BỆNH RĂNG MIỆNG Ở NGƯỜI GIÀ

BIẾN ĐỔI SINH LÍ Ở TUỔI GIÀ

Tuổi già có những biến đổi sinh lí ở tổ chức răng và quanh răng, tổ chức niêm mạc và dưới niêm mạc khoang miệng cũng như ở các cơ, xương và tuyến nước bọt. Các biến đổi sinh lí này có thể do quá trình thích nghi tự nhiên và cỏ tính chất bù trừ, hoặc do quá trình hóa già không thề hồi phục.

1. Tổ chức răng.

Răng người già có những biến đổi về hình thái do rối loạn chức năng sinh lí khít răng và điểm bám; hoặc do mòn răng và gây biến đổi chức năng. Đồng thời có những hư tổn ở tổ chức cứng của răng, (giảm buồng tủy răng, xơ tuần tiến tủy răng). Song song với những biến đổi về sự sắp xếp của răng do mất dần răng và các rối loạn khít răng do các răng trên và dưới tương ứng không khớp nhau.

2. Tổ chức quanh răng

Tổ chức lợi và xương ở ổ răng ở người già bị co rút và thu teo, thoái triển. Co rút và thu teo làm cho chiều dài của vòng sàng răng tăng lên. Theo Hulin, chân răng ở người 20 tuổi không hở, lúc 80 tuổi hở 6mm.

Răng người già mòn nhiều. Xương chân răng dầy lên, dây chằng mỏng đi, xương ổ răng bị xốp.

3. Tổ chức niêm mạc

Ở người già có những biến đổi ở tổ chức niêm mạc, phù khoang miệng, lợi và tổ chức niêm mạc phủ lưỡi. Bề mặt của niêm mạc ít chịu đựng được các kích thích, nhất là đối với thức ăn có nhiều gia vị, với thức ăn và nước quá nóng, với thuốc lá và rượu. Sở dĩ có hiện tượng đỏ là do teo biểu mô làm cho dễ bị tổn thương hơn và khi bị tổn thương cũng lâu lành hơn, nhất là khi có rối loạn giảm tiết nước bọt.

4. Tổ chức dưới niêm mạc

Tổ chức liên kết dưới niêm mạc cũng thoái triển nhất là chất cơ bản, làm rối loạn trao đổi chất do tăng khối tổ chức xơ ở kẽ. Khả năng lên sẹo của tồ chức liên kết dưới niêm mạc giảm. Tình trạng căng mọng của niêm mạc rất quan trọng. Việc gắn hàm răng giả làm giảm tình trạng đó một cách rõ rệt.

5. Cơ và tổ chức cơ

Tổ chức cơ bị tổn thương dần do quá trình lão hóa không đào ngược được. Tổ chức teo dần và sự thoái triển làm các cơ năng mau mệt, khó cử động, các cơ hạ hàm dưới mất dần trương lực. Do đó khả năng nhai giảm, hòn thức ản ít hay không được nghiền đủ vị làm cho sự đòng hóa sẽ không hoàn toàn. Các cơ môi cũng giảm trương lực nên hay trễ xuống.

6. Xương và tổ chức xương

Tổ chức xương cũng bị biến đổi trong quá trình lão hóa không đảo ngược được, và cỏ hiện tượng tiêu xương toàn thể.

Khi các ràng còn đầy đủ và hoạt động bình thường, ổ xương rất ít khi teo. Nhưng khi đã mất răng, xương thường teo đi nhanh chóng. Nếu làm răng giả, mức độ teo chậm hơn và cũng ít hơn.

7. Tuyến nước bọt

Các tuyến nước bọt teo dần trong suổt quá trình lão hóa; dẫn đến khô miệng, mồm như bỏng rát, lưỡi đau có vị tanh kim khí. Răng giả khó giữ được. Giảm tiết nước bọt là nguyên nhân gây nên bạch sản miệng vả tạo điều kiện gây sâu răng.

