1.Định nghĩa thân nhiệt và mục đích điều hòa thân nhiệt
Thân nhiệt là nhiệt độ của cơ thể. Người ta chia thân nhiệt thành hai loại: thân nhiệt trung tâm và thân nhiệt ngoại vi.
- Thân nhiệt trung tâm: đo ở những vùng nằm sâu trong cơ thể, là nhiệt độ có ảnh hưởng trực tiếp tới tốc độ các phản ứng sinh học xảy ra trong cơ thể, là mục đích của hoạt động điều nhiệt, thường được giữ cố định, ít thay đổi theo nhiệt độ môi trường.
- Thân nhiệt ngoại vi: đo ở da, thay đổi theo nhiệt độ môi trường xung quanh.
- Điều hòa thân gọi tắt là điều nhiệt, là một hoạt động có tác dụng giữ cho thân nhiệt dao động ở một khoảng rất hẹp, trong khi nhiệt độ môi trường sống thay đổi.
Vì vận tốc các phản ứng hóa học trong cơ thể, và sự hoạt động tối ưu của hệ thống en- zym tùy thuộc vào thân nhiệt, nên muốn cơ thể hoạt động bình thường thì thân nhiệt phải được giữ ổn định. Có thể coi điều nhiệt là một hoạt động nhằm bảo đảm hằng tính nội môi.
2.Thân nhiệt bình thường và các yếu tố ảnh hưởng tới thân nhiệt bình thường
Bình thường thân nhiệt dao động trong khoảng 36,3*C – 37,1*C, nhiệt độ lấy ở hậu môn biểu hiện thân nhiệt đúng nhất, nhiệt độ ở miệng thường thấp hơn nhiệt độ ở trực tràng khoảng 0,2*-0,5*C, dễ đo nên thường dùng để theo dõi tình trạng bệnh, nhưng bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như uống nước nóng hay lạnh, ăn kẹo nhai, hút thuốc và có thở miệng trước khi đo không. Nhiệt độ ở nách thấp hơn ở trực tràng 0,5° – l°c và dễ đo, thường được dùng để theo dõi thân nhiệt người bình thường.
Thân nhiệt ngoại vi đo ở da, chịu ảnh hưởng của nhiệt độ môi trường nhiều hơn, có thể dùng để đánh giá hiệu quả của hoạt động điều nhiệt, cũng thay đổi theo vị trí đo: ở trán vào khoảng 33,5°c, ở lòng bàn tay: 32°c, ở mu bàn chân: 28°c.
Thân nhiệt chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố:
- Tuổi càng cao thì thân nhiệt càng giảm, tuy càng về sau thì mức độ giảm càng ít hơn.
- Nhịp ngày đêm cũng ảnh hưởng tới thân nhiệt: thân nhiệt thấp nhất lúc 6 giờ sáng và cao nhất vào buổi chiều.
- Thân nhiệt thấp nhất lúc ngủ, cao hơn khi thức giấc, và cao hơn nữa nếu hoạt động.Sự co cơ làm thân nhiệt tăng lên, nếu hoạt động mạnh thân nhiệt đo ở trực tràng có thể lên tới 40°c. Thân nhiệt cũng tăng khi xúc động có lẽ do tác dụng chuyển hóa của thần kinh giao cảm.
Phụ nữ tăng thân nhiệt vào ngày rụng trứng, khi có thai thân nhiệt cũng tăng.
Sự điều hòa thân nhiệt ở trẻ em không chính xác, và thường cao hơn trị số người lớn khoảng 0,5°c.
Thân nhiệt tăng khoảng 0,5°c ở người bị cường giáp và giảm ở người suy giáp, nhưng cũng có một số người bình thường có thân nhiệt cao hơn thường xuyên.
