PROGESTERON

(Progestérone / Progesterone)

Nhắc lại sinh lý

nam giới, hàm lượng Progesteron lưu hành không cao và có hai nguồn gốc khác biệt.

1. Nguồn gốc thượng thận: Theo các giai đoạn chuyển hoá như được mô tả trong Hình 1, Cholesterol được chuyển hóa ờ các tuyến thượng thận thành pregnenolon rồi thành progesteron. Sau đó progesteron sản sinh ra các hormon sau đây:

  • 17 OH progesteron.
  • Androstenedion.
  • Testosteron.
  • Cortisol.
  • Aldosteron.

2. Nguồn gốc tinh hoàn: Dưới tác động của LH, các tế bào Leydig của tinh hoàn chuyển hóa cholesterol thành pregnenolon rồi thành progesteron, sau đó chất này có thể sản sinh ra các hormon sau đây (Hình 2):

  • 17 OH progesteron.
  • Androstenedin.
  • Testosteron (Hình 2).

Ở phụ nữ lúc không mang thai, progesteron lưu hành trong máu có nhiều nguồn gốc khác biệt.

1. Nguồn gốc thượng thận: Con đường chuyển hoá giống hệt như ở nam giới (Hình 1).

2. Nguồn gốc buồng trứng: Trong giai đoạn tạo nang (phase tollicullaire) của chu kỳ kinh, hàm lượng progesteron trong huyết thanh thấp và phản ánh tình trạng xuất tiết của thượng thận. Trong giai đoạn tạo hoàng thể (phase luteale), hàm lượng progesteron tăng nhanh (10- 40 mg/ngày) và phản ánh nồng độ hormon của hoàng thể (Hình 3). Ở thời kỳ mãn kinh, buồng trứng ngừng hoạt động, hàm lượng progesteron trở nên thấp do nó phản ánh tình trạng bài xuất của thượng thận.

3. Nguồn gốc ngoại vi: Một số mô trong cơ thể có khả năng chuyển dạng pregnenolon do các tuyến thượng thận bài xuất thành progesteron.

phụ nữ khi có thai, progesteron lưu hành có các nguồn gốc:

1. Nguồn gốc buồng trứng, ở tất cả các giai đoạn kể từ lúc bắt đầu có thai, progesteron huyết thanh phản ánh hoạt độ của hoàng thể.

2. Nguồn gốc rau thai: Sau vài tuần, rau thai trở thành nguồn tổng hợp chính progesteron. Hàm lượng progesteron tăng lên dần trong suốt thời gian có thai và phản ánh hoạt tính của rau thai (Hình 4).

3. Nguồn gốc thượng thận của thai: Vào cuối thời gian thai nghén, một phần progesteron lưu hành trong tuần hoàn của mẹ có nguồn gốc từ sự tổng hợp progesteron của các tuyến thượng thận của thai nhi.

Trong máu, 90% progesteron được gắn với protein (chủ yếu gắn với transcotin) và được thoái giáng ở gan thành pregnandiol sau đó được thải trong nước tiểu.

Các chức năng chính của progesteron là

  • Chuẩn bị cho tử cung đón nhận sự làm tổ cùa một noãn đã được thụ tinh.
  • Kích thích chế tiết của các tuyến của nội mạc từ cung (endometral).
  • ức chế tính di động của tử cung, ức chế tiết sữa của các tuyến vú.
  • Gây tác dụng phản hồi (feed-back) âm tính trên trục dưới đồi – tuyến yên.
  • Sản sinh ra nhiều hormon khác (Vd: androgen, cortisol, aldosterol) Hình 1.

Mục đích và chỉ định xét nghiệm

  • Để đánh giá chất lượng của giai đoạn hoàng thể ở phụ nữ, chức năng rau thai:
  • Để phát hiện thời gian rụng trứng khi đánh giá chức năng hoàn thể. Để theo dõi các Bệnh nhân có tình trạng rụng trứng trong khi gây cảm ứng bằng hCG, hormon gây phóng thích FSH/LH, hoặc clomiphen.
  • Để đánh giá các bệnh nhân có nguy cơ bị sẩy thai sớm.