BIẾN ĐỔI BỆNH LÍ Ở TUỔI GIÀ

1. Tổn thương ở răng

Sâu răng là một bệnh ở tổ chức cứng của răng, đặc điểm là tiêu dần các chất vô cơ, hữu cơ ở men răng và ngả răng, viêm tủy răng, viêm khớp răng (viêm quanh cuống răng) gây đau nhiều, trở ngại đến ân ngủ, các tổ chức ở quanh răng cũng bị tổn thương. Dễ gây các biến (ổ nhiễm khuẩn ở xa) đôi khi gây tử vong (áp xe não, viêm tấy sàn miệng, nhiễm khuẩn huyết), ở người già hay gặp sâu răng ở cổ răng, ở vùng những răng bị tiêu quanh răng, làm trật cổ răng.

2. Tổn thương quanh răng

Trong viêm quanh cuống răng (viêm khớp răng) bán cấp, bệnh nhân đau ở một răng, gây cảm giác là răng đó dài ra. Đau tảng lên khi nhai. Thân răng đổi màu: xám đục, gõ nhẹ ít đau. Răng hơi lung lay, lợi hơi đỏ, nhất là ở gần vùng cuống răng.

Thử nóng lạnh mất cảm giác, chứng tỏ tủy đã chết, chọc trâm thăm vào buồng tủy cũng không gây đau.

Trên phim X-quang thấy một vùng sáng quanh cuống răng, tròn hay bán nguyệt, có khi chỉ thấy đường dây chằng rộng. Nghiên cứu trên phim còn cho thấy quan hệ với các vùng bên cạnh (xoang hàm, ống răng dưới). Tránh nhầm lỗ bên cằm và lỗ khẩu cái trước và u hạt.

3. Tổ thương tổ chức niêm mạc, dưới niêm mạc và ở các cơ. ở người già hay gặp các bệnh sau:

a. Bạch sản tăng sừng hóa: bạch sản là hậu quả tác động phối hợp của các nguyên nhân toàn thể và kích thích tại chỗ: giang mai (ít gặp),thiếu máu thiếu sắt, thiếu máu kèm theo khó nuốt (hội chứng Plummer Vinson), thuốc lá, gia vị mạnh và dùng lâu ngày, chấn thương kinh diễn do bộ răng, do hàm răng giả hoàn toàn hay một phần.

Liken phẳng không rõ nguyên nhân. Trong liken phẳng ăn mòn, có thểcó vai trò của áp lực chức năng trên niêm mạc miệng (hàm răng giả một phần hoặc hoàn toàn); của viêm nhiễm và các yếu tố xúc động.\

b. Áp tơ: Nguyên nhân của áptơ đơn chưa được biết, có thể do dị ứng hoặc do chấn thương tinh thần. Viêm miệng áptơ có thể là một triệu chứng xuất hiện nhân một bệnh toàn thể, thiếu máu Biermer, thiếu máu Hayem Faber, thiếu máu thứ phát, thiếu vitamin pp, bệnh Spru, bệnh toxoplasma.

c. Mụn nước: Viêm miệng mụn nước gồm zona và herpes ở mồm có một giai đoạn ngắn mụn nước ở niêm mạc mồm. Do nhiều vi chấn thương thứ phát, do cọ xát, các mụn nước vỡ và để lại những vết trợt hòng.

d. Bóng nước: một số viêm miệng bóng nước do các yếu tố bên ngoài, còn một số khác do thuốc gây nên; phần lớn do các bệnh gây bóng nước.

  • Trong các yếu tố bên ngoài, cần nêu lên vai trò của: răng giả một phần hay toàn bộ, gây kích thích hoặc răng cắn phải các bộ phận trong miệng; bỏng và các viêm miệng thứ phát do dùng quang tuyến X, để lại những vết loét đau đớn và khó thành sẹo.
  • Trong các thuốc gây bóng nước, cần nêu các loại bromua, bacbituric, naxalisylat, aspirin, antipyrin và các loại sunfamit.
  • Trong các bệnh gây bóng nước có bệnh viêm miệng bóng nước do đỏ da đa dạng, viêm miệng bóng nước của bệnh During – Brocq hay gặp và thường nặng ở người trên 60 tuổi, viêm miệng và bệnh viêm da bóng nước dính – niêm mạc.

