HOMOCYSTEIN (HCY)

(Homocysteine [HCY])

Nhắc lại sinh lý

Homocystein là một acid amin chứa gốc sulfur được hình thành trong quá trình chuyển đổi methionin thành cystein. Methlonin là một trong các acid amin cơ bản mà cơ thể thu nhận được từ khẩu phần ăn hàng ngày, ở tế bào của người khỏe mạnh, homocystein nhanh chóng được chuyển đổi thành các sản phẩm khác.

Từ những năm 1990, người ta đã biết là một nồng độ homocystein huyết tương cao sẽ kết hợp với gia tăng nguy cơ bị bệnh tim mạch. Tuy nhiên người ta không biết chính gia tăng nồng độ homocystein là nguyên nhân gây nên bệnh lý tim mạch hay đây chỉ là hậu quả của bệnh tim mạch.

Folat, vitamin B6 và vitamin B12 cần thiết cho chuyển hóa homcystein. Khi bị thiếu hụt các vitamin này, nồng độ homocystein tăng lên. tình trạng này đôi khi xẩy ra trước khi phát hiện được có thiếu hụt vitamin. Bổ sung thêm acid folic và các vitamin B khác vào chế độ ăn có tác dụng hữu hiệu làm giảm nồng độ homocystein, song liệu tình trạng giảm homocystein này có thể giúp cải thiện tiên lượng lâm sàng đối với Bệnh nhân hay không còn chưa được xác nhận.

Một nguyên nhân gây tăng nồng độ homocystein máu hiếm gặp mang tính bẩm sinh được gọi là tình trạng đái ra homosytein (homocystinuria). Trong rối loạn này, Bệnh nhân có rối loạn chức năng enzym khiến cơ thể không thể thoái hóa methionin một cách bình thường. Methionln và homocystein tích lũy lại trong cơ thể, gây nồng độ homocystein trong máu và nước tiểu tăng rất cao. Các đối tượng có tình trạng đái homocystin sẽ có biến dạng xương, bất thường mắt, chậm phát triển tinh thần, thoái hóa mỡ gan và chết non. Các đối tượng này cũng có nguy cơ cao bị huyết khối tắc mạch, vữa xơ động mạch và dễ bị các bệnh tim mạch từ khi còn trẻ tuổi.

Cách lấy bệnh phẩm

XÉT NGHIỆM được tiến hành trên huyết thanh. Không nhất thiết yêu cầu Bệnh nhân phải nhịn ăn trước khi lấy máu làm XÉT NGHIỆM.

Giá trị bình thường

  • Nam: 1 – 2,12 mg/L hay 7,4 – 15.7 µmol L.
  • Nữ: 0,53 – 2 mg/L hay 3.9 – 14.8 ịimol/L.

Tăng nồng độ homocystein máu

Các nguyên nhân chính thương gặp là:

  • Yếu tố nguy cơ bị bệnh tim mạch.
  • Tình trạng đái homocystein (bẩm sinh).
  • Hút thuốc lá.
  • Các thiếu hụt vitamin (acid folic, vitamin B6, vitamin B12).

Các yếu tố góp phần làm thay đổi kết quả xét nghiệm

  • Nồng độ homocystein máu có thể tăng lên ở người có tuổi và người nghiện thuốc lá.
  • Các thuốc làm tăng nồng độ homocvstein máu là: Carbamazepin, cycloserin, isoniazid. methotrexat. penicill-amin, phenytoin, procarbazin.

Các hướng dẫn thực hành lâm sàng dựa trên y học bằng chứng

Hội Tim mạch Mỹ (AHA) hiện vẫn chưa công nhận tình trạng tăng homocystein máu là một yếu tố nguy cơ chính đối với bệnh tim mạch.

Trong khi ghi nhận homocystein có thể thúc đấy tình trạng gây vữa xơ động mạch do làm tốn thương lớp áo trong của động mạch và thúc đẩy hình thành các cục đông, song khuyến cáo của Hội Tim mạch Mỹ nhận định là vẫn chưa xác định chắc chắn được mối quan hệ nhân quà giữa tình trạng tăng homocystein máu với nguy cơ gây bệnh tim mạch. Cho đến nay vẫn chưa có các nghiên cứu điều trị có nhóm chứng, chứng minh việc bo sung acid folic giúp làm giảm nguy cơ vữa xơ động mạch cũng như sử dụng các vitamin này có tác động tới sự xuất hiện hay tái phát của bệnh tim mạch.

