Hội chứng rối loạn tiền đình – 99% mọi người không biết rõ 8 điều này

Rối loạn tiền đình là hội chứng gây mất thăng bằng cho cơ thể. Trong đó biểu hiện cụ thể nhất là hiện tượng:

  • Hoa mắt.
  • Chóng mặt.
  • Kèm theo ù tai.
  • Buồn nôn.

2. Những ai có nguy cơ mắc bệnh rối loạn tiền đình?

Một nghiên cứu gần đây về dịch tễ học ở Mỹ ước tính:

  • 35% người từ 40 tuổi trở lên đã trải qua một số cơn rối loạn tiền đình.

Cũng tại Mỹ, Viện Quốc gia về chứng điếc và rối loạn giao tiếp khác (NIDCD) báo cáo:

  • 80% những người từ 65 tuổi trở lên thường bị chóng mặt.
  • Trong đó chóng mặt do rối loạn tiền đình chiếm khoảng 50%.

Tuy nhiên, không phải chỉ có người già mới có thể mắc bệnh này. Rối loạn tiền đình còn có thể gặp phải ở những người trong nhóm sau:

  • Nhân viên văn phòng
  • Phụ nữ ở độ tuổi tiền mãn kinh
  • Người thường xuyên chịu căng thẳng về đầu óc, ít vận động.
  • Học sinh, sinh viên cũng có nguy cơ cao mắc hội chứng này.
    Rối loạn tiền đình
    Các đối tượng dễ mắc Rối loạn tiền đình

3. Có mấy loại rối loạn tiền đình chính?

Chứng chóng mặt tư thế kịch phát lành tính (BPPV):

Đây là một vấn đề cơ học ở tai trong. Nó xảy ra khi một số tinh thể cacbonat canxi (otoconia) thường được nhúng trong gel trong thông nang (utricle) trở nên bị lệch và di chuyển vào một hoặc nhiều trong số 3 ống bán khuyên đầy chất lỏng. Thông thường 3 ống bán khuyên này không như thế. Khi đủ các hạt tích tụ ở một trong các kênh, chúng gây trở ngại cho chuyển động chất lỏng bình thường mà các kênh này sử dụng để cảm nhận chuyển động đầu, làm cho tai trong gửi tín hiệu sai tới não.

Rối loạn tiền đình

 

 

Viêm mê lộ:

Thường gặp khi nhiễm trùng tai trong. Nó không chỉ ảnh hưởng thăng bằng và nghe mà bạn còn có thể bị đau tai, mưng mủ, chảy dịch, nôn và sốt cao.

Viêm thần kinh tiền đình:

Thường gặp trên những bệnh nhân mang một nhiễm trùng từ nơi khác của cơ thể như thủy đậu, sởi. Nó có thể ảnh hưởng đến các thần kinh mang nhiệm vụ gửi thông tin về sự thăng bằng và nghe từ tai trong đi vào não

Những triệu chứng thường gặp nhất như là:

  • Đột ngột hoa mắt.
  • Chóng mặt kèm nôn, ói.
  • Đi đứng không vững.

4. Các triệu chứng của Rối loạn tiền đình.

Rối loạn tiền đình có nhiều nguyên nhân, có thể là do tổn thương ở tiền đình, tổn thương đường liên hệ của các nhân dây tiền đình ở thân não, tiểu não …

Rối loạn tiền đình

Triệu chứng có thể là do:

  1. Rối loạn tiền đình ngoại biên (rối loạn chức năng của các cơ quan cân bằng tai trong)
  2. Rối loạn tiền đình trung tâm (rối loạn chức năng của một hoặc nhiều bộ phận của hệ thần kinh trung ương giúp xử lý cân bằng và thông tin không gian)

Người bệnh thường có các biểu hiện như sau:

  • Cảm giác đồ vật chuyển động, xoay quanh người mình.
  • Cảm giác chóng mặt, khi quay đầu hoặc thay đổi tư thế.
  • Cảm giác mất thăng bằng:. Nó có thể có nguồn gốc từ tiền đình, nhưng cũng có thể có guồn gốc từ tiểu não, từ cảm giác sâu (cảm giác bản thể), từ hệ thị giác.

Các dấu hiệu đi kèm:

  • Cảm giác khó chịu, thường là sợ hãi.
  • Mất thăng bằng, té ngã có thể xảy ra lúc chóng mặt, lúc này bệnh nhân không thể đứng được.
  • Ngoài ra, bệnh nhân có thể có rối loạn dáng đi.
  • Buồn nôn, ói mửa.

Quan trọng nhất là:

  • Các dấu hiệu về thính lực (giảm thính lực, ù tai, cảm giác tai bị đầy, điếc đặc),
  • Kế đến là các dấu hiệu về thần kinh thực vật (buồn nôn, nôn ói, lo lắng).
  • Lưu ý là bệnh nhân hoàn toàn tỉnh táo, không mất ý thức. Nếu có triệu chứng trên có thể là bệnh nguy hiểm về thần kinh, hãy gặp ngay bác sĩ chuyên khoa.

