ĐIỀU TRỊ TRẦM CẢM TUỔI GIÀ

1. Nguyên tắc chung

      –     Đưa người bệnh ra khỏi tinh trạng trầm cảm về hoạt động trí tuệ lẫn cảm xúc. 

      –     Giúp cho người bệnh tự có những hoạt động vận động để duy trì sự sống, tự quản lý sinh hoạt, giảm nhẹ sự trông nom săn sóc của gia đình và xã hội.

       -Tạo cho người bệnh một nếp sống, sinh hoạt chủ động để thực hiện việc điều trị dùng thuốc cũng như điều trị không dùng thuốc.

       –     Phát hiện kịp thời và ngăn chặn những đựt vượng phát trầm cảm nặng, nhất là ý nghĩ và hành vi tự sát.

2. Điều trị bằng thuốc

      Ngoài những loại thuốc sử dụng để nâng đỡ cơ thể, điều hòa các chức năng, điều trị các chứng bệnh chuyên biệt, ở đây nêu chủ yếu các loại thuốc chuyên dùng chống trầm cảm. Loại thuốc hướng tâm thần này có tên chung là thuốc chống trầm cảm.

       a.    Tác dụng

        Các thuốc chống trầm cảm có tác dụng chung:

           –     Làm giảm cường độ những cảm xúc âm tính. 

           –     Gây được một cảm giác dễ chịu, thích hoạt động.

           –     Đưa người bệnh ra khỏi tình trạng ỳ trệ.

           –     Kích thích hoat động các chức năng tâm trí. 

      Trong từng trường hợp, tùy theo triệu chứng của người bệnh, nhất là khi có nhiều biểu biện lo lắng, bồn chồn không yên, thì rất nên phối hợp các loại thuốc binh thản. Trong trường hợp có rối loạn giấc ngủ, nên phối hợp với thuốc ngủ nhẹ.

         b.    Phân loại thuốc chống trầm cảm

            –     Thuốc chống trầm cảm thuộc nhóm dẫn chất ba vòng về cấu trúc hóa học.

               + Dẫn chất của Imino-dibenzyl: 

                  (Tofranil) 

                   Triméprimin (Surmonitil). 

                   Désipramin (Pertofran).

               + Dẫn chất của dibenzo cycloheptene: Amitriptyline (Laroxyl, Elavil).

            –     Các loại thuốc ức chế men IMAO: 

                   Iproniazid (Marsilid). 

                   Nialamid (Niamid). 

                   Phenelzine (Nardelzine)

            –      Ngoài ra, còn có các loại thuốc thuộc nhóm khác nhưng cũng có tác dụng chống trầm cảm, có thể dùng riêng biệt hoặc phối hợp. Levopromazin (Nozinan, Tizercin). Cacbonat lithium: dùng trong loại loạn tâm thần hưng – trầm cảm.

        c.     Nguyên tắc dùng thuốc chống trầm cảm ở người

           –      Người già thường không chịu được liều thuốc cao và kéo dài. Nên sử dụng những liều thuốc thấp hơn so với người trẻ (1/2 hoặc 1/3 liều) và dùng rải rác nhiều lần. Thời gian dùng thuốc nên ngắn.

           –      Dùng thuốc cần theo dõi các phản ứng của cơ thể, nhất là dị ứng rất hay gặp.

           –     Một số trường hợp đặc biệt, có thể xảy ra tình trạng hưng phấn quá mức hoặc tăng động. Nên giảm liều thuốc hoặc tạm ngừng hoặc phối hợp thêm các loại thuốc binh thản, thuốc gây ngủ.

           –      Không được phối hợp các thuốc chống trầm cảm loại 3 vòng với các loại thuốc IMAO vì sẽ gây nên những biến cố nguy hiểm như buồn nôn, tụt huyết áp, có khi trụy tim mạch.

           –      Thời gian dùng thuốc để thăm dò vào khoảng 2 tuần lễ. Nếu quá thời gian đó mà không thấy bệnh thuyên giảm, nên thay thuốc hoặc điều chỉnh liều lượng.

           –     Trong thời gian dùng thuốc, vẫn có thể có những đợt vượng phát nguy hiểm, dẫn đến nguy cơ tự sát, tử vong. Trong trường hợp đó nên tiến hành xử trí cấp cứu và dùng sốc điện.

        d) Các thuốc chống trầm cảm thường dùng

           –      Imipramin (Tofranil, Melipramin)

         Được dùng trong lâm sàng lần đầu tiên năm 1957. Về dược lý có tính chất kháng cholin, gần giống atropin, giảm huyết áp, có tác dụng đối với loại trầm cảm nội sinh, trầm cảm thoái triền tuổi già, các biến đổi khí sắc tuổi già, các loại trầm cảm có tính chất, tâm căn, ám ảnh.