3.Quá trình sinh nhiệt và thải nhiệt của cơ thể
3.1.Quá trình sinh nhiệt của cơ thể
Nhiệt năng được sinh ra từ :
- Chuyển hóa cơ sở là chuyển hóa năng lượng khi cơ thể có những hoạt động sinh lý tối thiểu để duy trì sự sống như tuần hoàn, hô hấp,… các phản ứng hóa học cơ bản của cơ thể như chuyển hóa gluxit, protein, lipit để cung cấp năng lượng.
- Tác dụng động lực đặc hiệu của thức ăn: là năng lượng bắt buộc phải sử dụng trong quá trình đồng hóa thức ăn trong cơ thể được thải ra dưới dạng nhiệt: đối với protein là 30 phần trăm, đối với đường là 6 phần trăm, đối với mỡ là 4 phần trăm.
- Sự co cơ: khi cơ co, các chất glucoz, lipit bị oxit hóa để sinh ra năng lượng: 75 phần trăm năng lượng ở dưới dạng nhiệt. Đặc biệt hiện tượng run là một nguyên nhân sinh nhiệt quan trọng.
- Kích tố: cũng ảnh hưởng đến quá trình sinh nhiệt của cơ thể.
Epinephrin và Norepinephrin làm tăng tốc độ chuyển hóa năng lượng, năng lượng dạng ATP: tạo nhiệt nhanh nhưng ngắn hạn.Thyroxin tạo nhiệt chậm nhưng kéo dài.
- Ở trẻ em còn có một loại mô mỡ đặc biệt gọi là mỡ nâu,nằm ở dưới và xung quanh xương bả vai và những nơi khác trong cơ thể.
Khi kích thích thần kinh giao cảm phân phối tới mỡ nâu, thì năng lượng sinh ra từ sự oxĩt hóa trong tế bào không được dự trữ dưới dạng ATP, mà tỏa thành nhiệt. Do đó mỡ nâu là một nguồn tạo nhiệt quan trọng của trẻ em.
3.2.Quá trình thải nhiệt của cơ thể
Phần lớn nhiệt năng được tạo ra từ những cơ quan ở sâu trong cơ thể như gan, tim, não, cơ. Sau đó nhiệt năng phải được truyền từ trong cơ thể ra mặt ngoài da, để được thải ra ngoài cơ thể.
Ở da có hệ thống mạch máu đặc biệt như hình vẽ sau đây.
Sự truyền nhiệt từ trong sâu qua lớp cách nhiệt dưới da (mô mỡ của mô dưới da) để ra ngoài mặt da được thực hiện nhờ hệ thống mạch máu này, trong đó đặc biệt quan trọng là mạng tĩnh mạch ở dưới da. Khi lưu lượng máu qua mạng tĩnh mạch cao, thì nhiệt được đem từ trong sâu ra da, ngược lại khi lưu lượng máu qua mạng tĩnh mạch thấp, thì nhiệt được giữ sâu bên trong cơ thể. Hệ thần kinh giao cảm chi phối độ co mạch của các tiểu động mạch và hệ thống nôi trực tiếp động mạch, tĩnh mạch để cung cấp máu cho mạng tĩnh mạch của da, nên có nhiệm vụ quan trọng trong quá trình thải nhiệt của cơ thể.
Nhiệt năng từ mặt da được thải ra khỏi cơ thể bằng hai cách: truyền nhiệt và sự bốc hơi nước.
3.2.1.Thải nhiệt bằng cách truyền nhiệt
Có 3 hình thức truyền nhiệt.
3.2.1.1.Truyền nhiệt bức xạ
Là sự truyền nhiệt giữa các vật không tiếp xúc với nhau. Nhiệt được truyền dưới dạng tia hồng ngoại (là một loại sóng điện từ). Tất cả những vật có nhiệt độ lớn hơn 0° tuyệt đối đều có thể bức xạ được, tuy nhiên nếu nhiệt độ của da lớn hơn nhiệt độ của môi trường xung quanh, thì lượng nhiệt bức xạ từ cơ thể ra ngoài sẽ nhiều hơn lượng nhiệt bức xạ từ tường và các vật khác tới cơ thể.