Hội Tim mạch Mỹ khuyến cáo một chế độ ăn cân bằng và có lợi cho sức khoe cần chứa một hàm lượng acid folic là 400 µg/ngày.

  • 1 – 2 tuổi: 3,6 – 5,2 X 106 /mrn3 hay 3,6 – 5,2 x 10^12/L.
  • 3 – 7 tuổi. 4,1 – 5,5 X 106 mm3 hay 4,1 – 5,5 x 10^12/L.
  • 8 – 12 tuổi. 4,0 – 5,4 X 106/mm3 hay 4,0 – 5,4 x 10^12/L.

Tăng số lượng hồng cầu

Các nguyên nhân chính thường gặp là:

1. Máu bị cô đặc.

2. Tăng hồng cầu nguyên phat (bệnh Vaquez) với tăng cả 3 dòng máu (HC, BC và tiểu cầu ).

3. Tăng hồng cầu thứ phát do:

  • Sống ở vùng núi cao trong một thời gian dài.
  • Bệnh phôi mạn tinh.
  • Hội chứng Pickwick (người béo phì).
  • Bệnh tim bẩm sinh có shunt phải-trái.
  • Hemoglobin bất thường (Vd: bệnh thalassemia hay bệnh thiếu máu vùng biển).
  • Dùng corticoid hay bị cường lách.
  • Khối u lành tính hay ác tinh tiết erythropoietin (Vd: ung thư biểu mô thận, bệnh thận đa nang, u nguyên bào mạch [hemangio­ blastoma] tiểu não.
  • ung thư biếu mô gan).

4. Các dạng giả tăng hồng cầu của Bệnh nhân bị thiếu máu vùng biển hay bệnh thalassemia (HC tăng song hemoglobin và hematocrit bình thường).

Ghì chú:

Để chẩn đoán chính xác bệnh tăng hồng cầu (tiên phát hay thứ phát), cần có các tiêu chuển sau:

  • Số lượng hồng cầu > 6.5 X 106 /mm3.
  • Hemoglobin > 18 g/lOOmL.
  • Hematocrit > 52% có tăng khối hồng cầu (đo bằng phương pháp đồng vị phóng xạ).

Giảm sổ lượng hồng cầu

Các nguyên nhân chính thương gặp là:

1. Máu bị hoà loãng.

2. Các loại thiếu máu:

  • Do mất máu
    • Cấp tính.
    • Mạn tính.
  • Do rối loạn quá trình sinh hồng cầu (deficient erythropoiesis) hồng cầu nhỏ (microcytic):
    • Thiếu sắt.
    • Khiếm khuyết trong quá trình vận chuyên, sử dụng và tái sử dụng sắt.
    • Bệnh thiếu máu vùng biển hay bệnh thalassemia.
  • hồng cầu bình thường:
    • Giảm sinh: Trong bệnh thận, suy tuyến nội tiết (tuyến giáp, tuyến yên), thiếu protein,
    • Thiếu máu bất sản.
    • Hội chứng loạn sinh túy (myelodysplasia).
  • hồng cầu to:
    • Thiếu vitamin B12, vitamin c.
    • Thiếu acid folic,
    • Thiếu đồng.
  • Do tan máu quá mức
    • Có các khuyết tật hồng cầu ngoại sinh:
    • Cường chức năng hệ thống lưới nội mô với lách to.
    • Có các bất thường miễn dịch: Tan máu tự miễn,
    • Chấn thương cơ giới.
      • Chấn thương.
      • Nhiễm trùng.
    • Có các khuyết tật hồng cầu nội sinh:
    • Biến đồi màng hồng cầu
      • Bẩm sinh (Vd: bệnh hồng cầu hình cầu bẩm sinh).
      • Mắc phải (Vd: do giảm phosphat máu, hemo­ globin niệu kịch phát về đêm),
    • Có các rối loạn chuyển hóa do khiếm khuyết enzym do di truyền (Vd: thiếu hụt enzym G6PD).
    • Bệnh lý hemoglobin(Vd: thiếu máu hồng cầu hình liềm, bệnh HbC, bệnh thiếu máu vùng biển hay bệnh thalassemia…).

