Nguyên nhân:
★ THIẾU MÁU GIẢM SẮC, GIẢM SẮT – HUYẾT:
(Hemoglobin giảm nhiều so với số lượng hồng cầu: nồng độ trung bình hemoglobin dưới 30%; sắt huyết thanh thấp);
- Thiếu sắt, nhất là ở trẻ em thiếu tháng, song sinh;
- Xuất huyết ẩn (dị dạng tâm vị – phình vị lớn);
- Hấp thụ kém: bệnh ỉa chảy mỡ, bệnh nhầy nhớt;
- Nhiễm khuẩn tái đi tái lại: viêm lỗ tai.
★ THIẾU MÁU DO TAN MÁU:
(Thiếu máu đẳng sắc tái tạo: hồng cầu lưới trên 100.000, bilirubin tự do tăng; thường có lách to):
- Bệnh tiểu hồng cầu tròn do di truyền, bệnh Minkowski – Chaffard (lách to, tiến triển từng cơn);
- Bệnh nhiễm máu vùng biển;
- Bệnh hồng cầu hình liềm: người da đen, đau bụng;
- Thiếu máu do tự miễn dịch (thử nghiệm Coombs dương tính) trong thời gian mắc các bệnh khác;
- Thiếu máu do thiếu enzym, nhất là glucoz-6-phosphat desydrogenaz (G6PD); những cơn tan máu xảy ra do dùng thuốc: chống sốt rét, giảm đau, sulfamid, vitamin K, v.v…
★ THIẾU MÁU BẤT SẢN:
Thiếu máu đẳng sắc không tái tạo (không có hồng cầu lưới), tủy đồ rất cần thiết cho chẩn đoán:
- Bệnh bạch cầu cấp (có thể khởi đầu bằng thiếu máu đại hồng cầu hoặc luôn cả giảm sắc);
- Tủy bất sản do thuốc (xem: Giảm huyết cầu toàn thể);
- Suy thận (tủy tương đối giàu);
- Bệnh có tính cách gia đình:
- Bệnh Fanconi với nhiều dị dạng;
- Bệnh Blackfan – Diamond (giảm nguyên hồng cầu);
★ THIẾU MÁU VỚI NGUYÊN HỒNG CẦU KHỔNG Lồ:
Do thiếu vitamin B12 hoặc acid folic;
– Trong hấp thụ kém;
– Nhưng bệnh Biermer không xảy ra ở trẻ em;
– Hội chứng Imerslund.
★ HỘI CHỨNG TAN MÁU VÀ URÊ – HUYẾT:
Bạn có thể tìm hiểu thêm về dịch vụ của trung tâm bác sĩ gia đình tại đây: https://bsgiadinh.vn/kham-benh-tai-nha/
Hoặc có thể gọi ngay số điện thoại sau để được tư vấn trực tiếp.