Ở nhiệt độ bình thường của căn phòng trong hình vẽ, một người không mặc quần áo có 60 phần trăm nhiệt lượng được thải bằng bức xạ. Lượng nhiệt mà vật lạnh hơn nhận được tùy thuộc vào màu sắc của nó.
Vật có màu đen hấp thu toàn bộ nhiệt lượng bức xạ tới, vật có màu trắng phản chiếu toàn bộ nhiệt lượng bức xạ.
3.2.1.2.Truyền nhiệt trực tiếp
Là sự truyền nhiệt giữa các vật tiếp xúc với nhau.
Trong hình vẽ có khoảng 3 phần trăm nhiệt lượng được truyền tới ghế ngồi, ngoài ra một số’ nhiệt lượng lổn hơn được truyền tới không khí xung quanh nếu nhiệt độ của không khí nhỏ hơn nhiệt độ của da.
3.2.1.3.Truyền nhiệt đối lưu
Sự truyền nhiệt từ cơ thể tới không khí xung quanh sẽ dừng lại, khi nhiệt độ không khí ở gần da bằng với nhiệt độ da, trừ khi không khí được đổi mới nhờ sự chuyển động của không khí cũ ra nơi khác, như khi có luồng gió chẳng hạn.
Bình thường khi không khí được sưởi ấm sẽ nhẹ hơn và bay lên khỏi da, không khí lạnh mới sẽ tới thay chỗ, và nhiệt tiếp tục được truyền tới lớp không khí mới này, trong hình vẽ có 15 phần trăm nhiệt lượng được thải ra không khí.
Như vậy nếu môi trường xung quanh cơ thể có chuyển động đối lưu càng nhiều thì cơ thể càng thải ra nhiều nhiệt, vì vậy khi dùng quạt, hoặc có gió thì ta thấy mát hơn.
Một điều kiện chung để cơ thể có thể thải nhiệt bằng phương thức truyền nhiệt là nhiệt độ của da phải cao hơn nhiệt độ của không khí và những vật xung quanh. Trong trường hợp ngược lại, cơ thể không thải nhiệt được mà còn có nguy cơ bị truyền nhiệt từ môi trường vào.
3.2.2.Thải nhiệt bằng sự bốc hơi nước qua da, qua niêm mạc đường hô hấp, qua miệng
Trong hình vẽ, ta thấy 22 phần trăm nhiệt lượng được thải ra dưới dạng này.
3.2.2.1.Sự bốc hơi nước qua da và đường hô hấp
Một gram nước bốc hơi sẽ lấy đi của cơ thể 0,58 kilocalo. Sự bốc hơi nước qua da và đường hô hấp thường xuyên xảy ra, bình thường khoảng 600ml trong một ngày, thải ra được từ 12 tới 16 kilocalo mỗi giờ, đây là lượng nước mất không cảm thấy, không thay đổi theo nhiệt độ của cơ thể và nhiệt độ không khí.
Khi cơ thể vận động, hoặc ở trong môi trường nóng, thì ngoài lượng nước mất không cảm thấy bốc hơi qua da và đường hô hấp , còn có sự tiết mồ hôi từ các tuyến mồ hôi ở da, và mồ hôi chỉ giúp thải nhiệt khi bốc hơi trên da. Lượng mồ hôi bốc hơi trên da tùy vào ẩm độ của môi trường, do đó vào một ngày ẩm như khi trời chuyển mưa ta thây nóng hơn.
3.2.2.2. Sự tiết mồ hôi
Cấu trúc của tuyến : gồm phần trong gọi là phần cuộn có nhiệm vụ tiết mồ hôi sơ khai, phần ngoài gọi là phần ống có nhiệm vụ dẫn mồ hôi ra ngoài và tái hấp thụ lại Na+, Cl’ trong mồ hôi sơ khai vào máu.