e. Nhiễm khuẩn: ở đây chỉ kể những nhiễm khuẩn gặp ở người già:

  • Cam tẩu mã (noma). Trong bệnh này tình trạng dinh dưỡng đóng một vai trò rất quan trọng gặp chủ yếu trên người già suy yếu mắc nhiều bệnh lâu ngày. Từ ngày có kháng sinh, tiến triển có khá hơn nhưng nhìn chung, tiên lượng vẫn xấu.
  • Giang mai: bệnh ít gặp. ở đây chủ yếu là giang mai giai đoạn sau, có viêm môi, viêm lưỡi dẫn đến xơ chai làm biến dạng môi dưới, lưỡi hoặc rối loạn phát âm, nuốt.
  • Lao: ít gặp loét do lao, hay kèm theo lao phổi, lao thanh quản, thường là một tổn thương bội nhiễm gây ra do đờm có mang khuẩn.
  • Nấm: thường gặp Actinomyces ở mồm; Candida niêm mạc miệng ở những người dùng kháng sinh và cocticoit nhiều ngày.

f. Các bệnh máu:

  • Trong các bệnh bạch cầu, hay gặp bệnh bạch cầu mạn thể limpho, thể tủy. Các tổn thương ở mồm xuất hiện ỏ’ giai đoạn cuối của bệnh và giống như những biến chứng miệng của bệnh bạch cầu cấp: bạch sản lợi, loét hoại tử, xuất huyết…
  • Trong các bệnh thiếu máu, có thiếu máu ưu sắc (bệnh Biermer bệnh Addison) hay gặp ở người già. Bệnh nhân thiếu máu có viêm lưỡi (lưỡi Hunter) ở giai đoạn trước teo và giai đoạn teo, đau lưỡi, viêm quanh răng. Thiếu máu nhược sắc (thiếu máu kiểu Hayem – Faber) gồm thiếu máu viêm lưỡi, chốc mép, hư chân răng, khô mồm, khỏ nuốt.
  • Bệnh tổ chức lưới có thể lành tính hay ác tính (histicocytose X, sac-coidose BBS, bệnh Hodgkin, bệnh lưỡi ác tính), có những tổn thương ở niêm mạc miệng (hột dưới niêm mạc, mảng xâm nhập, bóng nước, xuất huyết loét hoại tử).

g. Rối loạn nội tiết:

  • Bệnh Addison: niêm mạc biểu mô phủ sẫm màu (mảng đen ở lợi, niêm mạc ổ răng, vòm miệng, lưỡi, mặt trong của má. Đái tháo đường: viêm lợi (viêm ban đỏ, tảng sinh, ít khi loét) viêm lợi – niệu (sốt, khô mồm, loét gây đau, viêm quanh răng nặng, chốc mép).
  • Bệnh chất tạo keo: bệnh luput ban đỏ rải rác hay có viêm miệng đỏ da, có vết trợt đau, các mảng bạch sản, khô miệng do teo tuyến nước bọt.
  • Viêm nút quanh mạch có các cục đau trong những đợt tiến triển, xuất huyêt dưới da, bóng nước, phù hoại tử. Xơ cứng, bi làm hẹp miệng, khó nhai, khó nuốt, khó phát âm, xâm lấn các niêm mạc ở môi, lưỡi và vòm họng hư quanh răng.

h. Xơ gan: trong xơ gan có thể gặp viêm miệng, teo kèm theo viêm lưỡi đỏ da, mất nhú lưỡi, giãn tĩnh mạch dưới lưỡi, xuất huyết dưới niêm mạc miệng.

i. Thiếu vitamin c

  • Gây tổn thương ở miệng, lúc đầu có phù nề lợi, chân răng chảy máu chân răng loét. Không điều trị, viêm lợi trở nên tăng sản xù xì như nấm, hoại tử, răng lung lay, tổn thương lan tỏa niêm mạc miệng.

k. Thiếu vitamin c ở mức độ vừa, gây viêm lợi tăng sản, viêm lưỡi mất nhú, màu đỏ sẫm, viêm nứt môi.

