DẤU HIỆU BAN ĐỎ NÚT

[toc]

1. Ban đỏ nút là gì?

Những cục ở da – dưới da của ban đỏ nút (nằm ở trước mào xương chày, ít khi ở xung quanh khuỷu tay sau mào xương trụ) là những thương tổn “tăng dị ứng”, kèm theo sốt và đau khớp; những cục ấy có nhiều nguyên nhân khác nhau:

  • LAO: luôn luôn phải nghĩ đến trước tiên; cần làm phản ứng da hoặc trong da bằng lao tố, chụp X-quang phổi. Ban đỏ nút là một thể sơ nhiễm muộn (ở thanh niên hoặc người lớn, nhất là phụ nữ).
  • BỆNH LIÊN CẦU KHUẨN: Ban đỏ nút có thể liên quan với một ổ liên cầu khuẩn ở amidan hoặc ở răng. Ban đỏ nút do liên cầu khuẩn thường tái nhiễm
  • TRỰC KHUẨN MALASSEZ – VIGNAL (bệnh lao giả do Yersinia) thường kèm theo đau bụng (viêm hạch bạch huyết): cần chẩn đoán huyết thanh.
  • BỆNH YERSINIA ENTEROCOLITICA: với tiêu chảy, đau bụng, sau đó viêm đa khớp.
  • BỆNH MÈO QUÀO: tìm chỗ bị quào, tìm hạch.
  • BỆNH SARCOIT: Besnier – Boeck – Schaumann (phản ứng da âm tính) dưới thề “hội chứng Lofgren ”: ban đỏ nút cộng với hạch trung thất; nhưng hội chứng này có thể do liên cầu khuẩn, hoặc có thể xảy ra trong bệnh virus do chim, bệnh lao, bệnh Hodgkin.
  • Ban đỏ nút có thể xảy ra do THUỐC: sulfamid (sulfathiazol, đôi khi do sulfamid giảm glucoz – huyết), nhưng cũng phải tìm sơ nhiễm lao. Các thuốc khác: bromua, antipyrin, vài loại thuốc ngừa thai.

– Ban đỏ nút còn có thể gặp trong:

  • Bệnh Nicolas – Favre;
  • Bệnh màng não cầu huyết, bệnh salmonella, bệnh brucella;
  • Bệnh virus chim, bệnh virus vẹt;
  • Bệnh nấm;
  • Bệnh giang mai thời kỳ 2;
  • Hủi u;
  • Viêm trực – kết tràng chảy máu;
  • Bệnh Crohn;
  • Hội chứng Behcet;
  • Bệnh Whipple;
  • Bệnh Hodgkin;

và khoảng trong 20% trường hợp, chưa tìm được nguyên nhân.

Tất cả các cục ở da không phải đều là bệnh ban đỏ nút, đó là:

  • Ban đỏ nút cứng Bazin: nốt đỏ cứng ở phần dưới cẳng chân, (lao);
  • Viêm mach có cue do liên cầu khuẩn;
  • Viêm mô mỡ dưới da có cục Weber – Christian ở đùi, bắp chân, tái nhiễm, sốt;
  • Viêm quanh động mạch có cục: cục nổi ở da hơn là ở dưới da;
  • Hoại tử mỡ, nguyên nhân do tụy;
  • Nghẽn mạch do cholesterol (ở đùi hoặc mắt cá);
  • Bệnh Buerger (viêm mạch có cục).

ban đỏ nút

2. Ban đỏ ở mông trẻ em còn bú:

– Có hai dạng:

+ Ban đỏ “hăm”: đỏ ửng, bóng (chung quanh hậu môn, rãnh gian mông và bẹn, mông);

+ Ban đỏ mụn nước sần – sướt.

– Gồm hai nguyên nhân chính:

+ Rối loạn tiêu hóa: tiêu chày acid; nước tiểu kiềm.

+ Dị ứng da do quần áo (bột giặt) gây viêm da có hình chữ w.

– VI KHUẨN HỌC: nhất là do liên cầu khuẩn và nấm Candida albicans.

– THỂ RIÊNG BIỆT:

+ Viêm da ở hai cực: mông và da đầu;

+ Đỏ da tróc mảnh Leiner – Moussous: khởi phát ở trẻ mới sinh được 15 ngày đến 2 tháng, bắt dầu bằng ban đỏ “hình quần đùi” sau đó lan ra: viêm da ở các nếp, có hình tròn nhỏ hợp lưu trên thân và mặt, rồi mang dạng ban đỏ có vẩy.