5. Chế độ dinh dưỡng dành cho người bị Rối loạn tiền đình?

-Bệnh nhân cần được cung cấp đầy đủ các loại vitamin như: vitamin B6, vitamin C, Vitamin D, Folate giúp tăng cường sức khỏe cho hệ thống tiền đình.

-Nên uống nhiều đủ nước mỗi ngày chừng 1,5 lít nước để bù lại lượng nước mà cơ thể bị mất.

– Nên tiêu thụ nhiều thực phẩm như: rau xanh, hoa quả tươi để bổ sung lượng vitamin, tăng cường khả năng miễn dịch cho cơ thể.

Ngoài ra cần tránh các loại thực phẩm và đồ uống có lượng đường, lượng muối cao. Nên để cho cơ thể hấp thu lượng đường và muối tự nhiên từ các loại ngũ cốc hạt.

– Tránh các thực phẩm và đồ uống có chứa các chất kích thích như cafein, cafein có thể khiến tình trạng ù tai tăng lên. Rượu, bia cũng cần được hạn chế. Rượu, bia sẽ tác động lên hệ thần kinh trung ương. Điều này có thể gây các cơn đau đầu với bệnh nhân rối loạn tiền đình.

6. Các loại thuốc có ảnh hưởng xấu đến rối loạn tiền đình:

Ngoài việc có chế độ ăn uống hợp lý, những bệnh nhân bị rối loạn tiền đình cũng nên tránh các loại thuốc làm ảnh hưởng tới tai và làm tăng các triệu chứng của bệnh rối loạn tiền đình như:

Thuốc kháng axit vì có thể chứa chứa một lượng đáng kể natri.

Thuốc kháng viêm không steroid( NSAIDs), như ibuprofen, có thể gây ứ nước hoặc mất cân bằng điện.

Aspirin có thể làm tăng ù tai.

Nicotine trong thuốc lá có thể làm tăng các triệu chứng của bệnh rối loạn tiền đình. Bởi vì nó làm giảm cung cấp máu cho tai trong bằng cách thắt mạch máu. Nó cũng tăng huyết áp trong 1 khoảng thời gian.

7. Cách phòng ngừa và hỗ trợ điều trị hội chứng rối loạn tiền đình

Chữa bệnh rối loạn tiền đình không khó như bạn tưởng. Chỉ cần được chẩn đoán chính xác, kết hợp phương thuốc  thích hợp và sự kiên trì của người bệnh. Bệnh sẽ khỏi hoàn toàn trong một thời gian ngắn.

     Để phòng tránh bị rối loạn tiền đình, thì điều đầu tiên bạn cần phải làm là: tạo cho mình lối sống khoa học. Thường xuyên luyện tập thể thao, uống đủ lượng nước mỗi ngày. Với những người làm việc văn phòng, không nên ngồi quá lâu trước máy vi tính. Không nên ngồi xuống, hoặc đứng lên quá nhanh. Khi bị mắc bệnh, bạn không nên tránh việc suy nghĩ quá nhiều. Nên ngồi hoặc nằm xuống ngay khi có cảm giác chóng mặt, hoa mắt.

8. Kết luận

Rối loạn tiền đình là chứng bệnh đang ngày càng phổ biến và tỉ lệ người mắc ngày càng có xu hướng gia tăng. Mức độ bệnh có thể nhẹ hoặc cũng có thể diễn biến khá nặng và nghiêm trọng tùy từng người bệnh. Chúng ta cần quan tâm nhiều hơn trong vấn đề sức khỏe để phòng ngừa rối loạn tiền đình tất cả vì mục đích là nâng cao chất lượng cuộc sống của bản thân.

Tham khảo:

  1. https://www.webmd.com/brain/vestibular-disorders-facts
  2. Vestibular Disorders Association: “The Human Balance System,” About Vestibular Disorders,” “Benign Paroxysmal Positional vertigo (BPPV),” “Ototoxicity,” “Acoustic Neuroma,” Vestibular Rehabilitation Therapy (VRT),” “Medication: Can Medication Help Me Feel Better?” “Dietary Considerations: Does Diet Really Matter?”
  3. NHS Choices: “Labyrinthitis.”
  4. Cleveland Clinic: “Vestibular Neuritis.”
  5. American Academy of Otolaryngology-Head and Neck Surgery: “Meniere’s Disease.”
  6. National Institute on Deafness and Other Communication Disorders: “Meniere’s Disease.”
  7. American Hearing Research Foundation: “Perilymph Fistula,” “Top Ten Facts You Should Know about Vestibular Disorders.”
    Royal Victorian Eye and Ear Hospital: “Vestibular Migraine.”
  8. Whirled Foundation: “Vestibular Disorders.”
  9. Hearing Health Foundation: “Enlarged Vestibular Aqueducts (EVA).”

Leave a Comment

Scroll to Top