3.2.2.3.Cơ chế tiết mồ hôi
Hệ thần kinh giao cảm phân phối những sợi giao cảm cholinergic tới các tế bào thượng bì của phần cuộn tuyến mồ hôi, và khi bị kích thích thì gây tiết mồ hôi sơ khai.
Khi cơ thể vận động, tủy thượng thận tiết ra epinephrin và norepinephrin cũng tác động tới phần cuộn gây tiết mồ hôi.
Thành phần của mồ hôi sơ khai rất giống với huyết tương, nhưng không có protein.
Nồng độ Na+ vào khoảng 142mEq/lít và Cl– là 104mEq/lít
Khi mồ hôi sơ khai di chuyển qua phần ống của tuyến mồ hôi thì Na+ và Cl’ sẽ được tái hấp thụ. Lượng Na+, Cl’được tái hấp thụ tùy thuộc vào tốc độ tiết mồ hôi.
Khi tốc độ tiết mồ hôi thấp, lượng mồ hôi sơ khai di chuyển qua phần ống rất chậm.Do đó hầu như tất cả Na+ và Cl’ được tái hấp thụ, nước cũng được tái hấp thụ theo cơ chế thẩm thấu, nồng độ của các chất như urê, axít lactic, ion K+ rất đậm đặc ở mồ hôi tiết ra ngoài, nồng độ của Na+ và Cl’ rất thấp khoảng 5mEq/lít.
Khi tốc độ tiết mồ hôi cao, lúc cơ thể vận động hoặc trong môi trường nóng thì số lượng mồ hôi sơ khai được tiết ra nhiều, phần ống chỉ tái hấp thụ được một nửa số lượng Na+ và C1‘ của mồ hôi sơ khai, nước cũng được tái hấp thụ ít, do đó thành phần mồ hôi tiết ra ngoài có nồng độ Na+, Ch cao khoảng 60mEq/lít. Tuy nhiên sau đó một thời gian có sự tăng tiết aldosteron làm tăng tái hấp thụ Na+, Ch ở mồ hôi sơ khai.
Người ta thấy một người chưa thích ứng với khí hậu nóng bao giờ, khi tiêt mô hôi nhiều tới 2 lít một ngày, thì có thể bị mất từ 15 đến 30gram muối mỗi ngày trong vài ngày đầu tiên.
Nhưng sau từ 4 – 6 tuần thích ứng với khí hậu nóng, chỉ bị mất từ 3 – 5 gram muối mỗi ngày.
3.2.2.4 Sự bốc hơi nước bằng cách thở và bốc hơi qua miệng
Nhiều động vật có ít khả năng thải nhiệt từ mặt ngoài của cơ thể vì 2 lý do: có lông làm giảm sự thải nhiệt bằng cách truyền nhiệt, hơn nữa da của chúng không có tuyến mồ hôi nên không tiết mồ hôi được, thí dụ con chó.
Do đó sinh vật sẽ thở nhanh và thở cạn, lè lưỡi ra, như vậy sẽ đem được nhiều không khí mới từ bên ngoài vào tiếp xúc với niêm mạc của đường hô hấp trên và giúp cho sự bốc hơi nước qua niêm mạc đường hô hấp, và sự bốc hơi nước bọt ở lưỡi được dễ dàng hơn, cách này không làm thay đổi nhiều thành phần khí trong phế nang.
Cách thải nhiệt của cơ thể thay đổi tùy theo nhiệt độ của môi trường. Khi nhiệt độ môi trường càng cao, thì sự truyền nhiệt càng kém và sự bốc hơi nước càng tăng.
4.Cơ chế điều hòa thân nhiệt
4.1.Giới hạn điều nhiệt
Thân nhiệt được giữ ở mức ổn định khi nhiệt độ môi trường dao động trong khoảng từ -60°c đến +50°c. Ngoài những nhiệt độ giới hạn đó, thân nhiệt không thể giữ được mức ổn định.
4.2.Cung phản xạ điều nhiệt.
