BILIRUBIN TRỰC TIẾP LÀ GÌ?

Bilirubin là một sắc tố màu vàng có trong máu và phân của tất cả mọi người. Đôi khi gan không thể chuyển hóa bilirubin của cơ thể. Điều này có thể là do có quá nhiều bilirubin, tắc nghẽn hay viêm gan. Khi cơ thể có quá nhiều bilirubin, da và lòng trắng mắt bạn sẽ bắt đầu vàng đi. Tình trạng này được gọi là vàng da. Xét nghiệm bilirubin sẽ giúp bạn xác định bạn có mắc tình trạng nào kể trên.

Bilirubin gián tiếp được tạo ra trong cơ thể khi protein hemoglobin trong hồng cầu cũ bị phân hủy. Sự phân hủy hồng cầu cũ là một quá trình bình thường. Sau khi lưu hành trong máu, bilirubin sau đó đến gan. Tại gan, bilirubin được liên hợp – gọi là bilirubin trực tiếp, trộn vào trong mật và sau đó được tiết vào trong những ống mật và được dự trữ trong túi mật. Cuối cùng, mật được giải phóng vào trong ruột non để hỗ trợ tiêu hóa chất béo. Bilirubin sau cùng được thải ra trong phân.

Bilirubin được gan gắn với một dẫn xuất acid của glucose, glucuronic acid, được gọi là bilirubin trực tiếp hay bilirubin liên hợp. Bilirubin không gắn với acid glucuronic, được gọi là bilirubin gián tiếp, hay bilirubin không liên hợp. Tất cả bilirubin trong máu được gọi là bilirubin toàn phần.

Một xét nghiệm bilirubin máu đầy đủ sẽ cho bạn biết nồng độ chính xác của cả 3 loại bilirubin trong máu: trực tiếp, gián tiếp và toàn phần.

Ở cả người trưởng thành và trẻ em, triệu chứng liên quan đến tăng bilirubin có thể gồm vàng da – vàng của da và mắt, mệt mỏi, ngứa da, nước tiểu sậm màu và chán ăn.

xét nghiệm bilirubin

Các bạn có thể muốn tìm hiểu thêm:

Xét nghiệm chức năng gan

Xét nghiệm creatinine

 

2. Tại sao tôi cần xét nghiệm bilirubin trực tiếp?

Bạn có thể cần thực hiện xét nghiệm này nếu gan bạn có vẻ đang hoạt động bất thường. Triệu chứng bao gồm:

  • Vàng da và vàng mắt.
  • Nước tiểu sậm màu.
  • Buồn nôn.
  • Nôn.
  • Mệt mỏi.
  • Đau hay báng bụng.

Bạn cũng có thể cần xét nghiệm bilirubin trực tiếp nếu bạn uống nhiều chất cồn thường xuyên. Uống quá nhiều chất cồn có thể lâu dần có thể làm tổn thương gan của bạn, nên bạn có thể được làm xét nghiệm này để kiểm tra những dấu hiệu của tổn thương gan.

Bạn cũng có thể cần xét nghiệm này nếu bác sĩ nghi ngờ bạn mắc:

  • Viêm gan. Gan bạn có thể bị viêm do nhiều lý do khác nhau, bao gồm dùng thuốc quá liều hay chất cồn và nhiễm trùng do những virus viêm gan. Khi những tế bào gan bị tổn thương do viêm gan, gan có thể giải phóng cả bilirubin trực tiếp và gián tiếp vào trong dòng máu. Điều này làm tăng nồng độ của chúng trong máu.
  • Sỏi mật. Ống mật là ống dẫn mật vào trong ruột non. Bilirubin hay cholesterol có thể tạo sỏi làm tắc ống mật. Điều này khiến nồng độ bilirubin – chủ yếu là trực tiếp – tăng cao trong máu.
  • Viêm ống mật. Nồng độ bilirubin trực tiếp trong máu có thể tăng do sự viêm của ống dẫn mật đến ruột non.

cấu trúc gan

viêm gan

 

3. Những xét nghiệm nào khác có thể được chỉ định chung với xét nghiệm bilirubin trực tiếp?

Thường xét nghiệm bilirubin trực tiếp được đo cùng với nồng độ bilirubin gián tiếp và bilirubin toàn phần.

Bác sĩ thường sẽ chỉ định xét nghiệm này như một phần của bilan gan – một nhóm những xét nghiệm liên quan đến gan. Khi gan bị tổn thương, những men gan có thể rò rỉ vào trong máu. Bác sĩ có thể chỉ định xét nghiệm nồng độ những enzyme này trong máu, như:

  • Alkaline phosphatase, hay ALP.
  • Aspartate transaminase, hay AST.
  • Alanine transaminase, hay ALT.

Bác sĩ cũng có thể chỉ định xét nghiệm để kiểm tra nồng độ những protein gan như albumin.

4. Tôi sẽ được chuẩn bị như thế nào cho xét nghiệm bilirubin máu?

Đối với xét nghiệm này, bạn sẽ cần ngưng ăn và uống bất kì thứ gì ngoài nước trong vòng 4 tiếng trước khi được thực hiện xét nghiệm. Bạn có thể uống lượng nước thông thường trước khi đươc lấy mẫu máu.

