1.Phần giới thiệu
Ở hầu hết động vật có vú, sự khác biệt giữa giống đực và giống cái là tùy thuộc một nhiễm sắc thể (nhiễm sắc thể Y), và một cặp cấu trúc nội tiết là tinh hoàn ở giống đực và buồng trứng ở giống cái.
Trong thời kỳ bào thai, sự biệt hóa tuyến sinh sản nguyên thủy (primitive gonads) thành tinh hoàn hay buồng trứng là do yếu tố di truyền quyết định. Tinh hoàn sau khi hình thành sẽ làm biệt hóa ra cơ quan sinh sản nam (như ống dẫn tinh, mào tinh,…). Nếu không có tinh hoàn, cơ quan sinh sản nữ sẽ hình thành. Ở cả hai phái, tuyến sinh sản* (gonads) có hai chức năng: Chức năng sản xuất giao tử và chức năng bài tiết các hormon phái tính. Androgen là các hormon steroit có tác động nam hóa; estrogen là các hormon có tác dụng làm nữ hóa. Các hormon này bình thường đều hiện diện ở cả hai phái. Tinh hoàn là nơi bài tiết rất nhiều androgen, chủ yếu là testosteron, nhưng tinh hoàn cũng sản xuất một ít estrogen. Buồng trứng là nơi sản xuất rất nhiều estrogen và một ít testoster- on. Androgen cũng được bài tiết ở vỏ thượng thận của cả 2 phái và một số androgen này được biến đổi thành estrogen ở mô mỡ và các mô khác. Buồng trứng còn bài tiết progesteron. Đây là một steroit có tác dụng chuẩn bị tử cung tiếp nhận bào thai. Đặc biệt trong thời kỳ có thai, buồng trứng còn bài tiết một hormon polypeptit là reiaxin có tác dụng làm mềm dây chằng khớp xương mu và cổ tử cung, ở cả 2 phái, tuyến sinh sản còn bài tiết những hormon polypeptit khác trong đó có inhibin. Đây là một polypeptit tác dụng ức chế bài tiết FSH.
Chức năng bài tiết và tạo giao tử của tuyến sinh sản tùy thuộc vào sự bài tiết go- nadotropin của tiền yên. Gonadotropin là từ gọi chung cho hai hormon là FSH và LH.
Các hormon phái tính và inhibin có tác dụng điều hòa ngược, ức chế bài tiết gonadotro- pin. ớ phái nam, sự bài tiết gonadotropin không có tính chu kỳ còn ở phái nữ sau dậy thì, các hormon này được bài tiết tuần tự và như thế tạo ra chu kỳ kinh nguyệt, sự mang thai và tạo sữa.
2.Sự biệt hóa và phát triển cơ quan sinh sản ở bào thai
2.1.Nhiễm sắc thể phái tính
Phái tính được quyết định về mặt di truyền bởi 2 nhiễm sắc thể gọi là nhiễm sắc thể phái tính (sex chromosomes). Các nhiễm sắc thể còn lại được gọi là nhiễm sắc thể cơ thể (somatic chromosomes hay autosomes).
Ở người và nhiều động vật có vú khác, nhiễm sắc thể phái tính được gọi là nhiễm sắc thể X và nhiễm sắc thể Y.Nhiễm sắc thể Y là điều kiện cần và đủ để tạo ra tinh hoàn. Thật ra chi có một vùng nhỏ trên nhánh ngắn của nhiễm sắc thể Y là quyết định sự hình thành tinh hoàn. Vùng này được gọi là SDY (sex determining of the Y chromosome – vùng quyết định phái tính của NST Y) và chứa một loạt các gen cần để biệt hóa tinh hoàn, trong đó bao gồm gen tạo ra chất MIS (sẽ giải thích sau).
Các tế bào lưỡng bội của phái nam có 2 nhiễm sắc thể phái tính là X và Y. Đối với nữ đó là 2X. Do đó, trong quá trình gián phân giảm nhiễm để tạo giao tử, đối với trứng thì chi có một loại nhiễm sắc thể X, còn đối với tinh trùng thì một nửa là mang nhiễm sắc thể X còn một nửa là mang nhiễm sắc thể Y.
