TIÊN LƯỢNG CỦA BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP

Việc xác định vai trò của tăng huyết áp trong tử vong chung thường khó về mặt thống kê. Vì tăng huyết áp có thề trực tiếp gây tử vong, nhưng cũng có thể gián tiếp gây tử vong thông qua bệnh khác, ví dụ vữa xơ động mạch gây bệnh mạch vành, bệnh mạch não, bệnh thận…

Nhìn chung, ở các nước công nghiệp, tăng huyết áp là nguyên nhân trực tiếp hoặc gián tiếp của 30% tử vong chung.

2. Tiên lượng chung

Có thể dựa vào tỉ lệ sống sót 20 năm sau, theo từng lứa tuổi. Theo Lew:

 

                               Bảng 3: 77 lệ sống sót 20 năm sau theo lứa tuổi

 

 

Huyết áp

 

 

 

35 tuổi

 

 

45 tuổi

 

 

 

55 tuổi

 

132/85

85.9%

73.7%

49.7%

142/85

82.0%

78.2%

68.2%

41.5%

152/85

61.5%

32.6%

152/95

70.3%

54.7%

24.7%

162/100

 

46.1%

16.4%

3.Những yếu tố tiên lượng

a)  Con số huyết áp: Dù sao cũng là yếu tố rất quan trọng của tiên lượng. Dù tình trạng của bệnh nhân lúc khám tốt cũng không cho phép chủ quan. Tất cả các thống kê chứng tỏ có sự song hành giữa con số huyết áp và tỉ lệ tử vong.

b)  Các biến chứng là một yếu tố tiên lượng gần rất quan trọng. Trong các biến chứng không rầm rộ cần chú ý đến biến chứng thận, có tiên lượng thường xấu. ở người tăng huyết áp nguyên phát nếu có urê huyết 70 – 80mg% phải theo dõi kĩ, nhất là khi creatinin máu trên 2mg%, mức lọc cầu thận giảm quá hai phần ba

c) về tiên lượng xa, cholesterol máu có một vị trí quan trọng ở người tăng huyết áp, tỉ lệ nhồi máu CO’ tim là 5,3% nếu cholesterol máu dưới 270 mg% và 10,34% nếu cholesterol máu trên 270 mg%.

d)    Một yếu tố tiên lượng không nên coi nhẹ, đó là tình hình thực hiện việc điều trị tăng huyết áp. Nếu được điều trị sớm đúng cách và lâu dài, tiên lượng gần cũng như xa tốt hon so với những người không được điều trị hoặc điều trị không đúng.

Bạn có thể tìm hiểu thêm về dịch vụ của trung tâm bác sĩ gia đình tại đây: https://bsgiadinh.vn/kham-benh-tai-nha/

Hoặc có thể gọi ngay số điện thoại sau để được tư vấn trực tiếp.

Leave a Comment

Scroll to Top