Gồm có 5 bộ phận như mọi cung phản xạ tủy sống khác, ớ đây chúng ta chú ý tới các thụ thể, trung tâm điều nhiệt.
4.2.1.Thụ thể
Là nơi cảm nhận thân nhiệt lên cao hay xuống thấp và phát xung động thần kinh tới trung tâm điều nhiệt.
Gồm 2 loại chính:
- Vùng trước thị ở vùng dưới đồi trước có nhiều tế bào thần kinh nhạy cảm với nhiệt độ nóng của cơ thể, và một số tế bào thần kinh nhạy cảm với nhiệt độ lạnh (số lượng bằng một phần ba loại trên).
- Các thụ thể nhạy cảm với nhiệt độ lạnh (nhiều hơn gấp 10 lần) và thụ thể nhạy cảm với nhiệt độ nóng được phân phối ỏ da để phát hiện sự thay đổi của thân nhiệt ngoại vi.
- Những thụ thể về nhiệt độ lạnh ( nhiều hơn ) và nhiệt độ nóng cũng tìm thấy tủy tạng ở bụng, trong và xung quanh các tĩnh mạch lớn, các thụ thể này phát hiện sự thay đổi của thân nhiệt trung tâm.
4.2.2.Trung tâm điều hòa thân nhiệt
Nằm ở vùng dưới đồi.
- Các thụ thể ngoài da và nội tạng chính yếu để phát hiện ra nhiệt độ lạnh, các thụ thể ngoài da sẽ phát xung động thần kinh về trung tâm điều nhiệt nằm ở phía hai bên của phần sau vùng dưới đồi ngang vơi tầm của thể vú.
- Các thụ thể phát hiện nhiệt độ nóng ở vùng trước thị tại vùng dưới đồi trước cũng truyền tín hiệu về phần sau của vùng dưới đồi. Tại đây các loại tín hiệu được phối hợp để cuối cùng cho ra đáp ứng để điều nhiệt.
4.3.Phản xạ điều nhiệt
4.3.1.Cơ chế chống nóng khi thân nhiệt tăng cao
- Giãn mạch máu do của gần như toàn bộ cơ thể, bằng cách ức chế trung tâm giao cảm ở vùng dưới đồi sau (có tác dụng làm co mạch).
- Đổ mồ hôi: khi thân nhiệt trung tâm tăng trên một nhiệt độ tới hạn nào đó khoảng 37°c, thì bắt đầu có hiện tượng tăng tiết mồ hôi để thải nhiệt ra ngoài.
- Giảm tạo nhiệt
4.3.2.Cơ chế chống lạnh khi thân nhiệt giảm
- Co mạch da: do trung tâm giao cảm ở vùng dưới đồi sau bị kích thích.
- Dựng lông: kích thích giao cảm làm co cơ dựng lông. Phản xạ dựng lông quan trọng ở động vật vì lông tạo nên một lớp không khí cách nhiệt khiến cho sự truyền nhiệt bằng đối lưu từ trong cơ thể ra ngoài bị giảm.
- Tăng tạo nhiệt: bằng cách gây run, làm tăng tiết epinephrin và norepinephrin, tăng tiết thyroxin.
- Run: Trung tâm run nằm vùng dưới đồi sau, phần lưng giữa gần vách của não thất III, bình thường bị ức chế bởi tín hiệu nóng ở vùng trước thị tại vùng dưới đồi trước, nhưng được kích thích bởi tín hiệu lạnh từ da và tủy sống.Khi thân nhiệt trung tâm giảm dưới nhiệt độ tới hạn nào đó thường là 37°c, thì trung tâm run được hoạt hóa, sẽ truyền xung động thần kinh theo sừng trước tủy sống đến cơ ở cả hai bên của cơ thể, làm tăng trương lực của tất cả cơ vân sau đó gây run. Khi cường đô run lên tối đa, có thể sinh nhiệt cho cơ thể cao hơn bình thường gấp bốn, năm lần.
