LACTAT hay ACID LACTIC

(Acide Lactique / Lactic Add, Blood Lactate)

Nhắc lại sinh lý

Acid lactic (cũng còn được biết như 2-hydroxypropanoic acid hoặc L-lactate), được sản xuất bởi quá trình phân hủy glycogen kị khí, nói cách khác acid lactic được sản xuất ra như hậu quả của quá trình chuyển hóa carbohydrat trong môi trường mà các tế bào không có đủ oxy để có thể chuyển carbohydrat qua chu trình Krebs thành các sản phẩm tận là C02 và H20. Một ví dụ minh họa cho tình huống nói trên là khi có tình trạng hoạt động thể lực quá mức. Acid lacttc được sử dụng cho quá trình co cơ khi nhu cầu năng lượng vượt quá khả năng cung cấp oxy. Các vị trí chính trong cơ thể sản xuất lactat là cơ vân, não và hồng cầu.

Lactat được chuyển hóa tại gan. Tăng nồng độ acid lactic trong máu phản ánh hoặc có tăng sản xuất quá mức và/hoặc có giảm sử dụng của gan để tân tạo glycogen -èoglucogenese).

Tích tụ acid lactic quá mức sẽ gây tình trạng nhiễm toan chuyển hóa với tăng khoảng trống anion.

Mục đích và chỉ định xét nghiệm

Để chẩn đoán và theo dõi các tình trạng nhiễm toan chuyển hóa nhất là nhiễm toan lactic

Cách lấy bệnh phẩm

XÉT NGHIỆM được tiến hành trên huyết tương máu động mạch hay tĩnh mạch.

Không nhất thiết cần yêu cầu bệnh nhân phải nhịn ăn trước khi lấy máu XÉT NGHIỆM.

Cần tuân thủ nghiêm ngặt các yêu cầu khi lấy mẫu bệnh phẩm:

  • Bệnh nhân không được hoạt động thể lực trước khi làm XÉT NGHIỆM vài giờ.
  • Khi lấy máu tình mạch XÉT NGHIỆM tránh đặt garot quá lâu. Mẫu máu sau khi lấy cần được bảo quản lạnh ngay và được chuyển nhanh tới phòng xét nghiệm để tiến hành định lượng nồng độ acid lactic máu.
  • Thu mẫu bệnh phẩm và xử lý quy trình xét nghiệm đúng là điều có tính quyết để có được kết quả tin cậy.

Giá trị bình thường

  • Máu động mạch: 0,4 – 0,8 mEq/L hay 0,4 – 0.8 mmol/L
  • Máu tĩnh mạch: 0,5 – 2,2 mEq/L hay 0,5 – 2,2 mmol/L
  • Giá trị nguy hiểm (critical value): > 5 mmol/L.

Tăng nồng độ acid lactic máu

Các nguyên nhân chính thường gặp là:

  • Giảm tưới máu mô:
    • Shock.
    • Suy tim ứ huyết.
  • Giảm hàm lượng oxy:
    • Giảm oxy mô.
    • Ngừng tuần hoàn.
    • Thiếu máu nặng.
    • Ngộ độc carbon monoxyd.
  • Nghiện rượu.
  • Mất nước.
  • Nhiễm toan xêtôn do đái tháo đường.
  • Tình trạng sepsis.
  • Tình trạng xuất huyết.
  • Do thuốc và độc chất (vd: truyền nhiều dịch Ringer lactat. ngộ độc biguanidm, điều trị chống retrovirus, ngộ độc isoniazid. acetami- nophen, ethanol, ethylen glycol…).
  • Hôn mê gan.
  • Tăng thân nhiệt.
  • Bệnh lý gan gây suy tế bào gan.
  • Bệnh lý ác tính.
  • Viêm phúc mạc. Suy thận.
  • Suy hô hấp.
  • Gắng sức quá mức.
  • Co giật.
  • Nhiễm toan D-lactat (do hội chứng ruột ngắn [short bowel syndrome] hoặc cá thể giảm hấp thu khác).
  • Dị tật chuyển hóa ở trẻ sơ sinh (Vd: thiếu hụt pyruvat dehydrogenase, bệnh lý kho chứa glycogen).

Giảm nồng độ acid lactic máu

Nguyên nhân chính thường gặp là:

Hạ thân nhiệt.

Các yếu tố góp phần làm thay đổi kết quả xét nghiệm

  • Mẫu bệnh phẩm bị vỡ hồng cầu có thể làm thay đổi kết quả XÉT NGHIỆM.
  • Trong khi gắng sức, nồng độ lactat máu có thể tăng gấp 10 lần nồng độ bình thường.
  • Ở điều kiện nhiệt độ trong phòng (22°C), nồng độ acid lactic máu tăng lên gấp 2 lần sau mỗi 30 phút.
  • Nồng độ acid lactic có thể bị hạ thấp giả tạo khi có tăng cao nồng độ LDH.
  • Khi có trong máu các chất gây tác động tương tác với phương pháp xét nghiệm (Vd: acid ascorbic).
  • Đặt garot hay yêu cầu bệnh nhân bóp chặt tay quá lâu có thể làm tăng nồng độ lactat máu.
  • Các thuốc có thể làm tăng nồng độ acid lactic máu là: Rượu, adrenalin, glucose, natri bicarbonat.

Lợi ích của xét nghiệm định lượng nồng độ lactat máu

1. XÉT NGHIỆM rất hữu ích để chẩn đoán xác định tình trạng nhiễm toan chuyển hóa:

  • Được gọi là tăng acid lactic máu (hyperlactatémie) khi có tăng nồng độ acid lactic trong máu nhưng chưa có biến đổi pH máu.
  • Được gọi là nhiễm toan lactic (hyperlactacidémie) khi có tăng nồng độ acid lactic máu (thường > 7 mmol/L) đi kèm với giảm pH máu.

2. XÉT NGHIỆM có thề hữu ích trong gợi ý nguyên nhân gây tình trạng nhiễm toan chuyển hóa với tăng khoảng trống anion:

  • Nhiễm toan lactic thứ phát do giảm oxy mô (nhiễm toan lactic typ A): Các tình trạng sốc do tim, nhiễm khuẩn, giảm thể tích…
  • Nhiễm toan lactic nguyên phát không đi kèm với tình trạng giảm oxy mô (nhiễm toan lactic typ B): Gợi ý các các căn nguyên ĐTĐ, suy thận mạn, suy gan, dùng biguanid, ngộ độc một số chất (Vd: salicylat, ethylen glycol, ethanol) và đôi khi có thể gặp ở các Bệnh nhân có tình trạng thiếu hụt bẩm sinh enzym.

3. XÉT NGHIỆM có thể được sử dụng như một yếu tố tiên lượng đối với Bệnh nhân hồi sức cấp cứu. Nhất là khi nồng độ lactat máu > 30 mmoL nguy cơ tử vong gần như không tránh khỏi.

Các cảnh báo lâm sàng

Xét nghiệm định lượng nồng độ lactat máu thường quy không định lượng được D-lactat, một nguyên nhân nhiễm toan lactic hiếm gặp và thường bị bỏ sót.

Scroll to Top