện 3 ngày.
- Giả tạo liên quan với lấy mẫu bệnh phẩm không đúng.
- Dùng finasterid (chất ức chế 5-a reductase) làm giảm PSA tới 50% sau 6 tháng ở nam không bị ung thư tuyến tiền liệt.
Các yếu tố góp phần làm thay đổi kết quả xét nghiệm PSA
- Các giá trị PSA tăng cao giả tạo xảy ra sau khi thăm khám tuyến tiền liệt hay sau khi làm các thủ thuật như soi bàng quang, siêu âm qua đường hậu môn trực tràng, hay sinh thiết tuyến tiền liệt.
- Nồng độ PSA có thê bị anh hường sau khi bị một nhiễm trùng đường tiết niệu hay sau đặt catheter bàng quang.
- Nồng độ PSA khi được tiến hành định lượng nhiều lần trong các thời gian khác nhau có thể thay đổi cả do độ chính xác của các phương pháp xét nghiệm và tình trạng biến đổi sinh lý.
- Vì vậy một điều thường được các phòng xét nghiệm khuyến cáo là áp dụng cùng một phương pháp xét nghiệm khi muốn theo dõi nồng độ PSA theo trục dọc.
- Các thuốc ức chế 5-a-reductase có thể gây tác động tới nồng độ PSA ờ một số bệnh nhân.
- Một số thuốc thường được sử dụng để điều trị tăng sinh tuyến tiền liệt lành tính cũng có thể có ảnh hưởng tới nồng độ PSA.
- Các thuốc có thể làm tăng nồng độ PSA: Allopurinol.
- Các thuốc có thể làm giảm nồng độ PSA: Finasterid, buserelin, và flutamid.
Lợi ích của xét nghiệm định lượng PSA
- XÉT NGHIỆM rất hữu ích để chẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt: Độ nhạy cao hơn so với phosphatase acid trong chẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt ờ giai đoạn đầu.
- Khi nồng độ PSA tăng càng cao khả năng bị ung thư càng nhiều:
- Khi nồng độ PSA là 20 µg/l chẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt đạt độ nhạy 87% và độ đặc hiệu 93%.
- XÉT NGHIỆM hữu ích để theo dõi một ung thư tuyến tiền liệt đang được điều trị để đánh giá đáp ứng với điều trị và phát hiện tình trạng ung thư tiền liệt tiến triển trở lại.
- XÉT NGHIỆM có thể được sử dụng để phát hiện sớm ung thư tuyến tiền liệt:
- Mặc dù có hai bệnh lý khác của tuyến tiền liệt cũng có thể gây tăng nồng độ PSA là viêm tuyến tiền liệt cấp và phì đại lành tính tuyến tiền liệt song mức tăng thường chỉ vừa phải. Trong hai tình trạng bệnh lý kể trên, nồng độ PSA liên tục cao khi tiến hành định lượng nhắc lại nhiều lần rất gợi ý khả năng có ung thư tuyến tiền liệt phối hợp và đòi hỏi chỉ định các thăm dò thêm để tìm kiếm chẩn đoán.
- Cần chú ý tới khuynh hướng tăng dần nồng độ PSA qua thời gian theo dõi như một dấu hiệu gợi ý ung thư tuyến tiền liệt. Ngay cả khi giá trị PSA trong giới hạn bình thường, một gia tăng ít nhất 0,75 ng/mL mỗi năm (được coi là tốc độ thay đổi PSA cao) phải được coi là bất thường và cần đưa Bệnh nhân vào chương trình giám sát và chỉ định làm các XÉT NGHIỆM chẩn đoán bổ sung thêm (Vd: thăm trực tràng, siêu âm tuyến tiền liệt và có thể sinh thiết tuyến tiền liệt).
Các hướng dẫn thực hành lâm sàng dựa trên y học bằng chứng xét nghiệm PSA
Nhiều hiệp hội chuyên khoa không khuyến cáo chỉ định XÉT NGHIỆM thường quy PSA. Tuy nhiên, Hội Tiết niệu Mỹ (Amercan Urologic Association), Hội Ung thư Mỹ (American Cancer Society) và Mạng lưới Quốc gia tăng cường phát hiện bệnh ung thư Mỹ (National Comprehensive Cancer Network) gợi ý tất cả các nam giới nên được XÉT NGHIỆM PSA hàng năm bắt đầu vào tuổi 50 (đối với các đối tượng nam giới có nguy cơ cao, nên bắt đầu làm XÉT NGHIỆM này vào tuổi 40 – 45).
Hội nghị về phát hiện sớm ung thư tuyến tiền liệt của Hội Ung thư Mỹ năm 2001 (the American Cancer Society Workshop on Early Prostate Cancer Detection) khuyến cáo:
- XÉT NGHIỆM kháng nguyên đặc hiệu tuyến tiền liệt (Prostate – specific antigen [PSA] test) và thăm khám tuyến tiền liệt bằng thăm trực tràng (digital rectal examiation) cần được áp dụng định kỳ hàng năm bắt đầu vào tuổi 50 cho các nam giới là đối tượng có dự kiến sống quá tuổi 60. Các nam giới thuộc đối tượng có nguy cơ cao cần được bắt đầu test sàng lọc vào tuổi 45.
- Cần cung cấp đầy đủ các thông tin cho Bệnh nhân về các lợi ích và hạn chế của test sàng lọc ung thư tuyến tiền liệt. Đặc biệt là trước khi được đưa vào chương trình sàng lọc sớm ung thư tuyến tiền liệt, Bệnh nhân cần được tập huấn về lợi ích và các hạn chế của test trong chương trình phát hiện sớm và điều trị sớm ung thư tuyến tiền liệt.
Các cảnh báo lâm sàng xét nghiệm PSA
Nếu nồng độ PSA toàn phần tăng song thăm khám tuyến tiền liệt bằng thăm trực tràng bình thường, có thể chỉ định định lượng nồng độ PSA tự do:
- XÉT NGHIỆM này có thể giúp phân biệt giữa ung thư tuyến tiền liệt với các nguyên nhân không phải ung thư gây tăng nồng độ PSA.
- Bệnh nhân bị ung thư tuyến tiền liệt thường bị tăng nồng độ PSA ưu thế với phần PSA gẩn với protein, trái lại Bệnh nhân bị phì đại tuyến tiền liệt lành tính thường bị tăng nồng độ PSA tự do hay PSA không gắn với protein.
- Nồng độ PSA tự do > 27% thường chứng tỏ bệnh nhân có xác suất bị ung thư tuyến tiền liệt thấp.
- Một thay đổi nồng độ PSA > 30% ở một nam giới có nồng độ PSA ban đầu < 2 ng/mL sẽ rất gợi ý là thực sự có tình trạng tăng PSA.