(Proteine s / Protein s )
Nhắc lại sinh lý
Protein s là một protein huyết tương được tổng hợp trong gan và phụ thuộc vào vitamin K để thực hiện được chức năng. Protein này có chức năng chống đông máu và tác động như một cotactor đối với protein c hoạt hóa và cùng với protein c gây ức chế hoạt tính của yếu tố V và VIII đã được hoạt hóa. Khi thiếu hụt protein s, bệnh nhân bị gia tăng nguy cơ huyết khối mạch.
Protein s lưu hành trong tuần hoàn dưới 2 thể là dạng tự do (protein s tự do) chiếm khoảng 40% tổng protein s và thành phần này đóng vai trò chức năng cotactor chính và dạng được gắn với bổ thể C4b ( dạng này cũng có thể đóng vai trò nào đó trong cơ chế đông máu tự nhiên).
Cũng như protein c. antithrombin III, lượng của protein s không chịu ảnh hường của bất kỳ một xét nghiệm đông máu nào thường được áp dụng trên lâm sàng. Chỉ có các phương pháp định lượng đặc hiệu mới cho phép phát hiện được sự thay đổi trong lượng của protein này.
Mục đích và chỉ định xét nghiệm cần chỉ định đánh giá cả lượng protein s tự do và protein s toàn phần ở các bệnh nhân có tình trạng huyết khối tĩnh mạch không rõ nguyên nhân khởi phát.
Cách lấy bệnh phẩm
Xét nghiệm được tiến hành trên huyết tương. Không yêu cầu Bệnh nhân phải nhịn ăn trước khi lấy máu xét nghiệm.
Lấy 5 mL máu tĩnh mạch vào ống nghiệm chứa citrat và bảo quản ngay bệnh phẩm trong đá. Tiến hành phân tích ngay trên huyết tương tươi hoặc bảo quản mẫu bệnh phẩm đông lạnh.
Giá trị bình thường
Protein s tự do (được định lượng theo chức năng đông máu): 60 – 140% ở nam, thấp hem một chút ở nữ và tăng dần theo tuổi. Protein s toàn phần ( được định lượng như một kháng nguyên bừng thử nghiệm miễn dịch enzym): 60 – 140%, thấp hơn ở nữ và tăng dần theo tuổi. Trong năm đầu của trẻ sau đẻ, lượng protein s toàn phần thấp (song lượng protein s tự do giống hệt như ở người lớn), lượng này đạt tới giá trị như ở người lớn khi trẻ 1 tuổi. Giảm lượng protein s
Các nguyên nhân chính thường gặp là:
- Các tình trạng bẩm sinh: Tần suất bị thiếu hụt bẩm sinh protein s là 1/500 người da trắng. Tình trạng thiếu hụt này dề khiến Bệnh nhân bị thuyên tắc mạch huyết khối nguồn gốc tĩnh mạch. Tình trạng khiếm khuyết đồng hợp từ mặc dù hiếm song có thể gây tình trạng ban xuất huyết bùng phát nặng ờ tré sơ sinh.
- Tình trạng mắc phái:
- Dùng thuốc chống đòng uổng hoặc thiếu hụt vitamin K.
- Có thai.
- Điều trị thay thế hormon cho phụ nữ mãn kinh hoặc dùng thuốc viên ngừa thai.
- Bệnh gan.
- Các tình huống gây phản ứng pha cấp (giảm protein s tự do song gây tảng protein s toàn phần).
- Bệnh thận (Vd: có protein niệu).
- Tình trạng tiêu thụ cấp protein s (Vd: đông máu rải rác trong lòng mạch).
- Điều trị bàng L-asparaginase.
Các yếu tố góp phần làm thay đổi kết quả xét nghiệm
- Mẫu bệnh phẩm bị vỡ hồng cầu có thể làm thay đổi kết quả XN.
- Các thuốc có thề làm giảm nồng độ protein s là: Asparaginase, thuốc viên ngừa thai, wafarin.
Lợi ích của xét nghiệm đo hoạt độ phosphatase acid
1. Xét nghiệm hữu ích để đánh giá các bệnh nhân có tình trạng huyết khối tĩnh mạch không rõ nguyên nhân gây khởi phát (cần chỉ định đánh giá protein s cả tự do và toàn phần).
2. Thường có khuyến cáo chỉ định đánh giá cùng lúc cả protein c và protein s do cả hai protein này bị tác động của điều trị bằng thuốc kháng vitamin K, song chúng có nửa đời sống khác biệt.
Các cảnh báo lâm sàng
Nồng độ yếu tố VIII tăng rất cao (> 250%) sẽ làm giảm hoạt tính của protein s. Hiệu giá yếu tố dạng thấp cao có thể gây ước tính cao hơn thực tính hoạt tính của protein s.