THIẾU MÁU DO TAN MÁU

[toc]

1. Dấu hiệu, biểu hiện:

 ★ LÂM SÀNG

  Vàng da ở mức độ khác nhau, đôi khi chỉ hơi lộ dạng: tái mét; thường là lách to: nước tiểu đỏ, hoặc đen (hêmôglôbin-niệu): phân sậm màu.

 ★ XÉT NGHIỆM HUYẾT HỌC:

  • Thiếu máu tăng hồng cầu lưới (thiếu máu tái tạo);
  • Bilirubin tự do tăng;
  • Độ bền hồng cầu giảm;
  • Tủy xương tăng hoạt tính;
  • Tùy trường hợp tăng bạch cầu trung tính và tăng tiểu cầu hay giảm bạch cầu và giảm tiểu cầu.

  Những cơn tan máu cấp có thể có: lạnh run, khó chịu trong mình, đau thắt lưng, đau bụng và co cứng đội lốt bụng ngoại khoa, nước tiểu đen hoặc vô niệu.

tiểu ra máu

2. Nguyên nhân:

 ★ THIẾU MÁU TAN MÁU DO DỊ DẠNG CỦA HỒNG CẦU:

  Bệnh thường có tính cách gia đình, và di truyền.

  – Bệnh tiểu hồng cầu tròn hay bệnh Minkowski – Chauffard thiếu máu và vàng da ở mức độ khác nhau (vàng da có từng cơn); lách to nghiêm trọng; đôi khi loét cẳng chân; biến chứng: bệnh sỏi mật.

  – Thiếu glucoz – 6 – phosphat desidrogenaz: một yếu tố ngoại lai giúp những cơn tan máu xuất hiện;

  – Do thuốc: Primaquin, PAS, sulfamid, phenacetin, introíìirantoin, aspirin, v…

  – Đậu tầm (bệnh ngộ độc đậu tầm);

  – Thiếu các enzym khác (hiếm gặp);

  – Bệnh tăng hồng cầu hình liềm;

  – Hemoglobin niệu kịch phát ban đêm: bệnh Marchiafava – Micheli.

  – Bệnh tăng hồng cầu hình bầu dục do di truyền.

 ★ THIẾU MÁU TAN MÁU DO NHỮNG YẾU TỐ NGOÀI HỒNG CẦU:

  – Tương kỵ giữa thai nhi và người mẹ (trẻ sơ sinh): kháng thể của hệ thống Rh hoặc tương kỵ nhóm máu A.B.O;

  – Tai biến do truyền máu: ngưng kết tố kháng A, kháng B hay kháng Rh;

  – Thiếu máu tan máu do kháng thể tự có (test Coombs dương tính) người ta thấy:

  • Dưới dạng một cơn tan máu cấp (Lederer – Brill);
  • Hoặc trong thời kỳ lui bệnh của vài bệnh virus, bệnh phổi do virus, tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn (với ngưng kết tố lạnh);
  • Hoặc với xơ gan;
  • Bệnh bạch cầu lympho;
  • Lympho và sarcom lưới, bệnh Hodgkin;
  • Bệnh collagen, lupus;
  • Ung thư di căn.

  – Do thuốc:

   a) Do cơ chế ngộ độc tùy theo liều lượng (Phenylhydrazin, Acetanilid, Anilin, Chì, Asen, Betanaphtol).

  b) Do cơ chế miễn dịch, không tùy thuộc liều lượng (Quinin, Quinidin, Primaquin, Phenacetin, Phenylbutazon, Alpha – metyl – dopa (Dopégyt, Aldomet),Dopa, Penicillin, Rifampicin, v.v…).

  – Nhiễm khuẩn và bệnh ký sinh trùng: sốt rét (đái huyết sắc tố);

  – Nhiễm khuẩn huyết (perfringens, liên cầu khuẩn tan máu);

  – Bệnh dịch tả;

  – Do tác nhân vật lý: phỏng nặng, tia gamma;

  – Lách to, “tăng năng lách”;

  – Hội chứng tan máu urê – huyết: với suy thận;

  – Tan máu cơ học ở những người mang van tim giả.

tiểu ra máu

Bạn có thể tìm hiểu thêm về dịch vụ của trung tâm bác sĩ gia đình tại đây: https://bsgiadinh.vn/kham-benh-tai-nha/

Hoặc có thể gọi ngay số điện thoại sau để được tư vấn trực tiếp.

Leave a Comment

Scroll to Top