- Tăng tạo nhiệt nhờ kích thích giao cảm làm tăng tiết epinephrin và norepinephrin: có tác dụng làm tăng lập tức tốc độ chuyển hóa năng lượng của tế bào, để sinh ra nhiệt mà không dự trữ dưới dạng ATP gọi là nhiệt hóa học. Lượng nhiệt hóa học sinh ra tỷ lệ thuận với lượng mỡ nâu của sinh vật.
- Tăng tạo nhiệt do tăng tiết thyroxin: làm lạnh vùng dưới đồi trước và vùng trước thị làm vùng dưới đồi tăng tiết TRH, TRH sẽ kích thích tuyến yên tiết ra TSH, TSH làm tuyến giáp tăng tiết thyroxin.
- Thyroxin làm tăng tốc độ chuyển hóa năng lượng trong tất cả tế bào để sinh ra nhiệt, nhưng tác dụng của thyroxin chậm và kéo dài hơn epinephrin, cần phải có thời gian dài để tuyến giáp tiết thyroxin.
4.4.Điều hòa thân nhiệt bởi hành vi
Ở người điều hòa thân nhiệt bằng hành vi (behavior) rất quan trọng.
- Khi thân nhiệt tăng lên cao quá, tín hiệu từ vùng điều hòa nhiệt ở não, làm cho con người cảm thấy nóng quá, và có hành vi thích hợp để chống nóng.
- Ngược lại khi cơ thể lạnh quá, tín hiệu từ những thụ thể ở da và ở nội tạng gây ra cảm giác khó chịu vì lạnh, và sẽ có hành vi để chông lạnh như: mặc áo vào, nằm cuộn tròn lại để giảm sự truyền nhiệt ra ngoài.
4.5.“Mức qui định” của cơ chếđiều hòa thân nhiệt ở vùng dưới đồi
Biểu đồ sau đây cho thấy tác dụng của nhiệt độ ở vùng dưới đồi trên cơ chế điều nhiệt của cơ thể. (Hình 35.4) Chúng ta nhận thấy ở một nhiệt độ tới hạn là 37,1°C ở người bình thường quá trình tiết mồ hôi để thải nhiệt bắt đầu xảy ra và 50
quá trình tăng sinh nhiệt (run) dừng lại.
Khi thân nhiệt tăng trên mức này thì mồ hôi bắt đầu được tiết ra, sự thải nhiệt nhiều hơn sinh nhiệt, do đó thân nhiệt hạ xuống lại 37,1°C.
Khi thân nhiệt ở dưới 37, 1°C thì quá trình run để tăng sinh nhiệt bắt đầu xảy ra, sự sinh nhiệt của cơ thể nhiều hơn sự thải nhiệt, nên thân nhiệt tăng lên trở lại mức 37,1°C.
Như vậy, nhiệt độ tới hạn 37,1° được gọi là “mức qui định” của cơ chế điều nhiệt nhằm cố gắng đưa thân nhiệt trở về “mức qui định” này.
“Mức qui định ” của cơ chế điều hòa thân nhiệt ở vùng dưới đồi chịu ảnh hưởng của nhiệt độ da, và nhiệt độ của vài cơ quan ở trong sâu của cơ thể (tủy sống, nội tạng ở bụng).
Ta có các biểu đồ cho thấy ảnh hưởng của nhiệt độ da trên “mức qui định” của cơ chế điều hòa thân nhiệt của vùng dưới đồi.
Như vậy, khi nhiệt độ của da tăng sẽ làm giảm “mức qui định” xuống một nhiệt độ thâp hơn, thì cơ chế điều hòa thân nhiệt mới xảy ra và ngược lại. Điều này cho thấy sự hoạt động rất hợp lý của hệ thống điều hòa thân nhiệt.
