ure máu là gì?
Ure là con đường thoái hóa chính của các protein trong cơ thể và là sản phẩm quan trọng nhất của chuyển hoá nitơ. Ure nitrogen (BUN) là phần nitrogen của ure.
Ure cótrọng lượng phân tử60 dalton và quá trình tổng hợp ure xảy ra ở gan. Quá trình tổng hợp này được tiến hành theo một chu trình được gọi là Chu trình Krebs – Henseleit và được sơ đồ hoá như sau: Protein —> acid amin—> NH3—> Carbamyl phosphat —> Citrulin —>Arginin —> ure.
Từ sơ đồ trên có thể thấy nguồn NH3 và ure có xuất xứ chủ yếu từ quá trình thoái hoá các protein. Các proteln có thể có nguồn gốc từ:
1. Thức ăn: Các protein ngoại sinh được các Protease của đường tiêu hoá chuyển hóa tạo nên các acid amin. Các acid amin này được tái hấp thu và được chuyển hoá thành NH3. NH3 sẽ được chuyển hóa thành ure ở gan.
2. Nội sinh: Dị hoá các protein mô giải phóng các acid amln rồi thành
NH3 Sau đó NH3 sẽ được chuyển hóa thành ure ở gan. Nồng độ ure máu phụ thuộc cùng lúc vào chức năng thận, khẩu phần nitơ cung cấp qua chế độ ăn, quá trình dị hóa protein nội sinh và tình trạng thăng bằng điện giải trong cơ thể.
Tất cả các rối loạn nặng chức năng gan đều sẽ làm quá trình chuyển hóa NH3 thành ure bị suy giảm nhiều hay ít. Rối loại này sẽ gây hậu quả tích tụ NH3 một chất độc đối với thần kinh, với nguy cơ gây bệnh não do tăng amoniac.
Các con đường đào thải ure
1. Đường tiêu hoá:
Một phần ure đào thải trong lòng ruột được chuyển hóa thành NH3 nhờ tác dụng của các enzym urease của ruột.
2. Đường thận:
ure được lọc qua cầu thận và được tái hấp thu thụ động qua ống thận. Quá trình tái hấp thu này phụ thuộc vào lưu lượng nước tiểu và có xu hướng tăng lên khi lưu lượng nước tiểu < 2 mL/phút.
Tất cả các rối loạn nặng chức năng thận đều dẫn tới tăng nồng độ ure huyết thanh và nồng độ này trở nên độc khi > 33 mmol/L (> 200 mg/dL). Khi nồng độ ure huyết thanh tăng tới giá trị này có thể thấy các biểu hiện lâm sàng ở:Tim (viêm màng ngoài tim).
Phổi (biểu hiện phổi do ure máu cao). Tiêu hoá (nôn…). Thần kinh (bệnh não do rối loạn chuyển hóa, hôn mê, viêm đa dây thần kinh).
Khi nào cần làm xét nghiệm ure máu?
1. XÉT NGHIỆM nồng độ ure máu:
Giúp chẩn đoán tình trạng suy thận nhất là khi phân tích kết hợp với tỷ lệ nồng độ ure niệu/nồng độ ure máu. Để đánh giá mức cung cấp protein của một chế độ ăn.
2. XÉT NGHIỆM nồng độ ure niệu: Để đánh giá khẩu phàn protein cung cấp qua chế độ ăn.
Cách lấy bệnh phẩm xét nghiệm ure máu
Máu: xét nghiệm được tiến hành trên huyết thanh.
Không nhất thiết cần yêu cầu Bệnh nhân phải nhịn ăn trước khi lấy máu XÉT NGHIỆM. Hướng dẫn Bệnh nhân không nên ăn chế độ có quá nhiều protein trước khi lấy máu xét nghiệm.
Nước tiểu: lấy bệnh phẩm nước tiểu 24h.
Ghi chú:
1. Nên bảo quản nước tiểu trong tủ lạnh, vì ở nhiệt độ trong phòng, các vi khuấn nước tiếu chứa enzym urease có thể chuyến ure thành NH3 và cho các giá trị thấp giả tạo.
2. Định lượng ure trong nước tiểu có thể được tiến hành:
Hoặc bằng cách đo trực tiếp.
Hoặc bàng cách đo gián tiếp sau khi chuyển ure thành NH3 (nhờ urease).
Giá trị bình thường xét nghiệm ure máu
Huyết thanh
■ ure: 13-40 mg/dL hay 2,1 – 6,6 mmol/L.
■ BUN: 5 – 17 mg/Dl.
Nước tiểu:
■ ure: 10 – 35 g/24h hay 166 – 581 mmol/24h.
■ BUN: 5-16 g/24h.
Độ thanh thải (clearance) của ure: 55 – 80 ml/phút.
Tỷ lệ nồng độ ure huyết thanh/creatinin huyết thanh. 10 – 40.
Nguyên nhân tăng nồng độ ure máu
1. Chế độ ăn giàu protein.
2. Tăng dị hoá protein:
Sốt. Bỏng. Suy dinh dưỡng. Nhịn đói. Bệnh lý u tân sinh.
3. Xuất huyết đường tiêu hoá.
4. Suy thận:
Nguồn gốc trước thận:
■ Mất nước (Vd: ỉa chảy).
