Xét nghiệm T3 toàn phần

(Triiodethyronine Totale Sérique T3 Totale] / Total Triiodothyronine [ T3, Total T3])

Nhắc lại sinh lý

Khi nồng độ hormon giáp trong dòng tuần hoàn giảm xuống hay khi cơ thể phải đương đầu với tình trạng stress thực thể hay tâm thần, vùng dưới đồi bị kích thích để giải phóng ra hormon gây giải phóng TSH. Khi được tiết ra, TRH (thyrotropin – releasing hormone) sẽ kích thích thùy trước tuyến yên sản xuất hormon kích thích tuyến giáp (TSH). Sau đó TSH (Thyroid stimulating Hormone) kích thích sản xuất và giải phóng tri – iodothyronln ( T3) và thyroxin (T4). Hầu hết hormon giáp được sản xuất tại tuyến giáp dưới dạng T4. T3 cũng được tạo ra trong cơ thể bằng cách chuyển đổi (làm mất iod) T4 ờ các mô ngoại biên. Nồng độ T4 lưu hành trong tuần hoàn cao hơn rất nhiều so với nồng độ T3, song T3 là một hormon có hoạt tính sinh học mạnh hơn. Nếu nồng độ T3 và T4 tự do trong máu tăng lên, tuyến yên sẽ bị kích thích để làm giảm sản xuất TSH thông qua cơ chế điều hòa ngược (-) (negative feedback).

lod vô cơ do thức ăn và nước cung cấp được tập trung tích cực vào tuyến giáp và được oxy hoá thành iod hữu cơ nhờ enzym peroxidase cùa tuyến giáp và được gắn kết với tyrosin trong thyroglobulin nằm trong chất keo của các nang tuyến giáp. Tyrosin gắn iod ở một (monoiodotyrosin) hay hai vị trí (diiodotyrosin) và sau đó ghép đôi để hình thành các hormon có hoạt tính (di-iodotyrosin + di-iodotyrosin —► tetra – Iodothyronin [thyroxin hay T4]; di-iodotyrosin + monoiodotyrosi —> tri-iodothyronin [T3].

Enzym tiêu protein (peptidase) chứa trong các tiêu thể (lysosome) giúp cắt T3 và T4 từ thyroglobulin (một glycoprotein chứa T3 và T4) dẫn tới sự giải phóng T3 và T4 tự do. lodotyrosin (monoiodotyrosin và di- iodotyrosin) cũng được phóng thích từ thyroglobulln, song chỉ có một lượng rất nhỏ đi tới được dòng tuần hoàn. Các iodothyronin sau khi được giải phóng từ thyroglobulin sẽ nhanh chóng bị mất iod dưới tác dụng của deiodinase tiết ra từ các tiểu thể của tế bào nang giáp và iod này được tuyến giáp tái sử dụng để tổng hợp mới hormon giáp.

Có 2 loại T3: Phần T3 tự do hay dạng có hoạt tính (chỉ chiếm 0,2% T3 toàn phần) và phần được gắn với các protein huyết tương. Khoảng 99,7% T3 được gắn với các protein huyết tương (Vd: thyroxine – binding globulin [TBG]). Các tình trạng làm tăng nồng độ protein huyết tương (TBG) như khi có thai và bị bệnh gan có thể sẽ làm tăng giả tạo nồng độ T3 toàn phần, nhưng nồng độ T3 tự do sẽ không bị tác động. Vì vậy, việc định lượng T3 tự do (F T3) ngày càng được các thầy thuốc lâm sàng chỉ định thay thế cho XÉT NGHIỆMđịnh lượng T3 toàn phần.

Mục đích và chỉ định xét nghiệm

XÉT NGHIỆMđịnh lượng nồng độ T3 toàn phần thường được chỉ định khi Bệnh nhân có biểu hiện các triệu chứng cường giáp song nồng độ T4 tự do bình thường hay ở mức ranh giới. xét nghiệm này giúp:

1. Đánh giá chức năng tuyến giáp.

2. Chẩn đoán các trường hợp cường giáp do T3.

Cách lấy bệnh phẩm

Xét nghiệm được tiến hành trên huyết thanh. Không nhất thiết cần yêu cầu Bệnh nhân phải nhịn ăn trước khi lẩy máu XÉT NGHIỆM.