5. Những bất thường điều thân nhiệt
5.1.Sốt
Là tình trạng tăng thân nhiệt trên mức bình thường, do những bất thường ở não nhưu não, chèn u vào vùng dưới đồi, hoặc là do độc chất ảnh hưởng tới trung tâm điều hòa thân nhiệt ở những bệnh nhiễm trùng, hoặc do những điều kiện môi trường dẫn tới đột quỵ vì nóng (heat stroke), hoặc khi thiếu nước.
5.1.1.Tác động của chất gây sốt (pyrogen) trên trung tâm điều nhiệt vùng dưới đồi
Chất gây sốt do vi khuẩn sinh ra, hoặc do các mô thoái hóa trong cơ thể tạo ra sẽ làm “mức qui định” của cơ chế điều hòa thân nhiệt ở vùng dưới đồi cao hơn bình thường. Lúc đó quá trình sinh nhiệt sẽ tăng lên, đồng thời với quá trình giữ nhiệt lại trong cơ thể, để làm tăng thân nhiệt tới mức qui định mới trong vòng vài giờ như hình vẽ
5.1.1.1.Vai trò của chất gây sốt nội sinh
Một số vi khuẩn khi hiện diện trong máu, thì các bạch cầu đa nhân trong máu, các đại thực bào, các lympho thực bào vi khuẩn, sau đó sẽ tiết ra chất interleukin-1, gọi là chất gây sốt nội sinh, khi tác động vào vùng dưới đồi lập tức gây ra sốt, tăng thân nhiệt trong vòng vài phút.
Một vài thí nghiệm gần đây cho rằng interleukin-1 làm cơ thể tạo ra một chất pros- taglandin, và chất prostaglandin sẽ tác động lên vùng dưới đồi để gây phản ứng sốt.
Aspirin làm hạ sốt bằng cách ức chế sự thành lập prostaglandin từ axít arachidonic, aspirin không làm hạ thân nhiệt của người bình thường, vì người bình thường không có chất interleukin-.
5.1.1.2. Sốt gây ra bởi sang thương ở não
Khi nhà phẫu thuật thần kinh giải phẫu vùng dưới đồi, thì xuất hiện cơn sốt cao.
Ngoài ra khi u não chèn vào vùng dưới đồi cũng gây sốt kéo dài.
5.1.2.Đăc tính của tình trạng sốt
Bệnh nhân cảm thấy lạnh, da lạnh vì hiện tượng co mạch, sau đó bệnh nhân run cho đến khi thân nhiệt tăng lên tới mức qui định mới. Khi thân nhiệt đã tăng tới mức này, thì bệnh nhân không thấy ớn lạnh nữa. Khi tác nhân gây sốt không còn, thì mức qui định của vùng dưới đồi đột ngột giảm xuống trở lại mức qui định bình thường, và thân nhiệt được điều chinh từ nhiệt độ cao xuống trở lại mức qui định như cũ bằng cơ chế chống nóng, nên gây ra đổ mồ hôi nhiều, và có tình trạng giãn mạch khiến da đỏ và nóng lên.
5.2.Choáng nóng
Nếu nhiệt độ môi trường lên tới 54°c, nếu không khí khô và có luồng không khí đối lưu nhiều, thì con người có thể chịu đựng được vài giờ. Ngược lại nếu không khí ẩm 100 phần trăm, thì thân nhiệt bắt đầu tăng, khi nhiệt độ môi trường tăng trên 34°c. Còn nếu người ấy phải làm việc nặng thì thân nhiệt bắt đầu tăng khi nhiệt độ môi trường là 30°C trở lên.
Vì cơ thể tiết mồ hôi có giới hạn, nên nếu thân nhiệt tăng cao quá giới hạn điều nhiệt của vùng dưới đồi, thì nó sẽ tự duy trì nhiệt độ cao này và gây hại cho cơ thể.