Các yếu tố góp phần làm thay đổi kết quả xét nghiệm

  • Mẫu bệnh phẩm bị vỡ hồng cầu có thể làm thay đổi kết quả XÉT NGHIỆM.
  • Các yếu tố có thể làm biến đôi kết quả XÉT NGHIỆM bao gồm: Tuổi cao, người sống ở vùng núi cao. hoạt động thể lực, tư thế và tình trạng thai nghén.
  • Các kết quả XÉT NGHIỆM thấp gia tạo xảy ra khi có mặt yếu tố ngưng kết lạnh (cold agglutinin) trong huyết tưcmg. Các kết quả cao gia tạo xâv ra khi có tình trạng mất nước.
  • Các thuốc có thể làm tăng số lượng hồng cầu là: Corticosteroid, cosyntropin, danazol. epoetin alpha, gentamy-cin và thuốc lợi tiểu nhóm thiazid.
  • Các thuốc có thể làm giảm số lượng hồng cầu là: Acetaminophen, acyclovir, allopurinol. amitriptylin, amphet-amin, amphotericin B, thuốc điều trị sốt rét. kháng sinh, barbiturat, captopril, hóa chất điều trị ung thư. chloramphe-nicol, digoxin, donepezil, indomethacin, isoniazid. thuốc ức chế MAO. phenobarbital, phenytoin, rifampin, tolbutamid. thuôc tiêu fibrin.

Lợi ích của xét nghiệm đếm hồng cầu

1. XÉT NGHIỆM có giá trị để chân đoán và cho phép đánh giá mức độ thiếu máu.

2. Nhờ xác định thể tích trung binh HC, XÉT NGHIỆM cho phép phân loại thiếu máu thành loại thiếu máu hồng cầu to, thiếu máu hồng cầu nhỏ và thiếu máu hồng cầu bình thường.

3. XÉT NGHIỆM giúp phát hiện các tình trạng tăng HC.

Các bất thường hình thái hồng cầu (Xem thêm Bảng 1)

Các bất thường trong hình thái hồng cầu có thể đặc hiệu đối với một số tình trạng bệnh lý(Vd: hồng cầu hình cầu [spherocyte] gặp trong thiếu máu tan máu, các hồng cầu hình liềm gặp trong thiếu máu hồng cầu hình liềm ), có thể quan sát thấy một số bất thường hình thái hồng cầu trên tiêu bản giọt đàn máu:

1. hồng cầu không đều (anisocytose): Được đặc trưng bằng sự có mặt các hồng cầu có kích thước khác nhau trên cùng một tiêu bản giọt máu đàn. Tình trạng này được thấy khi có thiếu máu nhất là trong thiếu máu Biermer. Hồng cầu có hình dạng thay đổi (poìkilocytosis), và các hông cầu bắt mẫu xanh nhạt (thay vì mẫu hồng bình thường polychromasià) trên tiêu bản giọt máu đàn được nhôm bằng thuốc nhuộm Romanowsky phản ánh các hồng cầu lưới.

2. Tế bào hình bia: Các hồng cầu giống hình bia bắn với vùng trung tâm và vùng ngoại vi bắt mẫu thuốc nhuộm, trái lại vùng trung gian sáng màu hơn. Các tế bào bia này được thấy chủ yếu trong bệnh thalassemi), bệnh hemoglobin c và sau khi cắt lách.

3. Các tiêu thể Howell-Jolly: Đại diện cho các cặn tồn dư của acid nucleic và được thấy trong các thiếu máu tan máu, thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ (megaloblastic) và sau cắt lách.

4. Các hạt ưa bazơ: Tương ứng với sự hiện diện của các hạt nhỏ bắt màu ưa bazơ ở giữa hồng cầu. Các hạt này được thấy chủ yếu trong các tình trạng thiếu máu.

Các chỉ số của hông cầu

Các chỉ số của hồng cầu bao gồm: Thể tích trung bình hồng cầu (MCV), lượng hemoglobin trung bình hồng cầu (MCH) và nồng độ hemoglobin trung bình hồng cầu (MCHC). Các chỉ số này được sử dụng để xác định kích thước của hồng cầu bình thường hay bất thường và hàm lượng hemoglobin chưa trong hồng cầu có thích hợp hay không.