l. Do thuốc:

  • Viêm miệng do kháng sinh dùng lâu ngày, có thể do dị ứng, do mât cân bằng vi khuẩn chỉ ở mồm, tăng Candida albicans hoặc do tiêu diệt vi khuẩn đường ruột tổng hợp vitamin B. Trong đa số trường hợp gây viêm miệng kinh diễn làm khô mồm, cảm giác bỏng ở lưỡi, hầu và giảm vị giác, niêm mạc mồm, lưỡi nhẵn và đỏ, chốc mép, tưa, lưỡi có thể đen ở ngưòi già.
  • Thuốc trấn tĩnh: gây khô miệng
  • Thuốc chống đông: gây xuất huyết dưới da, chảy máu lợi.
  • Thuốc chống gián phân để chữa bệnh bạch cầu có thể gây loét hoại tử khu trú ở niêm mạc tiền đình trước. Dùng lâu, gây viêm lưỡi teo, gây sắc tố da và niêm mạc.

m. Viêm lợi – miệng do bệnh ở răng. Cao răng ở người già gây viêm lợi – miệng cấp, nếu cơ thể yếu có thể gây viêm lợi, viêm miệng cấp tính có loét.

  • Bệnh của bộ răng: viêm lợi, viêm miệng cấp có thể xảy ra trên cơ sở viêm lợi kinh diễn do tổn thương răng: (chà răng, hoại tử tủy răng), hư quanh răng (viêm dây chằng răng, viêm quanh răng) không được điều trị tốt.

n. Bệnh do điều trị răng:

  • Khi hàn răng, chất hàn có thể lồi ra hoặc không được nhẵn, làm thức ăn dễ dắt vào gây viêm lợi, viêm miệng loét cấp tính hay mạn tính tăng sản.
  • Răng giả một phần hoặc toàn bộ không án khớp, có thể gây loét trên vòm miệng, trên lưỡi, chốc mép.
  • Bản thân các chất dùng đề làm răng giả cũng có thể gây tổn thương dị ứng (nhựa acrylic kim khí niken, crom), hoặc các tổn thương do ăn mòn (nhựa acrylic polyme hóa không hoàn toàn). Tất cả các tổn thương đều có thể bị bội nhiễm.
  • Chốc mép có thể do thuốc đánh răng kém phẩm chất gây dị ứng, do nấm Candida albicans, thiếu vitamin nhóm B, chảy nước bọt ban đêm do mất nhiều răng.

4. Tân sản lành tính.

Trong các tân sản lành tính có thể phân biệt tăng sản giả u và u lành.

a. Tân sản gai u: loại tân sản này hậu phát sau một chấn thương (do tai nạn, do chức năng, do điều trị) hoặc do kích thích kinh diễn, gồm:

  • U hạt do giãn mao mạch: tân sản do vi khuẩn sau một chấn thương nhiễm khuẩn, có thể ở lưỡi, môi, lợi… và tòn tại lâu.
  • Lồi hút (diapneusie): khi cung răng không hoàn chỉnh (mất nhiều răng), niêm mạc ở mặt trong của má và môi cũng như ở lưỡi có xu hướng lồi ra và do đó có thể bị tổn thương do kích thích cơ giới và tăng sản do tiếp xúc với các ổ nhiễm khuẩn răng và quanh răng.
  • Tăng sản xơ và các thể tương tự: loại tân sản này hay gặp ở bộ răng. Khi chỉ có tân sản xơ đơn thuần, bệnh không kèm theo thưa xương. Khi do nguyên nhân mạch máu, bệnh hay kèm theo tiêu xương. Các u lợi do tế bào khổng lồ, đơn thuần hoặc phối hợp gây loãng xương nặng.

b. U lành:

Tân sản biểu mô: hay gặp u nhú nguyên nhân do kích thích hoặc do virut, bệnh u nhú trên bệnh nhân có răng hàm giả, u gai sừng tự phát hay do nhiễm khuẩn, chấn thương kinh diễn.

