SPECIFIC GRAVITY LÀ GÌ – MỘT TRONG SỐ NHỮNG THÔNG SỐ NƯỚC TIỂU QUAN TRỌNG

Tổng phân tích nước tiểu còn gọi là xét nghiệm nước tiểu. Đây là một xét nghiệm cơ bản, rất phổ biến. Có thể được thực hiện rộng rãi tại bệnh viện, trung tâm y tế, phòng khám tư nhân, và thậm chí ở nhà.

Xét nghiệm nước tiểu được thực hiện bằng cách lấy mẫu nước tiểu từ bệnh nhân trong một cốc chứa mẫu. Thông thường chỉ cần một lượng nhỏ nước tiểu (30-60 mL) để phân tích. Được xét nghiệm nhanh bằng que nhúng.

Các bác sĩ chỉ định làm xét nghiệm làm nước tiểu trong trường hợp bệnh nhân đi khám tổng quát, tái khám định kỳ, chuẩn bị bệnh nhân trước phẫu thuật;khi có các bệnh lý thận niệu, theo dõi diễn tiến bệnh, đáp ứng điều trị. Ngoài ra còn chỉ định thử thai, theo dõi thai kỳ.

2. Specific gravity là gì?

Speific gravity còn gọi là tỷ trọng nước tiểu. Tỷ trọng nước tiểu là một trong 10 thông số có được khi phân tích nước tiểu.

Tỷ trọng nước tiểu là khối lượng của nước tiểu so với khối lượng nước cất ở cùng thể tích. Tỷ trọng nước tiểu giúp đánh giá khả năng cô đặc nước tiểu của thận. Khi nước tiểu quá cô đặc, có thể do uống ít nước hoặc chức năng thận hoạt động không bình thường. Trường hợp nước tiểu pha loãng quá mức, có thể nguyên nhân do bệnh đái tháo nhạt, rối loạn điện giải, hoặc do uống quá nhiều nước.

specific gravity

3. Xét nghiệm tỷ trọng nước tiểu nhằm mục đích gì?

Thận giữ chức năng chính là lọc máu và duy trì sự cân bằng điện giải ở mức bình thường. Xét nghiệm tỷ trọng nước tiểu là một xét nghiệm nhanh chóng,giúp bác sĩ kiểm tra thận của bạn có đang hoạt động bất thường không.

Xét nghiệm tỷ trọng nước tiểu là cần thiết khi bác sĩ ngi ngờ người bệnh có các tình trạng như: mất nước hoặc nhập quá nhiều nước, suy tim, sốc, đái tháo nhạt, suy thận, nhiễm trùng thận, nhiễm trùng đường tiết niệu, hạ natri máu, tăng natri máu,…

Bệnh nhân có thể phải kiểm tra tỷ trọng nước tiểu nhiều lần trong ngày, để các bác sĩ đánh giá hoạt động bù trừ của thận có tốt không.

Bạn có thể tìm hiểu thêm về dịch vụ Khám bệnh tại nhà của trung tâm Bác sĩ gia đình tại đây: Khám bệnh tại nhà.

Hoặc có thể gọi ngay số điện thoại sau để được tư vấn trực tiếp.

4. Tỷ trọng nước tiểu bất thường mang ý nghĩa gì?

Tỷ trọng nước tiểu bình thường khoảng 1,003-1,030.

Tỷ trọng nước tiểu bất thường phản ánh: các chất thừa trong máu, bệnh thận (các ống thận hoạt động không tốt), nhiễm trùng (nhiễm trùng đường tiết niệu), chấn thương não (gây ra bệnh đái tháo nhạt),…

Tỷ trọng nước tiểu cao phản ánh trong nước tiểu có nhiều chất, như: đường glucose, protein, bilirubin, hồng cầu, bạch cầu, các tinh thể, vi khuẩn… Tăng trong các trường hợp: nhiễm khuẩn, bệnh lý ống thận, bệnh lý gan, tiểu đường, nhiễm ketone do tiểu đường, tiêu chảy, nôn ói,…

Tỷ trọng nước tiểu thấp do các nguyên nhân: suy thận mạn, đá tháo nhạt, hạ Natri máu, hạ Kali máu,…

nước

5. Ý nghĩa các thông số nước tiểu còn lại:

  1. Leukocytes (LEU): là tế bào bạch cầu thường có trong nước tiểu từ 10-25 LEU/UL. LEU thường tăng khi có viêm nhiễm đường tiết niệu do nhiễm khuẩn hoặc nhiễm nấm, như: viêm niệu đạo, viêm bàng quang, viêm thận bể thận hoặc viêm ống thận mô kẽ. Tuy nhiên, có 1 số trường hợp nhiễm khuẩn mà LEU niệu âm tính: viêm niệu đạo do Chlamydia trachomatis, lao, viêm thận kẽ do thuốc. Các triệu chứng trong viêm nhiễm đường tiết niệu: đi tiểu nhiều lần, tiểu buốt, tiểu gắt…
  2. Nitrit (NIT): bình thường không tìm thấy trong nước tiểu. Các vi khuẩn gây nhiễm trùng đường tiểu chứa enzyme, làm chuyển hóa nitrat niệu sang nitrit. Nếu trong nước tiểu có nitrit, khả năng cao đường tiểu đang bị nhiễm trùng.
  3. Urobilinogen (URO): là sản phẩm được tạo ra từ sự thoái hóa của bilirubin, bình thường có một lượng nhỏ tìm thấy trong nước tiểu, làm cho nước tiểu có màu vàng nhạt. Giúp chẩn đoán bệnh lý gan hay túi mật. Chỉ số bình thường trong nước tiểu là: 0.2-1.0 mg/dL hoặc 3.5-17 mmol/L. Urobilinogen tăng cao trong nước tiểu có thể là dấu hiệu của bệnh về gan (xơ gan, viêm gan), hoặc đường mật bị tắc nghẽn.
  4. Billirubin (BIL): là sản phẩm được tạo ra từ sự thoái hóa của hồng cầu là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý ở gan hay túi mật. Chỉ số binhg thường trong nước tiểu: 0.4-0.8 mg/dL hoặc 6.8-13.6 mmol/L. Billirubin bình thường chỉ tồn tại lượng ít trong nước tiểu, chủ yếu thải qua đường phân. Billirubin tăng cao trong nước tiểu phản ánh gan đang bị tổn thương (viêm gan virus) hoặc đường mật bị tắc nghẽn.
  5. Protein (PRO): là dấu hiệu cho thấy có bệnh lý ở thận, có máu trong nước tiểu hay có nhiễm trùng. Chỉ số cho phép: 7.5-20mg/dL. Nếu xét nghiệm phát hiện trong nước tiểu chứa protein, khả năng cao bệnh nhân có vấn đề bệnh thận, nhiễm trùng tiết niệu, ngộ độc thai nghén,…
  6. Chỉ số pH: đo độ acid hoặc kiềm của nước tiểu. Giá trị bình thường phụ thuộc vào chế độ ăn uống, dao động từ khoảng 5 đến 7. Khi pH < 5 là nước tiểu có tính toan (nhiều acid), và khi pH > 7 tức nước tiểu có tính kiềm (ít acid).
  7. Blood (BLD): bình thường không có máu trong nước tiểu. Chỉ số cho phép: 0.015-0.062 mg/dL hoặc 5-10 Ery/ UL. Nếu chỉ số BLD tăng cao vượt mức cho phép có thể là dấu hiệu cảnh báo tổn thương thận, niệu quản, bàng quang, niệu đạo, làm máu xuất hiện trong nước tiểu, có nhiễm trùng đường tiểu, sỏi thận, xuất huyết từ bàng quang hoặc bướu thận
  8. Ketone (KET): Khi chất béo bị phân hủy thành năng lượng, cơ thể sẽ tạo ra các sản phẩm được gọi là ketone. Chỉ số cho phép: 2.5-5 mg/dL hoặc 0.25-0.5 mmol/L. Keton niệu tăng là dấu hiệu hay gặp ở bệnh nhân tiểu đường không kiểm soát (để đường huyết tăng cao), chế độ ăn ít chất bột đường, nghiện rượu, nhịn ăn trong thời gian dài.
  9. Glucose (Glu): là một loại đường có trong máu. Chỉ số cho phép: 50-100 mg/dL hoặc 2.5-5 mmol/L. Bình thường thì trong nước tiểu sẽ không có hoặc có rất ít glucose. Khi đường huyết trong máu tăng rất cao, như đái tháo đường không kiểm soát thì đường sẽ thoát ra nước tiểu. Glucose cũng có thể được tìm thấy bên trong nước tiểu khi thận bị tổn thương.

10 thông số

Leave a Comment

Scroll to Top