1. Thời kì chuyển tiếp
Các triệu chứng gặp ờ giai đoạn này có thề xếp theo ba hội chứng.
a. Hội chứng thần kinh thực vật: cảm giác bốc nóng, đôi khi rất khó chịu, di cảm đầu chi, nhất là ban đêm, nhức đầu, chóng mặt, chuột rút ở chân…
b. Hội chứng tâm lí: biểu hiện là tăng hoạt động (sinh dục, tình cảm, trí óc, nghề nghiệp…) hoặc trái lại, có biểu hiện tâm thần như cảm giác giảm sút giá trị bản thân, phản ứng trầm cảm, khủng hoảng trong đời sống gia đình, xã hội, thay đổi tính tình.
c. Hội chứng hình thái: xu hướng béo bệu, mặt hơi nặng, da khô, vài triệu chứng nam tính hóa. Xem tế bào âm đạo thấy hiện tượng đảo ngược tỉ lệ giữa tế bào nông và tế bảo trung gian, cận đáy, phản ánh tình trạng giảm estrogen nhanh, tuần tiến.
Định lượng hocmon trong máu và nước giải thấy tăng nồng độ gona- dostimulin (FSH và LH) và giảm nồng độ estrogen (hết hẳn trong vài năm). Về điều trị, tâm lí liệu pháp rất quan trọng. Đặc biệt chú ý quan hệ thầy thuốc – bệnh nhân, cho thuốc an thần, chống trầm cảm. Khi cần cho liều thấp estrogen, mỗi tháng 20 ngày, nghỉ 10 ngày (ví dụ Premarin 1,25mg/ngày).
2. Thời kì sau mãn kinh, biến chứng
a. Biến chứng sinh dục. Âm hộ mất sắc tố, mỏng và khô, tiến tới xơ teo và ngứa, có những mảng ban đỏ bạch sản, tổn thương do gãi, nhiễm khuẩn.
Phải cảnh giác vói mọi xuất huyết tử cung sau khi đã mãn kinh. Ung thư có thể khu trú ở cổ hoặc thân tử cung, nhưng cũng có khi chỉ là pôlip, tăng sinh tử cung. Khám phụ khoa kĩ là cần thiết.
b. Biến chứng vú. Ung thư vú gặp nhiều ở người có tuổi (hai phần ba ung thư vú ở nửa trên 45 tuổi) khi thấy một u cục bất thường vùng này cần kiểm tra kĩ, khi cần, lảm chọc dò, chụp vú, sinh thiết.
c. Biến chứng tiết niệu. Hay gặp hội chứng bàng quang dễ kích động không do nhiễm khuẩn, thường do một bệnh ở cổ bảng quang. Đái không kiềm chế được, thường do sa tử cung (thoát vị bàng quang, tụt sàn khung chậu…); cũng có khi do nguyên nhân tâm thần.
d. Biến chứng tim mạch. Tăng huyết áp mãn kinh chủ yếu là tâm thu, tiên lượng không xấu. Vữa xơ động mạch vành tăng sau thời kì mãn kinh, có thể do thiếu yếu tố bảo vệ thành mạch là estrogen. Do đó có thể dùng estrogen liều thấp, kéo dài để điều trị.
e. Biến chứng tâm thần. Có thể gặp:
– Trạng thái loạn thần kinh: ở thể nhẹ chỉ có hiện tượng dễ xúc động, suy nhược thể chất và tâm thần; trạng thái trầm cảm, bệnh tưởng, lo âu, sợ hãi, rối loạn sinh dục như lãnh đạm nữ dục hay loạn dâm phụ nữ.
– Trạng thái loạn tâm thần: ít gặp hơn, nhưng nặng hơn, biểu hiện trầm cảm kinh diễn thoái triển, loạn tâm thần hưng – trầm cảm, xu hướng tự tử hoặc phản ứng mê sảng cấp mạn tính.
f. Biến chứng nội tiết. Chủ yếu ở tuyến giáp: cường giáp biểu hiện dễ xúc động, rối loạn vận mạch, dễ kích động, gầy, teo cơ, đại tiện lỏng…; hoặc suy giáp, biểu hiện vô tình cảm, chuột rút, thâm nhiễm da, tư duy chậm chạp.
g. Loãng xương. Biểu hiện bằng đau đốt sống (nhất là thắt lưng) mỏm gai, xương sườn, cánh chậu, co cứng cơ quan quanh cột sống. Có khi dẫn đến gãy đốt sống, gãy xương đùi. Cơ chế phức tạp vừa do thiếu estrogen, vừa do tăng tương đối cocticoit, vừa do tiêu xương vì thiếu canxi và vita-min D.
Bạn có thể tìm hiểu thêm về dịch vụ của trung tâm bác sĩ gia đình tại đây: https://bsgiadinh.vn/kham-benh-tai-nha/
Hoặc có thể gọi ngay số điện thoại sau để được tư vấn trực tiếp.