Bạn có thể cần ngưng sử dụng một số thuốc nhất định trước khi xét nghiệm, nhưng chỉ khi bác sĩ bảo bạn cần làm thế. Những ví dụ về các thuốc có thể ảnh hưởng đến nồng độ bilirubin bao gồm những kháng sinh penicillin G, thuốc an thần như phenobarbital, thuốc lợi tiểu như furosemide và những thuốc hen suyễn như theophylline. Tuy nhiên, đây không phải là một danh sách đầy đủ. Có rất nhiều thuốc có thể ảnh hưởng đến nồng độ bilirubin. Trao đổi với bác sĩ xem bạn có cần ngưng hay tiếp tục sử dụng loại thuốc nào.

Bạn có thể tìm hiểu thêm về dịch vụ khám bệnh tại nhà của trung tâm Bác sĩ gia đình tại đây: Khám bệnh tại nhà.

Hoặc có thể gọi ngay số điện thoại sau để được tư vấn trực tiếp.

5. Xét nghiệm bilirubin được thực hiện như thế nào?

Sẽ cần lượng nhỏ máu bạn để thực hiện xét nghiệm này. Mẫu máu được thu qua rút máu tĩnh mạch, một cây kim sẽ được đưa vào trong tĩnh mạch qua da ở cánh tay hay bàn tay bạn, mà một lượng nhỏ máu sẽ được thu và cho vào trong một ống nghiệm.

xét nghiệm máu

6. Những nguy cơ khi xét nghiệm bilirubin máu là gì?

Khi máu được thu, bạn có thể cảm thấy đau nhẹ hay trung bình trong thời gian ngắn. Sau khi kimđược rút ra, bạn có thể có cảm giác nhói nhẹ. Bạn sẽ được hướng dẫn dùng tay đè lên tạo áp lực nơi đam kim vào. Một miếng băng keo cá nhân sẽ được dán lên và nên được giữ lại trọng 10-20 phút và bạn nên tránh dùng tay rút máu để nâng đồ nặng trong ngày.

Dưới đây là những nguy cơ rất hiếm gặp của lấy mẫu máu:

  • Choáng váng hay ngất.
  • Máu tụ, một chỗ bầm nơi máu tụ lại dưới da.
  • Nhiễm trùng, thường đã được ngăn ngừa khi sát trùng da trước khi kim được đưa vào.
  • Chảy máu nhiều, hay kéo dài sau khi lấy máu, điều có thể ám chỉ một tình trạng nghiêm trọng hơn và bạn nên báo bác sĩ nếu thấy triệu chứng này.

7. Kết quả như thế nào là bình thường đối với xét nghiệm bilirubin máu?

Ở trẻ lớn hay người trưởng thành, giá trị bình thường của bilirubin trực tiếp là 0-0.4 mg/dL. Giá trị bình thường của bilirubin toàn phần là 0.3-1.0 mg/dL. Nồng độ bilirubin gián tiếp là nồng độ bilirubin toàn phần trừ cho bilirubin trực tiếp trong máu. Ngoài ra, giới hạn bình thường có thể khác nhau đối với những phòng xét nghiệm khác nhau.

8. Kết quả xét nghiệm của tôi có ý nghĩa gì?

Kết quả có thể thay đổi phụ thuộc vào tuổi tác, giới tính, tiền sử bệnh lý và phương pháp xét nghiệm hay những thứ khác. Kết quả xét nghiệm có thể không có nghĩa là bạn có vấn đề. Hỏi bác sĩ những kết quả xét nghiệm của bạn có ý nghĩa gì.

Nếu kết quả cao hơn giới hạn bình thường, bilirubin cũng có thể hiện diện trong nước tiểu. Bilirubin không hiện diện trong nước tiểu của những cá nhân bình thường, khỏe mạnh.

Kết quả cao hơn mức bình thường có thể có nghĩa rằng bạn đang có vấn đề ở gan, viêm gan hay sỏi mật.

Nồng độ bilirubin cao cũng có thể có nghĩa rằng bạn mắc:

  • Nhiễm trùng huyết.
  • Thiếu máu hồng cầu hình liềm.
  • Một số bệnh ung thư hay khối u.
  • Một số bệnh di truyền hiếm gặp.
  • Sẹo của ống mật.

Nếu kết quả xét nghiệm cho thấy nồng độ bilirubin thấp, bác sĩ thường sẽ không theo dõi nó tiếp.

9. Điều gì xảy ra sau xét nghiệm bilirubin máu:

Nếu nồng độ bilirubin trong máu bạn cao bất thường, bác sĩ có thể chỉ định thêm những xét nghiệm khác để tìm nguyên nhân. Khi bác sĩ đã xác định được nguyên nhân, bạn có thể được tiếp tục chỉ định thêm những xét nghiệm bilirubin máu để theo dõi hiệu quả điều trị.

Nếu bác sĩ nghi ngờ gan hay túi mật của bạn có vấn đề, họ có thể chỉ định những xét nghiệm hình ảnh khác để đảm bảo không có bất thường gì với cấu trúc của chúng.

Scroll to Top