XỬ LÍ NHỒI MÁU CƠ TIM

[toc]

1. Xử lí nhồi máu cơ tim cấp

a.     Nghỉ ngơi

Cần áp dụng triệt để và tức khắc.

    Chỉ định này là bắt buộc, mặc dù một số bệnh nhân có trạng thái bồn chồn, vật vã, khó có thể nằm yên tuyệt đối được.

    Thời gian nằm thường phải từ 4 đến 6 tuần. Khi nhồi máu cơ tim nhẹ, có thể dậy sớm hơn, nhưng thời gian bất động hoàn toàn, tối thiểu cũng
phải một tuần.

    Thời gian bất động hoàn toàn, nên đề ở “đơn vị săn sóc tập trung” có các phương tiện theo dõi tự động, nhất là điện tim và để xử trí kịp thời các biến chứng mới xuất hiện.

    Nghỉ ngơi phải bao gồm cả nghỉ ngơi về thể xác lẫn tinh thần, tránh cho bệnh nhân mọi điều suy nghĩ bận tâm, xúc động, lo lắng. Cân đảm bảo cho bệnh nhân được yên tĩnh và ngủ đầy đủ, hạn chế mọi sự thăm hỏi trong những ngày đầu.

    Có thề cho thuốc an thần, trấn tĩnh để giúp cho bệnh nhân nghỉ ngơi
được tốt.

b.     Chống đau

    Mocphin hoặc một trong những dẫn chất của nó, là thứ thuốc tốt nhất để dùng trong các thứ bệnh đau nhiều, vật vã, khó thở từng cơn dữ dội hoặc liên tục, phù phổi.Tiêm dưới da, khi thật cần, tiêm tĩnh mạch. Mỗi lần tiêm 0,01 g, có thể tiêm 0,05 đến 0,06g trong ngày nếu cần. Không dùng nếu bệnh nhân trụy mạch hoặc suy hô hấp.

  Có thể dùng dolosal (pethidin, dolacgan) 0,05 – 0,10g là thuốc chống đau tổng hợp có công thức hóa học gần giống mocphin.

  Có thể dùng spasmalgin là một thuốc phối họp ôpi toàn phần, papa- verin và atrinal (dẫn chất của atropin). Tiêm 1 đến 4 ống dưó’i da một ngày.

  ôxy cũng có tác dụng chống đau: Thường sau 3 giờ dùng ôxy, bệnh nhân bớt đau nhiều và bớt vật vã. Những nơi có điều kiện có thề dùng ôxy
cao áp.

– Héparin tĩnh mạch có tác dụng giảm đau.

– Trường hợp đau dữ dội khó chịu đựng, nên cho ngậm Temgesic (bu-prénorphine).

c.     Chống đông

-Gần đây nhiều thống kê đã làm cho người ta nghi ngờ tác dụng của thuốc chống đông. Nhưng đa số tác giả vẫn cho thuốc chống đông là cần thiết trong giai đoạn hiện nay chưa có biện pháp nào tốt hom, vì có thể:

+ Dự phòng được các cục nghẽn ở trong thất, nguyên nhân của tắc
động mạch 
nơi xa.

+ Dư phòng được các cục nghẽn ở tĩnh mạch do ứ đọng, nằm lâu,
nguyên nhân của tắc động mạch phổi.

+ Dự phòng được nghẽn động mạch vành lan rộng.

Về  kĩ thuật dùng thuốc chống đông: Thông thường dùng kĩ thuật phổi heparin tĩnh mạch 

(để có tác dụng tức thì) với một thuốc kháng vitamin K uống (là thuốc tác dụng chậm và 

dùng lâu dài) trong 3 ngày. Liệu pháp heparin cho phép chờ đợi tác dụng làm giảm 

protrombin máu của các chất kháng vitamin K. Đến ngày thứ tư, chỉ dùng những thuốc 

kháng vitamin uống:

      + Heparin tiêm nhỏ giọt tĩnh mạch 25.000 – 30.000 đơn vị (250 –350mg).

      + Thuốc kháng vitamin K. Dùng để uống, mỗi ngày uống 1 đến 2 viên (viên               

tromexan pelentan 300mg; hoặc dpindion viên 500mg; hoặc cuma-din viên 2mg )

Đến ngày thứ tư bắt đầu kiểm tra tỉ lệ protrombin để tìm liều kháng vi-tamin K cho thích hợp, nhằm đạt tỉ lệ protrombin khoảng 2-30% (tính theo thời gian Quick).

Hiện nay người ta đã bắt đầu dùng streptokinaza urokinaza.

d.Các thuốc khác

     Thuốc an thần, thuốc ngủ: nếu bệnh nhân vật vã.

     Cocticosteroit để chống viêm và tạo điều kiện thành lập tuần hoàn
bàng hệ. Nên dùng khi có tiếng cọ màng ngoài màng tim (pretnisolon 20 –
25mg/ngày).

     Dung dịch cực hóa: (dung dịch glucoza 5% – 500ml với 20 đơn vị
insulin và kaliclorua 4g) rỏ giọt
tĩnh mạch.

e.     Chăm sóc bệnh nhân nhồi máu cơ tim

     Chế độ ăn: trong tuần lễ đầu tiên, chế độ ăn phải thích hợp với tình
trạng của bệnh nhân: khi tình trạng nặng, chỉ nên cho bệnh nhân ăn một
ít thức ăn lỏng. Trường hợp nôn có thề truyền dung dịch
glucoza trong khi
chờ đợi bệnh nhân có thể tự uống được. Khi tình hình cho phép, cho ăn
nhẹ chia làm nhiều bữa. Tránh các thức ăn khó tiêu. Không hút thuốc lá.

     Chống táo bón: bệnh nhân thường bị táo bón vì phải nằm trên giường,
ăn ít và dùng các thuốc có ôpi. Táo bón làm bệnh nhân phải rặn khi đi đại
tiện, có thể nguy hiểm cho bệnh tim. Khi cần nên cho dầu
parafin, magiê sunfat hoặc thụt tháo nhẹ.

nhồi máu cơ tim

Bạn có thể tìm hiểu thêm về dịch vụ của trung tâm bác sĩ gia đình tại đây: https://bsgiadinh.vn/kham-benh-tai-nha/

Hoặc có thể gọi ngay số điện thoại sau để được tư vấn trực tiếp.

Leave a Comment

Scroll to Top