Khi tinh trùng mang nhiễm sắc thể Y thụ tinh sẽ phát triển ra bào thai nam. Còn tinh trùng mang nhiễm sắc thể X thụ tinh thì sẽ phát triển ra bào thai nữ.
Cặp nhiễm sắc thể giới tính có thể được nhận diện bằng kỹ thuật làm nhiễm sắc thể đồ (karyotype). Nhiễm sắc thể Y có kích thước nhỏ hơn nhiễm sắc thể X. Vì vậy có giả thuyết cho rằng tinh trùng Y nhẹ hơn tinh trùng X nên “bơi” nhanh hơn trong đường sinh sản người phụ nữ và đến trứng trước.
Điều đó giải thích tại sao dân số loài người có phái nam hơi nhiều hơn phái nữ.
2.2.Nhiễm sắc chất chỉ thị phái tính
Trong thời kỳ bào thai trở về sau, ở phái nữ, một trong hai nhiễm sắc thể X ở trạng thái không hoạt động và cuộn xoắn lại. Vì vậy chúng có thể thấy được bằng kính hiển vi thường ở một số tế bào. Ví dụ tế bào thượng bì gai (epidermal spinous), được gọi là thể Barr, hay ở các tế bào bạch cầu, được gọi là thể dùi trống. Thể Barr và thể dùi trống được gọi là chất nhiễm sắc chi thị phái tính (sex chromatin) .
2.3. Sự hình thành tuyến sinh sản (tinh hoàn hay buồng trứng)
Trong bào thai, sự phát triển của sinh sản bắt đầu bằng sự xuất hiện 2 gen sinh sản (genital ridge) ở gần tuyến thượng thận.
Đây là 2 tuyến sinh sản nguyên thủy dần dần phát triển thành một vùng vỏ cấp 2 và một vùng tủy cấp 2. Khi bào thai được 6 tuần tuổi, cấu trúc này ở cả 2 phái đều giống nhau. Đến tuần thứ 7 và thứ 8, nếu bào thai được di truyền là nam (genetic male) thì phần tủy sẽ phát triển thành tinh hoàn còn phần vỏ sẽ thoái triển. Lúc này tế bào Leydig và tế bào Sertoli tiết ra testosteron và chất ức chế ống Muller (Mul- lerian inhibiting substance, MIS). Nếu bào thai được di truyền là nữ thì phần vỏ sẽ phát triển thành buồng trứng còn phần tủy sẽ thoái triển. Buồng trứng của bào thai không tiết hormon.
2.4.Bào thai học cơ quan sinh sản
Khi phát triển đến tuần thứ bảy, có các đường sinh sản (genital ducts) của cả nữ lẫn nam (hình 42.3) là ống Muller và ống Wolf. Đây là những ống sinh sản nguyên thủy, ở bào thai nữ hệ thống ống Muller sẽ phát triển thành ống dẫn trứng và tử Còn ở bào thai nam ống Wolf sẽ thành mào tinh và ông dẫn tinh.
Cơ quan sinh sản ngoài
Đến tuần thứ 8 các cơ quan này của cả 2 phái đều giống nhau). Sau đó khe sinh niệu biến mất, hình thành nên cơ quan sinh sản ngoài của phái hay khe sinh niệu vẫn còn tạo nên cơ sinh sản ngoài của phái nữ.
Ở bào thai di truyền là nam, sau khi tinh hình thành, tế bào Leydig sẽ bài tiết testosteron còn tế bào Sertoli bài tiết MIS. MIS làm teo ống Muller bằng cơ chế apoptosis còn testosteron làm ống Wolf triển thành mào tinh và ống dẫn tinh.
Testosteron cũng làm tạo nên cơ quan sinh sản ngoài của phái nam. MIS còn hiện diện suốt đời nhưng sau dậy thì nồng độ rất thấp.
