1. Băng huyết ở thiếu nữ:
Băng huyết (rong kinh, đa kinh) thường xảy ra trong thời kỳ đầu của tuổi dậy thì. Nếu băng huyết kéo dài sau vài tháng, hoặc nếu băng huyết quá nhiều, cần khám đầy đủ toàn diện, nếu có thể được.
Băng huyết có nhiều nguyên nhân khác nhau:
– TỔN THƯƠNG Ở TỬ CUNG:
- Phá thai, thai ngoài tử cung;
- Pôlip trong tử cung;
- U xơ tử cung, không phải là hiếm thấy;
- Lao sinh dục (sinh thiết màng trong tử cung);
- Sarcom tử cung.
– TỔN THƯƠNG Ở BUỒNG TRỨNG:
- U nang buồng trứng, u nang dạng nhầy, nhất là u nang dạng bì;
- U xơ buồng trứng;
- Bướu của lớp hạt.
– NGUYÊN NHAN TỔNG QUÁT:
- Hẹp van hai lá;
- Bệnh thận;
- Bệnh xanh lướt của thiếu nữ (không còn thấy);
- Giảm tiểu cầu, ban xuất huyết, chứng giảm lượng tiểu cầu bẩm sinh, bệnh Willebrand (thời gian chảy máu kéo dài và thiếu yếu tố VIII).
– BĂNG HUYẾT HOẶC RONG KINH “CHỨC NĂNG” thường xảy ra:
- Thường là do thiếu progesteron với tăng sản màng trong tử cung;
- Cũng nên nghĩ đến khả năng có dùng estrogen một cách ẩn kín.
★ BĂNG HUYẾT Ở BÉ GÁI:
- Viêm âm hộ – âm đạo. – Pôlip niêm mạc âm hộ;
- Tổn thương âm đạo do chấn thương;
- Vật lạ trong âm đạo;
- U ở âm đạo (do người mẹ dùng estrogen trong thời kỳ mang thai).
2. Băng huyết ở phụ nữ trong thời kỳ còn sinh đẻ:
+ Phải xếp riêng các chứng rong kinh (hoặc đa huyết kinh): kinh ra nhiều mà nguyên nhân chính là:
U xơ tử cung,
“Viêm màng trong tử cung”,
Hẹp van hai lá,
Những hội chứng “sinh xuất huyết” như bất thường về cầm máu, giảm tiểu cầu, các bệnh tiểu cầu.
BĂNG HUYẾT: xuất huyết ngoài thời gian kinh kỳ, hoặc không có chu kỳ.
Luôn luôn nghĩ đến:
- Thai ngoài tử cung (ra dịch màu nâu, hoặc xuất huyết thật sự);
- Túi máu;
- Phá thai;
- Chẩn đoán kết hợp lâm sàng và siêu âm.
+ Trong những tháng sau khi sinh hoặc sau sẩy thai: sót nhau.
U xơ hoặc pôlip, u xơ dưới niêm mạc dễ gây rong kinh hơn là băng huyết.
UNG THƯ:
- Cổ tử cung (thường xuất huyết do va chạm), khám bằng mỏ vịt, thăm âm đạo, phết sinh thiết;
- Thân tử cung: chụp X-quang tử cung (có bơm chất cản quang để chẩn đoán) không còn sử dụng, thế bằng siêu âm;
- Màng trong tử cung: xét nghiệm tế bào bằng cách hút nội mạc tử cung hoặc tạo sinh thiết đề chẩn đoán;
- Ung thư nhau; sau khi có chửa trứng, định lượng prolan để chẩn đoán.
U NANG BUỒNG TRỨNG:
- u nang De Graaf;
- Loạn dưỡng xơ cứng – nang buồng trứng;
- Ung thư buồng trứng.
BĂNG HUYẾT “CHỨC NĂNG”, do mất cân bằng hormon: nhất là thiếu progesteron, với tăng sản màng trong tử cung, đặc biệt trong thời kỳ tiền mãn kinh:
- Đường biểu diễn nhiệt độ: đơn pha, dưới 37°;
- Phết âm đạo;
- Sinh thiết màng trong tử cung;
- Định lượng các hormon.
- DÙNG ESTROGEN biết được do thuốc; hoặc không biết được do các mỹ phẩm.
NGUYÊN NHÂN TỔNG QUÁT:
- Hẹp van hai lá;
- Các bệnh về cầm máu và đông máu.
3. Băng huyết sau khi mãn kinh:
Cần phải khám cẩn thận:
- Khám bằng mỏ vịt, thăm âm đạo;
- Phết âm đạo đề chẩn đoán tế bào học; siêu âm;
- Có khi sinh thiết.
- Luôn luôn nghĩ đến UNG THƯ TỬ CUNG:
- Ung thư cổ tử cung (xuất huyết do chạm đến hay tự nhiên xuất huyết);
- Ung thư eo tử cung;
- Ung thư thân tử cung;
- Ung thư màng trong tử cung: thăm âm đạo không đủ, phải xét nghiệm tế bào học bằng cách hút màng trong tử cung và siêu âm là chính yếu.
Tìm kiếm khả năng bệnh nhân có dùng estrogen:
- Uống, hoặc tiêm, hoặc đặt trong âm đạo;
- Đôi khi vô tình, trong các mỹ phẩm (dùng để săn sóc da, tóc, v.v…);
Ung thư buồng trứng;
Ung thư âm đạo;
Sa tử cung bị loét.
Dùng thuốc chống đông, nhưng cũng vẫn phải tìm một tổn thương ở tử cung hoặc buồng trứng.
Khi tất cả những nguyên nhân trên đã được loại bỏ, đôi khi chảy máu (nhẹ) chỉ là do viêm âm đạo xơ – teo sau mãn kinh.
Bạn có thể tìm hiểu thêm về dịch vụ của trung tâm bác sĩ gia đình tại đây: https://bsgiadinh.vn/kham-benh-tai-nha/
Hoặc có thể gọi ngay số điện thoại sau để được tư vấn trực tiếp.