Neu có thể được, yêu càu Bệnh nhân ngừng dùng tất cả các thuốc có thể làm thay đổi kết quả XÉT NGHIỆMtrước khi lên kết hoạch XÉT NGHIỆM.

Giá trị bình thường

0,60 – 1,84 µg/l hay 0,92 – 2,794 nmol/L. Giá trị bình thường này có thể thay đổi tùy phòng XÉT NGHIỆM.

Tăng nồng độ T3 toàn phần trong máu

Các nguyên nhân chính thường gặp là:

  • Tình trạng cường giáp.
  • Có thai.
  • Nhiễm độc giáp do T3 (T3 thyrotoxicosis).
  • Ung thư tuyến giáp.
  • Viêm tuyến giáp.

Giảm nồng độ T3 toàn phần trong máu

Các nguyên nhân chính thường gặp là:

  • Đang bị một bệnh lý cấp tính.
  • Tình trạng chán ăn tinh thần.
  • Bị một bệnh lý mãn tính.
  • Thiếu hụt TBG bẩm sinh.
  • Suy giáp. Bệnh gan.
  • Suy thận.
  • Tình trạng đói ăn.
  • Sau cắt tuyến giáp.

Các yếu tố góp phần làm thay đổi kết quả xét nghiệm

  • Dùng các thuốc có chứa hormon giáp hay có tác động giao thoa với chức năng giáp có thể làm thay đổi kết quả XÉT NGHIỆM.
  • Các thuốc có thể làm tăng nồng độ Tị toàn phần là: Amiodaron, clofibrat, cytomel, estrogen, methadon, thuốc ngừa thai uống, phenothiazin, tamoxifen, terbutalin, thyroxin, acid valproic.
  • Các thuốc có thể làm giảm nồng độ Tị toàn phần là: Amiodaron, steroid chuyển hóa, androgen, thuốc kháng giáp tổng hợp, aspirin, atenolol, acrrbamazepin, cimetidin, corticosteroid, furosemid, lithium, phenytoin, propranolol, theophyllin.

Lợi ích của xét nghiệmđịnh lượng T3 toàn phần

1. Xét nghiệm này đặc biệt hữu ích để chẩn đoán tình trạng cường giáp khi kết quả xét nghiệm nồng độ T4 tự do bình thường hay ở mức ranh giới (tình trạng cường giáp do T3).

2. Xét nghiệm cũng có thể được sử dụng để theo dõi hiệu quả điều trị đối với tình ứạng cường giáp. Nếu nồng độ T3 toàn phần trong giới hạn bình thường, chứng tỏ thuốc điều trị có hiệu quả kiểm soát tình trạng cường giáp.

Các cảnh báo lâm sàng

1. Với nồng độ TSH tăng:

– Nếu T3 và T4 bình thường: Suy giáp kín đáo (mild or subclinical hypothyroidism). Nếu T3 và/hoặc T4 thấp: Suy giáp.

2. Nếu nồng độ TSH thấp :

– Nếu T3 và T4 bình thường: Cường giáp nhẹ hay kín đáo (subclinical hypethyroidism). Neu T3 hay T4 tăng cao: Cường giáp.

– Nếu T3 và T4 thấp hay bình thường: Tình trạng cường giáp thứ phát do rối loạn chức năng tuyến yên.

3. Một số tình huống đặc biệt cần lưu ý:

– Một nồng độ T3 toàn phần ở mức giới hạn bình thường cao ở người trẻ tuổi có bướu cổ đom thuần được coi là bình thường mà không có ý nghĩa Bệnh nhân có tình trạng cường giáp.

– Ớ một số trường hợp hãn hữu, Bệnh nhân có kháng thể kháng Tị sẽ có tăng nồng độ T3 song hoàn toàn không có tình trạng cường giáp.

– Dùng các chế phẩm chứa iod (Vd: amiodaron) và trong một số bệnh cảnh rối loạn chuyển hóa nặng (Vd: suy thận hay suy gan nặng) sẽ gây tăng tốc độ chuyển đổi T4 thành T3 đảo (reverse T3) và gây tình trạng mất tương xứng giữa nồng độ T4 và nồng độ T3.

Scroll to Top