  • Tân sản liên kết: hay gặp u xơ, u xơ niêm mạc, u mô bào, u mỡ gồm một lưới xơ bao bọc đám tế bào mỡ. Trên tổ chức có thể gặp u cơ trơn, u cơ vân và các loại tân sản mạch máu, bao gồm u mạch, u bạch mạch, u mạch tế bào quanh mao mạch, u mạch tế bào thần kinh, u cuộn mạch. Trên tổ chức thần kinh hay gặp: u Schwamn hay u thần kinh, u xơ thần kinh, u nơron do chấn thương.

5. U ác tính khoang miệng

a. Tân sản biểu mô ác tính: hầu hết các loại tân sản ác tính ở mồm đều thuộc loại này và gồm:

  • Ung thư biểu mô tế bào đáy: loại Cacxinom ít gặp ở niêm mạc, có tính chất ác tính tại chỗ, không di căn và hay gặp ở người trên 50 tuổi.
  • Ung thư biểu mô tế bào gai: chiếm hơn 90% các Cacxinom niêm mạc mồm, thường dẫn đến các tổn thương loét, xâm lấn, sùi và trong một số trường hợp, tổn thương lan tỏa bề mặt, xâm lấn sang các hạch.

b. Tân sản liên kết ác tính: loại này ít gặp hơn (4,25%) và bao gồm các sacom tổ chức mềm, sacom xương hàm.

  • Sacom tổ chức mềm gồm sacom xơ, sacom cơ, sacom mạch, sa- com limpho niêm mạc mồm, sacom lưỡi niêm mạc mồm.
  • Sacom xương hàm có thể do sacom niêm mạc mồm lan tới, hoặc tiên phát ở xương hàm. Vị trí thường ở giữa xương (sacom trung tâm) hoặc ở ngoại vi xương (sacom dưới màng xương), ở người già chủ yếu là sacom xơ và sacom lưỡi.

c. U ác tính khác

  • U hắc tố ác tính: là các loại u nặng, tiên lượng rất xấu hay gặp ở ngoài da hơn là niêm mạc mồm, ở nam hom ở nữ. ở mồm các loại bắt màu và loại không bắt màu, có loại tiên phát và có loại do di căn. Vị trí thường ở vòm miệng, màn hầu, lợi, ít gặp ở má, lưỡi, môi.
  • Tân sản di căn: ít gặp, chiếm 1% các tân sản ác tính ở miệng. Tân sản di căn tổ chức mềm: Thường là di căn ung thư ống tiêu hóa, phế quản, tuyến giáp, u thần kinh. Vị trí thường ở lưỡi, lợi, vòm miệng, môi, sàn miệng tuyến nước bọt.

Trong tân sản di cản xương hàm, ung thư tiên phát thường ở vú, phổi – phế quản. Vị trí di căn hàm dưới thường ở vùng răng hàm, nhánh lên, lồi cầu, mỏm vẹt, ở hàm trên thường ở vùng xoang.

  • Hoại tử xương do tia xạ: là biến chứng nặng do điều trị tân sản ác tính ổ khoang miệng bằng tia ion hỏa, gây hoại tử xương hàm. Các yếu tố làm bộc lộ bệnh thường là một chấn thương tại chỗ (nhổ răng), hư quanh răng, gây tiêu xương nhiễm khuẩn răng, loét do răng giả, tụt răng do mất răng đối kháng. Tiến triển của bệnh là tiến triền của viêm xương bán cấp, rất đau, kéo dài hàng tháng, gây gãy xương tự phát, lỗ dò thông ra ngoài da, gây cứng khít hàm.

6. Bệnh khớp thái dương-hàm

a. Viêm khớp:

  • Viêm khớp nhiễm khuẩn
  • Viêm khớp dạng thấp

b. Loạn năng:

  • Loạn năng ở bộ răng: tổn thương nặng gây phản ứng loạn năng ở khớp thái dương-hàm. ở người già hay gặp: loạn năng gây chấn thương, mất răng.
  • Loạn năng ở các cơ quai hàm
  • Loạn năng do tổn thương ở khớp thái dương-hàm.

Scroll to Top