  Tác dụng biểu hiện tương đối chậm sau 7 đến 10 ngày có khi 14-15 ngày sau khi bắt đầu dùng thuốc. Tác dụng cao nhất và rõ rệt nhất ở tuần lễ thứ ba. Liều lượng khởi đầu với người già nên thấp, từ 50mg (chia làm 2 lần) tăng dần lên lOOmg/ngảy. Nên phối hợp với Levopromazin (Nozine

     -Tizerein), khi có triệu chứng kích thích không yên, bồn chồn khó chịu, kém ngủ. Levopromazin thường dùng vào buổi tối với liều lượng 25mg.

   Trong trường hợp lo lắng, hoảng hốt, bồn chồn, câng thẳng, nên phối hợp với một trong các thuốc: Librium (10-20mg trong ngày), Valium (4- 10 mg/ngày), Meprobamat (0,4-0,8g/ngảy). Các thuốc này đều uống vào buổi tối.

  Tác dụng phụ: nói chung, Tofranil dễ dung nạp, ít tác dung phụ. Thường là giảm tiết (khô miệng) chóng mặt, tim đập nhanh, run tay chân. Đặc biệt theo dõi tụt huyết áp. Không nên dùng cho người đang bị bệnh gan thận, tim mạch nặng, đang bị glôcôm, động kinh.

      – Amitryptỉline (Laroxyl-Elavil)

    Amitryptiline có những tác dụng dược lý giống như Imipramin, chống trầm cảm mạnh và nhanh, ưu điểm là ít gây tác dụng phụ như Imipramin, không gây cơn co giật dù dùng với liều cao, vì vậy người động kinh cũng dùng được không làm mất ngủ, có tác dụng an dịu mạnh hom Imipramin cho nên có thể dùng trong các thể trầm cảm lo âu, ám ảnh, kích thích vật vã. Phạm vi tác dụng rộng hơn. Có thể dùng cả trong các thể trầm cảm tâm căn, nghi bệnh, có các rối loạn tâm sinh, rối loạn thần kinh thực vật. Liều dùng: khởi đầu 50mg/ngày, tâng dần lên 75-150mg/ngày. Khi thuốc đã có tác dụng, dùng liều duy tri và giảm dần.

3. Điều trị không dùng thuốc

     a. Sốc điện

      Từ khi có liệu pháp hóa dược, sốc điện ít được dùng hom. Tuy vậy trong những trường hợp trầm cảm kéo dài mả dùng thuốc không kết quả hoặc trường hợp người bệnh tìm mọi cách dễ tự sát, thì có thể dùng sốc điện. Sau khi tình trạng ổn định hơn, cần tiếp tục dùng thuốc. Dùng 1 ngày 1 lần trong 5-7 ngày, khi cần thiết có thề dùng tới 2-3 lần trong ngày. Với người già phải thận trọng về mặt kĩ thuật vì có thể gây gẫy răng, gãy xương, trụy mạch, ngừng thở. Chỉ nên dùng ở các CO’ sở lớn có hồi sức tốt.

      b.     Liệu pháp tâm lí cá nhân

        Giải thích hợp lý: dựa trên những đặc điểm tâm lý tuổi già, cần làm cho người bệnh hiểu được những triệu chứng của bệnh, phân tích tác hại, ồng thời hướng dẫn củng cổ được ý chí đấu tranh với bệnh. Đặc biệt cần thiết đối với người có ý tự sát. Kết quả tùy thuộc vào trình độ diễn đạt truyền cảm, vào lòng nhân ái và nhiệt tình của thày thuốc. Một phần nữa cũng lệ thuộc vào mức độ hoàn cảnh và khả năng tiếp thu của người bệnh.

      c.     Liệu pháp tâm lí tập thể

         –     Tạo môi trường tâm lý xã hội phù họp với việc trông nom, săn sóc người già, chủ yếu là đạo đức đối với con người, duy trì những phong tục tập quán tốt đẹp quý trọng người già.

         –     Liệu pháp lao động: tạo điều kiện cho người già trầm cảm tham gia lao động vừa sức, phù hợp với sở thích.

         –      Liệu pháp giải trí theo ý muốn: văn học, nghệ thuật, âm nhạc, sưu tầm, du lịch, chơi cờ. 

         –     Liệu pháp hoạt động học tập, sinh hoạt trong các câu lạc bộ. Hoạt động thể dục tập thể, dưỡng sinh.

         –     Nói chung, điều trị trầm cảm nên tiến hành tại nhà, tại gia đình. Tuy nhiên, trong những trường họp có những mâu thuẫn lớn trong gia đình hoặc hoàn cảnh gia đình có khó khăn thì có thể điều trị tại các trại dưỡng lão.

Bạn có thể tìm hiểu thêm về dịch vụ của trung tâm bác sĩ gia đình tại đây: https://bsgiadinh.vn/kham-benh-tai-nha/

Hoặc có thể gọi ngay số điện thoại sau để được tư vấn trực tiếp.


Scroll to Top