CÁC CHỈ SỐ XÉT NGHIỆM MÁU: NHỮNG ĐIỀU QUAN TRỌNG NÊN BIẾT

Xét nghiệm máu hay công thức máu là một trong những xét nghiệm y khoa rất quan trọng. Đây là một trong những xét nghiệm cơ bản, được bác sĩ đề nghị đầu tiên, là bước đầu giúp các bác sĩ có hướng chẩn đoán và điều trị chính xác.

xét nghiệm máu

Các chỉ số xét nghiệm máu thông thường gồm:

Hồng cầu được hình thành trong tủy xương. Có chức năng vận chuyển ôxy (nhờ vào phân tử hemoglobin trong hồng cầu) từ phổi đến nuôi các tế bào.

Giá trị bình thường nằm trong khoảng từ 4.2 đến 5.9 triệu tế bào/cm. Tương đương với số lượng hồng cầu tính theo đơn vị quốc tế là 4.2 đến 5.9 x 1012tế bào/l.

Chỉ số hồng cầu cao: Hiếm khi số lượng hồng cầu vượt quá cao. Trường hợp có thể xuất hiện ở những người sống ở vùng núi cao, các vận động viên sử dụng doping.

Chỉ số hồng cầu thấp: thiếu máu, thiếu hụt dinh dưỡng, thiếu sắt, axit folic hoặc vitamin B 12, xuất huyết đường tiêu hóa (loét, ung thư đại tràng), bệnh thận mạn, mất máu (do chấn thương hoặc phẫu thuật), rối loạn sản sinh hồng cầu (rối loạn tủy xương, rối loạn di truyền như thiếu máu hồng cầu hình liềm), ức chế tủy xương bằng hóa trị hoặc phơi nhiễm phóng xạ.

HGB (Hemoglobin): Huyết sắc tố

Hemoglobin (huyết sắc tố) là phân tử protein nằm trong hồng cầu, giúp vận chuyển ôxy từ phổi đến tế bào và và chuyển ngược lại khí cacbonic từ tế bào về phổi, thải ra môi trường.

Hàm lượng hemoglobin được đo bằng xét nghiệm máu. Hemoglobin thường được đo bằng đơn vị g/dL. Chỉ số hemoglobin bình thường dao động khoảng từ 12 – 16,5 g/dL. Chỉ số hemoglobin thay đổi theo tuổi tác, giới tính. Theo tổ chức Y tế Thế giới (WHO), nồng độ hemoglobin của người bình thường khoảng:  Nam: 13,5-18 g/dL, nữ: 12-16 g/dL, trẻ em: 14-20 g/dL

Chỉ số hemoglobin cao trong trường hợp: Sống ở vùng cao, bệnh lý phổi (khí phế thũng, COPD), ung thư, hút thuốc, dùng quá liều hoặc sử dụng không đúng chỉ định thuốc epoetin alfa (Epogen, Procrit)….

Chỉ số hemoglobin thấp trong trường hợp: thiếu máu, thiếu hụt dinh dưỡng, thiếu sắt, axit folic hoặc vitamin B 12, xuất huyết đường tiêu hóa (loét, ung thư đại tràng), bệnh thận mạn, mất máu (do chấn thương hoặc phẫu thuật), rối loạn sản sinh hồng cầu (rối loạn tủy xương, rối loạn di truyền như thiếu máu hồng cầu hình liềm), ức chế tủy xương bằng hóa trị hoặc phơi nhiễm phóng xạ.

Hct (Hematocrit): Dung tích hồng cầu

Chỉ số này cho biết hồng cầu chiếm bao nhiêu phần trăm thể tích máu. Giá trị thay đổi tùy giới tính, thường nằm trong khoảng từ 39 đến 50% đối với nam và 38 đến 48% đối với nữ.

Chỉ số Hct cao trong trường hơp: cơ thể thiếu nước, rối loạn dị ứng, chứng tăng hồng cầu, hút thuốc lá, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), bệnh mạch vành hoặc một  loại bệnh ung thư máu.

