INSULIN

(Insulinémie / Insulin Assay, Serum Insulin)

Nhắc lại sinh lý

Insulin là một hormon peptid sau khi đã được xử lý dưới tác động của enzym từ pro-insulin do các tế bào bêta của tụy đảo Langerhans bài tiết. Khoảng 50% lượng insulin lưu hành sẽ được loại bỏ khỏi dòng máu trong bước khởi đầu đi qua gan.

Insulin tham gia điều hòa chuyển hóa và vận chuyển carbohydrat, acid amin, protein và llpid và tạo thuận lợi cho quá trình nhập glucose vào mô mỡ và cơ vân. Insulin cũng kích thích sự tổng hợp và dự trữ triglycerid và protein. Bài xuất insulin chủ yếu được điều hòa bởi nồng độ glucose máu: insulin sẽ được tiết ra khi nồng độ glucose huyết tương tăng lên và ngược lại, khi nồng độ glucose huyết tương giảm xuống, tình trạng tiết insulin ngừng lại. Tình trạng tiết insulin bị giảm hay mất ở các Bệnh nhân bị ĐTĐ, tình trạng tiết hormon này tăng lên và mất khả năng kiểm soát ở các trường hợp có khối u tiết insulin (insulinoma).

Cần lưu ý là insulin có nửa đời sống rất ngắn (4 – 9 phút).

Mục đích và chỉ định xét nghiệm

1. Để giúp chẩn đoán các u tế bào tiết insulin (insulinoma).

2. Để chẩn đoán tình trạng hạ đường huyết lúc đói.

3. Để góp phần đánh giá tình trạng kháng insulin.

Cách lấy bệnh phẩm

XÉT NGHIỆM được tiến hành trên huyết thanh.

Yêu cầu Bệnh nhân nhịn ăn 8h trước khi lấy máu XÉT NGHIỆM.

Nên ngừng sử dụng insulin trước khi XÉT NGHIỆM. Nếu định lượng nồng độ insulin huyết thanh được chi định cùng với nghiệm pháp gây tăng đường máu bằng đường uống, bệnh phẩm máu để định lượng insulin phải được lấy trước khi cho Bệnh nhân uống glucose để làm nghiệm pháp.

Sau khi lấy bệnh phẩm cần tiến hành ly tâm ngay và bảo quản ở 4°c khi chưa tiến hành được xét nghiệm định lượng được insulin máu. Sau 48 giờ, cần bảo quản huyết tương ở tình trạng đông lạnh -26°c.

Tiến hành định lượng insulin bằng kỹ thuật phóng xạ miễn dịch hoặc miễn dịch enzyme (ELISA).

Giá trị bình thường

  • 6-29 µIU/mL hay 43 – 208 µmol/L.
  • Khi tiến hành làm nghiệm pháp gây tăng đường máu bằng đường uống: 60 – 120 pU/L.

Tăng nồng độ insulin máu

Các nguyên nhân chính thường gặp là:

  • U tế bào tiết insulin (insulinoma): Nồng độ insulin máu lúc đói > 50 pU/mL trong tình trạng nồng độ glucose máu thấp hoặc bình thường. Dùng tolbutamid hoặc leucin gây tình trạng tăng nhanh nồng độ insulin máu tới mức rất cao trong vòng vài phút và trở lại mức bình thường nhanh.
  • Bệnh to đầu chi (nhất là khi bệnh trong giai đoạn tiến triển) sau khi cho Bệnh nhân dùng glucose.
  • Hội chứng Cushing.
  • Không dung nạp với fructose.
  • Không dung nạp với galactose.
  • Tình trạng cường insulin (hyperinsulinism).
  • Hạ glucose máu do dùng sulfonylurea (Sulfonylurea – induced hypoglycemia).
  • Tiêm insulin ngoại sinh và hạ đường máu ngụy tạo (factitious hypoglycemia) trong bệnh cảnh nồng độ glucose máu bình thường.
  • Xơ gan do suy giảm thanh thải insulin khỏi dòng máu.
  • Đái tháo đường typ 2 nhẹ chưa được điều trị nhất là ở người béo phì.
  • Béo phì.
  • Tổn thương tế bào đảo tụy.
  • Hội chứng kháng insulin tự miễn (insulin autoimmune syndrome).