Cách lấy bệnh phẩm

XÉT NGHIỆM được tiến hành trên huyết thanh. Không nhất thiết cần yêu cầu Bệnh nhân phải nhịn ăn trước khi lấy máu XÉT NGHIỆM.

Tiến hành lấy ba mẫu máu trong 3 ngày liên tiếp ở cả 2 giai đoạn của chu kỳ kinh nguyệt. Định lượng progesteron thường được kết họp với định lượng estradiol.

Giá trị bình thường

  • Nam: 0,1 – 0,4 ng/mL hay 0,3 – 1,3 nmol/L.
  • Nữ:
    • Trước tuổi dậy thì: 0,1 – 0,4 ng/mL hay 0,3 – 1,3 nmol/L.
    • Giai đoạn tạo nang: 0,1 – 1,5 ng/mL hay 0,3 – 4,8 nmol/L.
    • Đỉnh rụng trứng: 0,5 – 3 ng/mL hay 1,6 – 9,5 nmol/L.
    • Giai đoạn tạo hoàng thể: 2,5 – 30 ng/mL hay 7,9 – 95 nmol/L.
    • Giai đoạn mãn kinh : 0,1 – 0,4 ng/mL hay 0,3 – 1,3 nmol/L.
    • Khi có thai: Đỉnh xẩy ra vào 3 tháng cuối và có thể đạt giá trị 200 ng/mL (630 nmol/L).

Giảm nồng độ progesteron máu

Các nguyên nhân chính thường gặp là:

1. Suy tuyến yên hoặc vùng dưới đồi.

2. Suy buồng trứng.

3. Suy tuyến thượng thận.

4. Thời kỳ mãn kinh.

5. Sau cắt buồng trứng.

6. Hội chứng sinh dục thượng thận.

7. Vô kinh.

8. Một chu kỳ kinh không có rụng trứng (anovular menstruation).

9. Rối loạn kinh nguyệt.

10. Thai chết lưu.

11. Suy rau thai.

12. Tiền sản giật.

13. Hội chứng Stein – Leventhal.

14. Dọa sẩy thai.

15. Nhiễm độc thai nghén.

16. Hội chứng Tumer.

17. Thiểu sản tuyến sinh dục (gonadal agenesis).

Tăng nồng độ progesteron máu

Các nguyên nhân chính thường gặp là:

1.Uống thuốc ngừa thai.

2. Có thai.

3. Tăng sản tuyến thượng thận.

4. Ưng thư thượng thận.

5. Ung thư tế bào nuôi của buồng trứng (chorioepithelioma of ovary).

6. Kén nang hoàng thể (corpus luteum cyst).

7. Chửa trứng.

8. Ung thư buồng trứng.

9. Dậy thì sớm.

Các yếu tố góp phần làm thay đổi kết quả xét nghiệm

  • Mẫu bệnh phẩm bị vỡ hồng cầu hay tiến hành chụp xạ hình bằng chất đồng vị phóng xạ trong vòng 1 tuần trước đó có thể làm thay đổi kết quả XÉT NGHIỆM.
  • Các thuốc có thể làm tăng nồng độ progesteron máu là: Hormon vỏ thượng thận, clomiphen, esfrogen, ketoconazol, progesteron, tamoxifen.
  • Các thuốc có thể làm giảm nồng độ progesteron máu là: Ampicillin, thuốc chống co giật, danazol, goserelin, leuprolid, thuốc ngừa thai uống.

Lợi ích của xét nghiệm định lượng progesteron máu

1. XÉT NGHIỆM cho phép đánh giá chức năng của tuyến sinh dục (chủ yếu là giai đoạn hoàng thể của chu kỳ kinh), khi tiến hành định lượng đồng thời FSH, LH, estron và estradiol.

2. XÉT NGHIỆM không thể thiếu trong thăm dò tình trạng vô kinh để khẳng định có hay không có tình trạng rụng trứng và để xác định một chu kỳ kinh không có rụng trứng. Nói chung hàm lượng progesterone > 5 ng/mL vào ngày 21 của chu kỳ kinh (tức là 7 ngày trước khi bắt đầu thấy kinh) chứng tỏ có tình trạng rụng trứng.

3. XÉT NGHIỆM cho phép theo dõi thai nghén: Định lượng progesteron là một trong các thăm dò hoạt động chức năng của rau thai.

Scroll to Top