Chỉ số Hct thấp trong trường hơp: có thể do mất máu, thiếu máu, thai nghén, nhưng để xác định chính xác thiếu máu loại gì ta cần xét nghiệm thêm: thể tích trung bình của hồng cầu (MCV), khối lượng hemoglobin trong hồng cầu (MCH) và nồng độ của nó (MCHC).

MCV (Mean corpuscular volume): Thể tích trung bình của hồng cầu

MCV là chỉ số chỉ thị thể tích trung bình của hồng cầu, cho biết kích thước hồng cầu có bình thường không, bé hay to hơn mức chuẩn. Giá trị này được lấy từ chỉ số Hct và số lượng hồng cầu. Giá trị bình thường nằm trong khoảng từ 80 đến 100 femtoliter (1 femtoliter = 1/1triệu lít).

Chỉ số  MCV cao: MCV quá cao không có nghĩa bạn đang mắc bệnh. Nhưng nếu chỉ số này vượt quá 110fl thì thiếu máu có thể do nghiện rượu, thiếu máu do thiếu vitamin B12 hoặc axit folic. Lưu ý là ăn chay lâu ngày có thể dẫn đến thiếu vitamin B12.

Chỉ số MCV thấp: MCV thấp có thể do cơ thể thiếu hụt sắt, bệnh thalassemia và các bệnh hemoglobin khác, thiếu máu trong các bệnh mạn tính, thiếu máu nguyên hồng cầu, suy thận mạn tính, nhiễm độc chì.

MCH (Mean Corpuscular Hemoglobin): Số lượng huyết sắc tố trung bình có trong một hồng cầu

Huyết sắc tố là một protein trong máu có nhiệm vụ tạo điều kiện cho hồng cầu đưa oxy tới tế bào và các mô trong cơ thể.

Giá trị này được tính bằng cách đo hemoglobin và số lượng hồng cầu. Giá trị bình thường nằm trong khoảng từ 27 đến 32 picogram/tế bào (pg/tế bào). Chỉ số MCH thấp khi dưới 26 pg/tế bào và được coi là cao khi bằng hoặc trên 34 pg/tế bào

Chỉ số MCH cao: dấu hiệunguy cơ mắc các bệnh máu ác tính, bệnh gan, tuyến giáp hoạt động quá mức, lạm dụng rượu, các biến chứng từ một số bệnh ung thư.

Chỉ số MCH thấp: các loại thiếu máu nói chung, như thiếu máu thiếu sắt, kỳ kinh kéo dài, bệnh Celiac….

MCHC (Mean Corpuscular Hemoglobin Concentration): Nồng độ trung bình của huyết sắc tố

Giá trị này được tính bằng cách đo giá trị của hemoglobin và hematocrit. Giá trị bình thường nằm trong khoảng từ 32 đến 36%.

Nguyên nhân phổ biến nhất của tình trạng MCHC thấp là thiếu máu.

RDW (Red Cell Distribution Width): Độ phân bố hình thái kích thước hồng cầu

Đây là giá trị thống kê trung bình. Giá trị này càng cao nghĩa là độ phân bố của hồng cầu thay đổi càng nhiều. Giá trị bình thường nằm trong khoảng từ 11 đến 15%. RDW trên chuẩn xuất hiện trong tất cả các trường hợp thiếu máu. Chỉ số RDW càng lớn thể hiện các hồng cầu có kích thước chênh nhau càng nhiều. Gợi ý có cả hồng cầu non và hồng cầu trưởng thành ở máu ngoại vi hoặc có thể toàn hồng cầu trưởng thành nhưng kích thước lại to nhỏ khác nhau, không đồng đều.

RDW

Bạn có thể tìm hiểu thêm về dịch vụ Khám bệnh tại nhà của trung tâm Bác sĩ gia đình tại đây: Khám bệnh tại nhà.

Hoặc có thể gọi ngay số điện thoại sau để được tư vấn trực tiếp.

Leave a Comment

Scroll to Top