(Test de Coombs direct / Coombs’s Test, Direct, Direct Antiglobulin Test, RBC Antibody Screen)
Nhắc lại sinh lý
Trong một số loại bệnh như tan máu tự miễn, tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm trùng, lupus ban đỏ hệ thống và tình trạng bị mẫn cảm (Vd: như đối với yếu tố Rh), các tế bào hồng cầu người sẽ bị các kháng thể bao phủ. Test Coombs trực tiếp được sử dụng để phát hiện các kháng thể IgG hoặc thành phần bổ thể gắn với kháng nguyên trên màng bề mặt hồng cầu, vì vậy test này được sử dụng như một test sàng lọc để phát hiện các kháng thể cố định trên bề mặt của các hồng cầu dựa trẽn bản chất protein của các kháng thể này.
Trong xét nghiệm này, các hồng cầu của bệnh nhân sẽ được trộn với huyết thanh kháng globulin người đa giá của Coombs (antiglobuline polyvalente). Huyết thanh Coombs thực chất là một huyết thanh thỏ có chứa các kháng thể kháng gamma globulin người. Nếu trên bề mặt hồng cầu của bệnh nhân có các kháng thể sẽ gây nên tình trạng ngưng kết hồng cầu có thể dễ dàng phát hiện được khi máu của bệnh nhân được trộn với huyết thanh thỏ. Trong trường hợp test Coombs trực tiếp (+), có thể xác định được bản chất của tự kháng thể có trên bề mặt hồng cầu nói trên bằng cách tiến hành lại test Coombs với các huyết thanh kháng globulin đơn giá đặc hiệu (Vd: anti- IgG, anti-lgM hay kháng bổ thể). Cũng có thể định lượng hiệu giá kháng thể bằng cách sử dụng huyết thanh kháng globulin với các nồng độ pha loãng tăng dần.
Mục đích và chỉ định xét nghiệm
xét nghiệm giúp phát hiện sự có mặt của các kháng thể trên bề mặt của các hồng cầu. Thường gặp nhất là các tự kháng thể đặc trưng cho tình trạng thiếu máu do tan máu tự miễn. xét nghiệm này có nhiều chỉ định áp dụng:
1. Để sàng lọc máu trong kỹ thuật định nhóm và làm phản ứng phát máu.
2. Để phát hiện tình trạng hồng cầu tăng mẫn cảm đối với thuốc hay với truyền máu (test giúp đánh giá nguy cơ xẩy ra tan máu sau truyền máu).
3. Được sử dụng trong trường hợp nghi ngờ tăng nguyên hồng cầu bào thai (erythroblastosis fetalis), để phát hiện các kháng thể đối với các tế bào hồng cầu của trẻ sơ sinh.
Cách lấy bệnh phẩm
xét nghiệm được tiến hành trên huyết tương. Bệnh phảm được lấy vào ống nghiệm chứa chất chống đông EDTA. Không nhất thiết cần yêu cầu bệnh nhân phải nhịn ăn trước khi lấy máu xét nghiệm Đối với trẻ sơ sinh, chi cẩn lấy 5 mL máu từ động mạch rốn là đủ đểxét nghiệm.
Giá trị bình thường
Âm tính.
Test coombs trực tiếp dương tính
Các nguyên nhân chính thường gặp là:
Người già. Bệnh lý tan máu ở trẻ sơ sinh (Vd: tăng nguyên hồng cầu bào thai [erythroblastosis fetalis]). Thiếu máu tan máu tự miễn kháng the “am” (warm autoimmune hemolytic anemias).
■ Không rõ căn nguyên.
■ Trong bệnh lupus ban đỏ rải rác.
■ Hội chứng Evan (ban xuất huyết giảm tiểu cầu vô căn và thiếu máu tan máu).
■ Đôi khi dương tính trong các thiếu máu tan máu tự miễn kháng thể lạnh. Các phản ứng truyền máu tan máu (xẩy ra trễ) do dị miễn dịch. Các phản ứng do thuốc như:
■ Alpha-methyldopa.
■ L-Dopa.