Giảm nồng độ insulin máu

Các nguyên nhân chính thường gặp là:

  • Nhiễm toan xêtôn do đái tháo đường (tình trạng này có thể xảy ra do hoàn toàn không có insulin trong máu).
  • Suy chức năng tuyến yên.
  • Đái tháo đường tuyp 1.

Các yếu tố góp phần làm thay đổi kết quả xét nghiệm

  • Dùng chất đồng vị phóng xạ để chụp xạ hình trong vòng 7 ngày trở lại đây sẽ làm thay đối kết quả XÉT NGHIỆM.
  • Bệnh phẩm bị vỡ hồng cầu sẽ gây phá hủy insulin.
  • Có kháng thể kháng insulin lưu hành trong tuần hoàn có thể làm thay đổi kết quả XÉT NGHIỆM. Tình trạng này thường được gập ớ các bệnh nhân trước đó đã được điều trị bằng các dạng insulin không có nguồn gốc từ người.
  • Các đối tượng có tình trạng thừa cân quá mức, nồng độ insulin lúc đói thường hơi cao hơn so với các đối tượng có trong lượng cơ thể bình thường.
  • Các thuốc có thể làm tăng nồng độ insulin máu là: Adrenalin, albuterol, canxi gluconat dùng cho trẻ sơ sinh, fructose, glucagon, glucose, insulin, levodopa, acetat medroxy-progesteron, thuốc ngừa thai uống, prednisolon, quinidin, spironolacton, sucrose, terbutalin, hormon giáp, tolazamid, tolbutamid.
  • Các thuốc có thể làm giảm nồng độ insulin máu là: Asparaginase, thuốc chẹn bêta giao cảm, calcitonin, cimetidin, acid ethacrynic, ethanol, ête, furosemid, metformin, nifedipin, phenobacbital, phenytoin, lợi tiểu nhóm thiazid.

Lợi ích của xét nghiệm định lượng insulin máu

1. XÉT NGHIỆM hữu ích để chẩn đoán khối u tiết insulin (insulinoma): Chẩn đoán tình trạng này được dựa trên định lượng đồng thời nồng độ glucose máu và nồng độ insulin máu.

2. XÉT NGHIỆM có thể cung cấp các thông tin hữu ích về sự hiện diện của tình trạng kháng insulin: Nếu nồng độ insulin máu cao với một nồng độ glucose máu bình thường hay tăng cao, điều này có thể chứng tỏ tụy đang phải hoạt động tích cực hơn mức bình thường (có tình trạng kháng insulin). Tình trạng kháng insulin là một đặc trưng của hội chứng chuyển hóa với nguy cơ khiến bệnh nhân bị mắc bệnh tim do mạch vành và đái tháo đường tuyp 2.

3. Đo nồng độ insulin huyết thanh cũng được sử dụng để hỗ trợ cho chẩn đoán tình trạng hạ glucose máu và ĐTĐ:

  • XÉT NGHIỆM đôi khi được áp dụng để xác nhận một Bệnh nhân đái tháo đường chưa được điều trị bằng insulin hiện đã chuyển sang giai đoạn phụ thuộc insulin: Nồng độ insulin máu bị giảm rất thấp hay không có.
  • XÉT NGHIỆM giúp chẩn đoán tình trạng hạ đường huyết “giả tạo” do tiêm insulin không có chi định của thầy thuốc: có tình trạng không tương xứng giữa một nồng độ insulin máu tăng cao song nồng độ c peptid rất thấp.
  • XÉT NGHIỆM hữu ích để theo dõi khá năng “tươi sống” (viability) của mô ghép ở các Bệnh nhân được ghép tụy.

Các cảnh báo lâm sàng

  • Khi làm bilan đối với trường hợp hạ glucose máu, ngoài định lượng nồng độ insulin máu cần tiến hành thêm các XÉT NGHIỆM khác như nồng độ glucose máu. proinsulin, kháng thể kháng insulin và peptid c.
  • Nồng độ insulin máu có thể bình thường trong các tình trạng:
    • Hạ alucose máu liên quan với các khối u ngoài tụy.
    • Hạ glucose máu vô căn ở trẻ nhỏ, ngoại trừ sau khi dùng leucin.
  • Không phải là hiếm gặp ở các đối tượng bị bệnh đái tháo đường tuyp 2 mới được chẩn đoán có tình trạng tăng triglycerid máu. Điều trị đưa nồng độ glucose máu trở về mức bình thường có thể có tác dụng đồng thời làm hạ thấp nồng độ triglycerid máu của Bệnh nhân này.
Scroll to Top