BIẾN CHỨNG BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP

1. Xơ vữa động mạch

Tăng huyết áp là một yếu tố bệnh sinh của vữa xơ động mạch. Theo cuộc điều tra ở Framingham, nguy cơ mắc bệnh mạch vành tăng từ chỉ số 100, với người có huyết áp tâm thu dưới 120mmHg, đến 282 đối với người có huyết áp tâm thu từ 140 đến 159mmHg và đến 451 khi huyết áp tâm thu tăng lên trên 180mmHg. Kết luận của hội “Los-Angeles heart study”
cũng tương tự. Tỉ lệ mắc bệnh mạch vành là 92,3/1000 ở người huyết áp bình thường lên đến 163,3/1.000 ở người tăng huyết áp không có tim to và 216,7/1.000 ở người tăng huyết áp đã có tim to.

Đối với vữa xơ động mạch não cũng vậy, gấp 5 lần hơn ở người có cao huyết áp so với người có huyết áp bình thường (Framingham). Vữa xơ động mạch chi dưới gây cơn đau cách hồi ở người lớn tuổi cũng nhiều hơn ở người tăng huyết áp so với người có huyết áp bình thường. Công trình của Cutler trên người già cũng thấy ở những người bị tai biến vữa xơ động mạch não đều có huyết áp tâm thu cao hơn một cách có ý nghĩa so với người không bị tai biến mạch não.

Tăng huyết áp một mình nó không gây vữa xơ động mạch, nhưng tạo điều kiện cho việc hình thành vữa xơ động mạch. Cũng có giả thuyết là tăng huyết áp và vữa xơ động mạch là hai bệnh khác nhau nhưng cùng chung một cơ địa và cùng chịu chung những yếu tố nguy hại như nhau.

2. Biến chứng tim

Có hai biến chứng tim chủ yếu trong bệnh tăng huyết áp là suy tim và biến chứng tim do thiếu máu cục bộ. Ở nhiều nước, biến chứng tim là biến chứng gây tử vong cao nhất của tăng huyết áp.

Phì đại thất trái là hậu quả của việc tăng sức cản ngoại vi toàn bộ và tăng gánh cơ tim. Có sự liên quan rõ giữa các tiêu chuẩn dày thất trái trên điện tâm đò và trị số huyết áp. Khi giảm huyết áp bằng cách cho thuốc hạ áp thì các tiêu chuẩn điện tâm đồ cũng giảm bớt.

Suy tim trái có thể gây hen tim, thậm chí phù phổi cấp. Ở giai đoạn cuối có thể suy tim toàn bộ.

Bệnh mạch vành hay gặp ở người tăng huyết áp hơn ở người có huyết áp bình thường. Biểu hiện có thể là nhồi máu cơ tim, cơn đau thắt ngực, suy tim, loạn nhịp tim, chết đột ngột.

         Theo Hood, 29,1% bệnh nhân tăng huyết áp chết vì mạch vành và 7,2% chết vì suy tim.

tim to

3.Biến chứng não

 Tai biến mạch não do tăng huyết áp là một biến chứng rất hay gặp, nhất là ở các nước châu Á.

Xuất huyết não, tiểu não, thân não liên quan nhiều với tăng huyết hơn là huyết khối do tổn thương vữa xơ động mạch.

Theo Hood, tử vong do tai biến mạch não ở người tăng huyết áp chiếm 45%. Tỉ lệ đó là 26,1 % ở người tăng huyết áp có tổn thương đáy mắt ở giai đoạn I và II (Hodge và Smirk).

Các cơn thiếu máu cục bộ nhất thời ởnão thường xuất hiện đột ngột và tồn tại không quá 24 giờ. Các cơn này có thể là biểu hiện sớm của bệnh mạch não nên cần được chú ý phát hiện và điều trị sớm đề tránh tai biến nặng sau này. Bệnh não do tăng huyết áp thường liên quan đến chỉ số huyết áp rất cao và biểu hiện bằng những rối loạn tri thức từ trạng thái lú lẫn nhất thời đến hồn mê; thường có co giật, nhức đầu dữ dội, buồn nồn. Hội chứng này có thể chữa được bằng cách cho thuốc hạ áp.

4.Biến chứng thận

        Biến chứng thận bao gồm vữa xơ động mạch thận xuất hiện sớm và nhanh; xơ thận và hoại tử tiểu động mạch dạng tơ huyết trong trường hợp ác tính.

Vữa xơ động mạch thận có thể xuất hiện trên những bệnh nhân không có huyết áp cao nhưng tăng huyết áp đã làm bệnh xuất hiện nhanh hơn và nhiều hơn.

Xơ thận gây tình trạng suy thận dần dần nhưng ít khi đến mức độ nặng.

Hoại tử dạng tơ huyết tiểu động mạch thận gây tăng huyết áp ác tính với con số huyết áp rất cao, tiến triển nhanh kèm theo urê máu tăng nhanh, xuất huyết và xuất tiết võng mạc, phù gai mắt, ở giai đoạn cuối thiếu máu cục bộ nặng ở thận dẫn đến nồng độ cao renin và Angiotensin II trong huyết tương và qua đỏ gây cường andosteron thứ phát.

Trong các tử vong do tăng huyết áp thì biến chứng thận chiếm 20,2% (theo Smit), 18,1% (theo Hood), 27,1 % (theo Leishman). Những tỉ lệ này có phần cao có lẽ vì lấy trên bệnh nhân nằm điều trị tại bệnh viện (thường có huyết áp cao ác tính). Một số thống kê khác cho tỉ lệ thấp hơn 9,9% (theo Breslin), 5,9% (theo Sokolow).

Vả lại, biến chứng thận còn tùy thuộc vào giai đoạn tăng huyết áp, ở giai đoạn I, II của đáy mắt, tử vong do thận là 0; ở giai đoạn III, IV tử vong do thận 7,4% (theo Sokolow và Perloff).

Bạn có thể tìm hiểu thêm về dịch vụ của trung tâm bác sĩ gia đình tại đây: https://bsgiadinh.vn/kham-benh-tai-nha/

Hoặc có thể gọi ngay số điện thoại sau để được tư vấn trực tiếp.


Leave a Comment

Scroll to Top