1. Thể tích trung bình hồng cầu (Mean Corpuscular Volume [MCV]): Là một thông số đánh giá kích thước hồng cầu trung bình. Nếu MCV tăng lên, hồng cầu có kích thước lớn hơn bình thường (hồng cầu to ); Nếu MCV giảm đi, hồng cầu có kích thước nhỏ hơn bình thường (hồng cầu nhỏ [microcytic]); Nếu MCV trong giới hạn bình thường, hồng cầu được coi là có kích thước bình thường (normocytic). MCV được tính theo công thức:

Giá trị bình thường: 86 – 93 mm3

2. Lượng hemoglobin trung bình hồng cầu (Mean Corpuscular Hemoglobin [MCH]): Tính toán lượng hemoglobin chứa trong hồng cầu. MCH có tương quan với MCV.

MCH được tính theo công thức:

3. Nồng độ hemoglobin trung bình hồng cầu (Mean Corpuscular Hemoglobin Concentration [MCHC]): Là hàm lượng hemoglobin liên quan với kích thước của tế bào (nồng độ hemoglobin) cho một tế bào hồng cầu.

MCHC được tính theo công thức:

Giá trị bình thường: 32 – 36 g/dL.

Giảm giá trị nồng độ hemoglobin trung bình hồng cầu (MCHC) được mô ta như là tình trạng giảm sắc (hypochromic) và được gặp trong thiếu máu do thiếu sắt và bệnh thalassemia. Tăng giá trị nồng độ hemoglobin trung bình hồng cầu (MCHC) được biết như tình trạng ưu sắc (hyperchromic) và có thể gặp trong một số thiếu máu (Vd: thiếu máu hồng cầu hình cầu). Khi giá trị nồng độ hemoglobin trung bình hồng cầu (MCHC) trong giới hạn bình thường, tình trạng này được mô tả là đẳng sắc (mormochromic). Trên cơ sờ giá trị của các chỉ số hồng cầu, người ta mô tả nhiều loại thiếu máu:

  • Thiếu máu đắng sac-hong cầu bình thường (normocytic/nor- mochromic anemia): Khi các chỉ số hồng cầu bình thường song số lượng hồng cầu giảm. Tình trạng này có thể gặp trong chảy máu và hồng cầu bị phá hủy bơi van tim nhân tạo.
  • Thiếu máu nhược sắc-hồng cầu nhỏ (microcytic/hypo-chromic anemia): Khi cả MCV và MCHC đều giảm. Tình trạng này xẩy ra trong thiếu máu do thiếu sắt, ngộ độc chì và bệnh thiếu máu vùng biển (thalassemia).
  • Thiếu máu đắng sắc-hồng cầu to (Macrocytic/normochromic anemia): Khi MCV tăng lên song MCHC bình thường. Tình trạng này có thể gặp trong thiếu viamin B12 hay acid folic.

Khoảng rộng phân bổ hồng cầu (Red cell Distribution Width [RDW])

  • Định nghĩa. RDW là một hệ số biến đổi trong phân bố của thể tích hồng cầu riêng lẻ.
  • Giá trị bình thường-. 12,1 – 14fL.
  • Ý nghĩa-. Một gia tăng RDW rất hữu ích để hướng chú ý tìm kiếm tình trạng hồng cầu có kích thước không đều (anisocytosis) một chỉ dấu đối với các thiếu máu khác nhau.
  • Lợi ích :
    • XÉT NGHIỆM đặc biệt hữu ích trong tách biệt thiếu máu do thiếu sắt (RDW cao, trong khi MCV bình thường hoặc thấp) với thiếu 1 máu do bệnh thalasemia thế lặn hay kín đáo (RDW bình thường, MCV thấp).
    • Tăng RDW cũng hữu ích trong phát hiện các mảnh hồng cầu, tình trạng ngưng kết hồng cầu hoặc các quần thể tế bào bị biến đồi hình dạng.
    • Lưu ý: Khi số lượng bạch cầu rất cao, có quá nhiều tiểu cầu kích thước lớn và tình trạng hồng cầu tự ngưng kết có thể gia tăng giả tạo RDW.

Các cảnh báo lâm sàng

Cần hướng dẫn các Bệnh nhân được chẩn đoán bị bệnh đa hồng cầu tiên phát (bệnh Vaquez) duy trì hoạt động thể lực để tránh tình trạng ứ trệ tĩnh mạch với nguy cơ gây huyết khối tĩnh mạch do Bệnh nhân đa hồng cầu có độ nhớt máu tăng cao.

Scroll to Top