■ Giảm thể tích máu.
■ Suy tim (Vd: nhồi máu cơ tim, suy tim xung huyết).
Nguồn gốc tại thận:
■ Tổn thương cầu thận (Vd: viêm cầu thận cấp).
■ Tổn thương ống thận. Nguồn gốc sau thận:
■ Sỏi.
■ Xơ hoá sau phúc mạc.
■ u bàng quang hay tử cung.
■ u biểu mô tuyến (adenoma) hay ung thư tuyến tiền liệt.
5. Các nguyên nhân khác:
Ngộ độc thủy ngân. Nhiễm trùng nặng.
Nguyên nhân giảm nồng độ ure máu
1. Đang tuổi phát triển.
2. Có thai.
3. Hoà loãng máu:
Lọc máu. Có thai những tháng cuối. Hội chứng thận hư. Tăng gánh thể tích.
4. Hội chứng tiết ADH không thích hợp.
5. Suy gan:
Viêm gan nặng cấp hay mạn tính. Xâm nhiễm di căn lớn. Xơ gan.
6. Bệnh Celiac.
7. Chế độ ăn không cung cấp đủ protein.
8. Hội chứng giảm hấp thu.
Các yếu tố góp phần làm thay đối kết quả xét nghiệm xét nghiệm ure máu
- Tăng giả tạo nồng độ ure máu có thể xảy ra khi để bệnh phẩm xảy ra vỡ hồng cầu.
- Các thuốc có thể làm tăng nồng độ ure máu là: Thuốc ức chế men chuyển angiotensin, acetaminophen, acyclovir, allopurinol, amantadin, aminoglycosid, amiodaron, amphotericin B, thuốc chống trầm cảm, một số loại kháng sinh, thuốc chẹn bêta giao cảm, thuốc chống thụ thể angiotensin, một số loại lợi tiểu, hydroxyurea, methysergid, thuốc chống viêm không phải steroid, thuốc cản quang, streptokinase.
- Các thuốc có thể làm giảm nồng độ ure máu là: Chloramphenicol, streptomycin.
Lợi ích của xét nghiệm định lượng ure
1. XÉT NGHIỆM cho phép đánh giá mức độ đồng hoá của bệnh nhân:
Tăng đơn độc nồng độ ure huyết thanh mà không kèm tăng creatinin giúp hướng tới chẩn đoán Bệnh nhân có tình trạng dị hoá protein rất mạnh. Tăng song song nồng độ ure và creatinin huyết thanh gợi ý nhiều tới khả năng Bệnh nhân có tình trạng suy thận.
2. XÉT NGHIỆM không thể thiếu trước khi quyết định cho Bệnh nhân dùng loại thuốc có nguy cơ gây độc cho thận.
3. XÉT NGHIỆM cho phép đánh giá mức độ nặng của suy thận và giúp quyết định có cần phải lọc máu cấp cứu cho Bệnh nhân hay không?
4. Trong trường hợp suy thận, xác định nồng độ ure và creatinin máu đôi khi giúp ích cho chẩn đoán phân biệt: Các suy thận nguồn gốc trước thận: Thường thấy có tỷ lệ ure/creatinin > 40. Các suy thận do nguồn gốc khác: Rất thường thay có tỷ lệ ure/creatinin < 40.
5. Trong trường hợp có tăng nồng độ ure máu, tính toán tỷ lệ nồng độ ure niệu/nồng độ ure huyết tương có thể cung cấp các thông tin giúp xác định nguồn gốc suy thận: Người bình thường và các suy thận chức năng thường thấy có tỷ lệ nồng độ ure niệu/nồng độ ure máu > 10. Các suy thận thực thể thường thấy có tỷ lệ nồng độ ure niệu/nồng độ ure máu < 10.
6. Cung cấp các thông tin đế đánh giá nhu cầu chuyển hóa của cơ thể: Khấu phần nhập lg protein sau khi chuyển hóa hoàn toàn sẽ tạo nên khoảng 5,4 mmol ure. Khi biết được thể tích nước tiểu 24h của bệnh nhân, có thể tính được nhu cầu protein của một cá thể và đánh giá được khẩu phần protein này có phù hợp với nhu cầu protein của người bình thường (1-2 g/kg/24h) hay không.
Các cảnh báo lâm sàng xét nghiệm ure máu
Trước khi quyết định dùng một thuốc cản quang iod tĩnh mạch cho Bệnh nhân, cần tiến hành XÉT NGHIỆM cả nồng độ ure (BUN) và creatin huyết thanh cho các đối tượng có một trong các tiêu chuẩn sau:
- Được biết có nồng độ Creatinin huyết thanh > 1,5 mg/dL.
- > 60 tuổi.
- Có tiền sử cá nhân hay gia đình bị bệnh thận.
- Có tiền sử bị đái tháo đường.
- Có tiền sử bị bệnh mạch do bệnh tạo keo (Vd: bệnh lupus ban đỏ hệ thống).
- Tiền sử gần đây hay hiện đang dùng một số thuốc: Metformin, các kháng sinh độc với cầu thận.
- Tiền sử gần đây hay hiện đang dùng một số thuốc: Metformin, các kháng sinh độc với cầu thận.