– Vài trường hợp do tụ cầu khuẩn, vài trường hợp khác do dị ứng với liên cầu khuẩn và Candida albicans.

ban đỏ nút

Một số thông tin liên quan:

Bệnh VON WILLEBRAND – JURGENS: Tạng chảy máu (diathèse hémorragique, haemorrhagic diathesis) di truyền có tính cách gia đình gần giống như bệnh sinh chảy máu có những đặc điểm như sau: thời gian chảy máu dài, còn thời gian đông máu, tinh co rút của cục đông máu, số lượng và dáng vóc của tiểu cầu thì bình thường. Bệnh tiến triển mạn tính có những cơn kịch phát và bệnh bớt dần. Hiện nay người ta biết có ba tip: tip mạch, tip tiểu cầu, tip rối loạn mao mạch với thiếu yếu tố chống ưa chảy máu A hoặc B.

HỘI CHỨNG EHLERS – DANLOS: Chứng loạn dưỡng trung mô (mésenchyme, mesenchyma) di truyền, có đặc điểm như sau: về giải phẫu, sợi keo (collagen) bị biến tính, hư hỏng; trên lâm sàng kết hợp các khớp tăng giãn lỏng, đa tăng đàn hồi, da bở giòn, nguồn gốc gây nhiều thẹo teo, bằng mặt và những u xơ mềm giả.

YERSINIA: là một số trực khuẩn (có tính chất giống như trực khuẩn Yersin) gây nhiều bệnh khác nhau. Trực khuẩn Yersin gây dịch hạch. Yersinia lao và trực khuẩn Malassez – Vignal là một.

Yersinia enterocolitica cũng nằm trong nhóm này. Tất cả những trực khuẩn ấy gây bệnh dịch ở súc vật gặm nhấm, có thể truyền bệnh đến người; hoặc thể nhiễm trùng huyết, thường gây tử vong, hoặc thể viêm hạch mạc treo ruột cấp (thường gặp hơn), hoặc với thể viêm dạ dày ruột non với sốt, đau bụng, mửa và tiêu chảy (hình thể đặc biệt của Yersinia enterocolitica).

BỆNH MÈO QUÀO: Còn gọi là bệnh lympho – lưới lành tính truyền qua da, hay bệnh Debré – Mollaret, có đặc tính như sau: Bệnh hạch bán cấp, không đau, không sốt, thường tiến triển đến nung mủ. Tỷ lệ do một vi khuẩn gram âm, truyền qua da bị trầy (mèo quào, gai xương rổng quào) hoặc qua niêm mạc.

HỘI CHỨNG LOFGREN: Kết hợp hạch trung thất, hai bên, to, không phải lao và ban đỏ nút. Xảy ra ở phụ nữ trẻ; tiến triển có khi lâu, nhưng luôn luôn là tốt. Nguyên nhân còn đang bàn cãi: nhiễm liên cầu khuẩn hoặc thường là bệnh Besnier – Boeck – Schaumann.

BỆNH WHIPPLE: Loạn dưỡng mỡ rột non.

Đặc điểm giải phẫu là có ngưng đọng mỡ và acid béo trong những dại thực bào thâm nhiễm mô bạch huyết cùa ruột non vầ mạc treo ruột. Đặc điểm lâm sàng là đau khớp, kế tiếp là tiêu chảy mỡ, cổ trướng dưỡng cấp, huyết áp thấp, gầy mòn rồi dẫn đến tử vong sau vài năm.

BỆNH WEBER – CHRISTIAN: Nổi trên mình nhiều u nhỏ đỏ và đau, xuất phát từ mô tế bào dưới da, kèm theo nhức đầu và sốt cao. Những u đỏ ấy tiến triển tự nhiên rồi teo sau vài cơn sốt (nodular nonsuppurative panniculitis).

BỆNH BUERGER: Viêm nghẽn mạch máu.

Hội chứng chỉ gặp ở nam giới trẻ, không phải do giang mai mà do ghiền thuốc lá nặng. Đặc điểm là viêm toàn hệ mạch, cấp, tắc nghẽn, lan tỏa, ở động mạch đầu xa chi dưới, tiến triển từng đợt kịch phát, đau, thương tổn đến tĩnh mạch và loét. Bệnh mắc lại nhiều lần, đưa đến cắt cụt chi và gây tử vong sau vài tháng hoặc vài năm. Theo một số tác giả, tình trạng tảng hoạt động tuyến thượng thận đóng vai trò quan trọng trong bệnh này (thrombo – angcitis obliteraous).

Bạn có thể tìm hiểu thêm về dịch vụ của trung tâm bác sĩ gia đình tại đây: https://bsgiadinh.vn/kham-benh-tai-nha/

Hoặc có thể gọi ngay số điện thoại sau để được tư vấn trực tiếp.


Leave a Comment

Scroll to Top