Khi thân nhiệt tăng tới 41°c, thì người ta bị choáng, nóng và có những triệu chứng như: choáng váng, khó chịu ở bụng, đôi khi mê sảng và cuối cùng mất ý thức, cơ thể bị sốc tuần hoàn nhẹ, vì mất nhiều nước và muối qua mồ hôi. Ngoài ra khi thân nhiệt cao, thì có sự thoái hóa nhu mô của tất cả tế bào trong cơ thể như gan, thận, đặc biệt là não.
Do đó nếu thân nhiệt cao quá mà không được chữa trị thì có thể chết trong vài phút. Chữa bằng cách xịt mát làn da tương đối có hiệu quả.
Con người có thể thích ứng với khí hậu cực nóng bằng cách rèn luyện như sau. Mỗi ngày cho ở môi trường nóng 2-3 giờ và làm một công việc nặng hợp lý trong 1 đến 3 tuần lễ, sẽ làm tăng khả năng chịu nóng của người này lên bằng những biện pháp sau: tăng khả năng tiết mồ hôi tối đa, đôi lúc có thể lên tới 2 lần, tăng thể tích huyết tương, giảm lượng muối mất theo mồ hôi và nước tiểu, có lẽ do sự tăng tiết aldosteron.
5.3. Cơ thể khi tiếp xúc với môi trường cực lạnh
Nếu con người bị tiếp xúc với toàn đá băng vào khoảng 20 – 30 phút mà không được chữa trị liền, thì sẽ bị chết vì ngưng tim hoặc rung thất, lúc bấy giờ thân nhiệt chi còn khoảng 24,5°c, tuy nhiên nếu được ủ ấm liền bằng nhiệt ở ngoài cơ thể thì có thể cứu sống được.
5.3.1. Ảnh hưởng của nhiệt độ thấp trên cơ thể
Khi thân nhiệt giảm dưới 34°c, khả năng điều hòa thân nhiệt của vùng dưới đồi bị suy yếu nặng, khi thân nhiệt giảm tới 29°c thì khả năng này hoàn toàn bị mất.
Lý do vì tốc độ của sự sinh nhiệt trong tế bào bị giảm một nửa khi thân nhiệt giảm xuống 3,6°c, và vì sự ngủ hoặc hôn mê làm giảm hoạt động của cơ chế điều hòa thân nhiệt của hệ thần kinh trung ương, sự run để sinh nhiệt cũng bị ức chế.
Khi cơ thể bị phơi ra nhiệt độ cực lạnh, bề mặt cơ thể có thể bị đông lại, điều này đặc biệt xảy ra ở trái tai, ngón tay, ngón chân.
Nếu lạnh tới mức tạo nhiều tinh thể đá trong tế bào thì gây tổn hại cho mô, thường khi tuyết tan thì vùng mô đóng băng bị hoại tử.
Tuy nhiên khi nhiệt độ của mô giảm xuống sắp bị đông, thì cơ thể cố gắng bù trừ bằng cách gây giãn mạch, để mang máu ấm đến nhằm ngăn mô bị đông, cơ chế này còn yếu ở loài người.
5.3.2.Phương pháp hạ nhiệt nhân tạo
Ảnh hưởng tốt của nhiệt độ thấp đối với cơ thể.
Muốn hạ thân nhiệt, đầu tiên người ta cho bệnh nhân dùng một loại thuốc an thần mạnh để làm giảm hoạt động điều nhiệt của vùng dưới đồi. Sau đó làm lạnh bệnh nhân bằng đá, mền đặc biệt làm lạnh, cho tới khi thân nhiệt hạ xuống theo ý muốn. Thân nhiệt có thể duy trì thấp dưới 32°c trong vài ngày tới một tuần bằng cách thường xuyên rưới nước lạnh hay rượu trên thân thể.
Sự hạ nhiệt nhân tạo làm giảm hoạt động của tim, giảm chuyển hóa của toàn cơ thể, mà có lợi vì nhu cầu oxy của mô giảm xuống, huyết áp thấp, chảy máu ít trong các cuộc giải phẫu tim, khi cần làm tim ngưng đập trong nhiều phút.