■ Penicillin liều cao.
■ Quinidin. Các nguyên nhân khác:
■ Tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm trùng.
■ u lympho.
■ Bệnh lý u tân sinh (neoplasm).
■ Bệnh lý thận.
■ Viêm khớp dạng thấp.
Test coombs trực tiếp âm tính
Các nguyên nhăn chính thường gặp là:
Thiếu máu tan máu loại không có tính chất tự miễn và không do thuốc gây nên (Vd: các thiếu máu tan máu do khuyết tật nội sinh của hồng cẩu gàv nên). Tình trạng hoàn toàn bình thường.
Các yếu tô góp phần làm thay đổi kết quả xét nghiệm
Mầu bệnh phẩm bị vỡ hồng cầu sẽ làm biến đổi kết quả xét nghiệm. 1/10.000 người cho máu bình thường có test Coombs trực tiếp dương tính.
Các thuốc có thể gây test Coomb trực tiếp (+) là: Ampicillin,
Captopril, Cephalosporin, chlorpromazin, chlorpropamid, ethosuxi-
mid. hydralazin, indomethacin, insulin, isoniazid, levodopa, acid
mefenamic, melphalan, methyldopa, para – aminosalicylic,
penicillin. Phenylbutazon, phenytoin, procainamid, quinidin, quinin
Sulfat, rifampin, Streptomycin, Sulfonamid, tetracyclin.
Lợi ích của test coombs
1. Một test Coombs trực tiếp (+) đặc trưng cho các thiếu máu tan máu tự miễn. Tình trạng này thường do các tự kháng thể các tự kháng thể “nóng” (auto – anticorps “chauds”) (hoạt động ở 37°C), có tính đặc hiệu kháne yếu tố Rh (rhesus). Một số thuốc (Vd: aldomet, methyldopa) cùng có thể bị quá mẫn gây hình thành các tự kháng thể.
2. Một test Coombs typ IgM đi kèm với tăng nồng độ ngưng kết tố lạnh được gặp trong các thiếu máu tan máu cấp thứ phát sau các nhiễm virus (Vd: tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm trùng, viêm phổi không điển hình do mycoplasme …).
3. Bệnh các ngưng kết tố lạnh được đặc trưng bàng tình trạng thiếu máu tan máu mạn với tăng rất mạnh nồng độ ngưng kết tố lạnh (thường vẫn còn (+) ở độ hòa loãng huyết thanh > 1/1.000.000 lần). Ngưng kết tố lạnh thuộc loại IgM chống lạ kháng nguyên I.
4. Một test Coombs (+) typ “bổ thể” được gặp trong các tình trạng bệnh lý không có bằng chứng có tình trạng tan máu. đặc biệt hay gặp ở bệnh nhân xơ gan.
5. Một test Coombs (+) typ IeG hay hỗn hợp. có thể có biểu hiện tan máu hay không, có thẻ aặp trong các bệnh tự miễn hay trong hội chứng tăng sinh lympho.
Các cảnh báo lâm sàng
Test Coombs có thể phát hiện ra các dị kháng thể (allo-anticorps) trong giai đoạn ngay sau lần truyền máu không hoàn toàn tương họp nhóm máu giữa người cho và người nhận. Vì vậy, tốt nhất là nên tránh làm test Coombs với mục đích tìm kiếm chẩn đoán vào những ngày ngay sau truyền máu cho bệnh nhân. Tình trạng tự ngưng kết (auto-agglutination) của các hồng cầu có thể xẩy ra khi không có bất kỳ một kháng thể nào, nhất là ở các bệnh nhân có tình trạng rối loạn globulin máu hay có tăng globulin tủa lạnh trong máu (cryoglobulinemia). Kết quả dương tính giả có thể xẩy ra ở bệnh nhân bị đa u tủy xương tế bào plasma và u lympho loại lymphoplasmatic. Test Coombs trực tiếp âm tính đôi khi có thể xẩy ra ở người bị thiếu máu tan máu tự miễn do lượng IgG gắn với màng tế bào hồng cầu quá ít.