3. Dậy thì
Ở bào thai nam trước khi được sinh ra người ta thấy có một đợt tăng tiết testoster- on. Ở giai đoạn sơ sinh người ta lại thấy có một đợt tăng tiết khác. Tuy nhiên kể từ đó trở đi, tế bào Leydig trở nên yên lặng. Trong khoảng thời gian tương tự buồng trứng của phái nữ cũng yên lặng. Cho đến một lúc tuyến sinh sản của cả 2 phái bắt đầu được hoạt hóa bởi gonadotropin là những hormon từ tuyến yên. Dưới tác động của gonadotro- pin như thế các cơ quan sinh sản của cả hai phái phát triển đến mức hoàn chinh. Đây là giai đoạn dậy thì, là giai đoạn các chức năng nội tiết và tạo giao tử của các tuyến sinh sản lần đầu tiên đạt đến mức có thể sinh sản được.
Ở bé gái, hiện tượng đầu tiên thấy được lúc dậy thì là sự nẩy nở của vú, tiếp theo sau là sự phát triển của lông mu và lông nách rồi đến sự xuất hiện của kinh nguyệt lần đầu, Vào lúc này chu kỳ kinh nguyệt thường không có rụng trứng. Hiện tượng rụng trứng đều đặn chi xuất hiện khoảng 1 năm sau.
Trong khoảng thời gian từ khi mới sinh cho đến dậy thì người ta thấy nếu cắt bỏ cả 2 tuyến sinh sản, lượng gonadotropin bài tiết vẫn không tăng. Như vậy vào giai đoạn này, các hormon của tuyến sinh sản không có tác dụng kềm chế sự bài tiết gonadotropin (feed- back âm).
Tuổi dậy thì không có tính cố định, ở châu Âu và Hoa Kỳ, người ta nhận thấy trong vòng 175 năm qua tuổi dậy thì đang giảm đi với tốc độ 1-3 tháng trong mỗi 10 năm.Những năm gần đây, tại Hoa kỳ, tuổi dậy thì của phái nữ là 8 -13 và ở phái nam là 9 -14 tuổi.
Tác nhân khởi phát hiện tượng dậy thì
Người ta nhận thấy tuyến sinh sản của trẻ con vẫn có khả năng đáp ứng với gona- dotropin. Tuyến yên của chúng cũng có chứa các hormon này. Và vùng dưới đồi cũng có GnRH. Tuy nhiên không hiểu sao vào giai đoạn này tuyến yên không bài tiết gonadot- ropin. ớ khi con, người ta nhận thấy nếu chích liên tiếp GnRH để tạo những xung nồng độ trong máu con vật (pulsatile injection) kinh nguyệt sẽ xuất hiện. Ngoài ra người ta cũng nhận thấy ở bào thai, GnRH đã được bài tiết dưới dạng xung. Như vậy hình như từ lúc mới sinh cho đến lúc dậy thì, có một cơ chế thần kinh nào đó ngăn không cho GnRH bài tiết dưới dạng xung như ở người lớn.
4. Mãn kinh (menopause, meno: kinh nguyệt, pause: ngưng)
Càng về già, buồng trứng của người phụ nữ càng ít đáp ứng với gonadotropin và chức năng của chúng cũng giảm sút đến độ kinh nguyệt cũng biến mất. Trong thời gian này số lượng nang noãn nguyên thủy giảm rất nhanh, buồng trứng không còn tiết nhiều progesteron và 17beta estradiol. Tử cung và âm đạo vì vậy bị teo lại. Do tác dụng điều khiển ngược của estrogen và progesteron giảm đi nên lượng LH và FSH bài tiết gia tăng và nồng độ các hormon này trong máu cũng tăng cao.
Ở người phụ nữ, khi đến 45-55 tuổi thì kinh nguyệt thất thường rồi ngừng hẳn. Tuổi mãn kinh hiện nay đã tăng lên và trung bình là 52.
Các triệu chứng thường thấy lúc mãn kinh là do thiếu estrogen và gồm có:
- Cảm giác nóng, chạy từ thân người lên mặt (vascular flushing).
- Tính khí thay đổi (emotional lability).
- Mô bì âm đạo bị mỏng đi và mất khả năng xuất tiết.
- Vú teo lại.
- Đặc biệt là mô xương bị mất càng lúc càng nhiều và tăng nguy cơ bệnh mạch vành.