KHOẢNG TRỐNG ANION (AG)

(Trou Anionique / Anion Gap [AG])

Nhắc lại sinh lý

Khi các điện giải của máu được đo đạc, các thành phần định lượng được bao gồm hai ion dương (được gọi là cation) là natri [Na+] và kali [K+] và hai ion âm (được gọi là anion) là clo [Cl-] và bicarbonat [HCO -]. Khi so sánh tổng lượng các cation và tổng lượng các anion, bình thường sẽ thấy có nhiều cation hơn anion dẫn tới khái niệm được gọi là khoảng trống anion (anion gap). Sở dĩ có sự khác biệt này là do người ta không định lượng được tất cả các anion có trong huyết tương. Nói cách khác khoảng trống anion phản ánh một ước tính khác biệt số học giữa các anion bình thường không được định lượng khi XÉT NGHIỆM điện giải đồ huyết tương (khoảng 23 mmol) so với các cation bình thường không được định lượng (vào khoảng 11 mmol).

Các anion thường không được định lượng bao gồm: các protein (chủ yếu là albumln) =15 mmol/L, các acid hữu cơ (lactat, pyruvat) = 5 mmol/L, các gốc = 1 mmol/L, phosphat = 2 mmol/L và có thể các chất khác (Vd: các thể cetôn.Và đôi khi là oxalat và citrat..). Tổng số là 23 mmol/L.

Các cation thường không định lượng bao gồm: canxi = 5 mmol/L, kali = 4,5 mmol/L, magiẽ =1,5 mmol/L. Tổng số là 11 mmol/L.

Khoảng trống anion thường được tính toán như sau:

Khoảng trống anion = (Na+) – (Cf + HCO3-) hay = (NaV K+) – (Cf + HCO-‘) (Anion Gap)

Mục đích và chỉ định xét nghiệm

  • Để chẩn đoán, phân loại và phát hiện nguyên nhân của các tình trạng nhiễm toan chuyển hóa.
  • Test bổ sung để kiểm soát chất lượng của phòng XÉT NGHIỆM khi được kết hợp với định lượng riêng từng thành phần có trong test này.

Cách lấy bệnh phẩm

XÉT NGHIỆM được tiến hành trên huyết thanh.

Không nhất thiết cần yêu cầu bệnh nhân phải nhịn ăn trước khi lấy máu XÉT NGHIỆM.

Giá trị bình thường

  • 12 ± 4 mEq/L hay 12 ± 4 mmol L nếu không tính nồng độ kali.
  • 16 ± 4 mEq/L hay 16 ± 4 mmol/L nếu có tính nồng độ kali.

Tăng khoảng trống anion

Các nguyên nhân chính thường gặp là:

  • Có các anion hữu cơ:
    • Nhiễm toan cetôn do rượu.
    • Nhiềm toan cetòn do ĐTĐ.
    • Nhiềm toan lactic.
  • Có các acid vô cơ (Vd: Dùng cho bệnh nhân phosphat. Sulfat).
  • Tăng nồng độ protein máu:
    • Tăng nồng độ albumin máu (thoáng qua).
    • Mất nước.
  • Ngoại sinh (Vd: Ngộ độc salicylat, format, paraldehvde. nitrat, penicillin, carbenicillin):
    • Không được phát hiện đầy đủ: Hôn mê tăng đường huyết tăng áp lực thẩm thấu máu song không nhiễm xetôn.
    • Hội chứng urê máu cao, suy thận.
    • Ngộ độc ethylen glycol, methanol.
  • Các nguyên nhân khác:
    • Nhiễm toan chuyển hóa.
    • Giảm canxi máu.
    • Giảm magiê máu.
    • Tăng giả tạo nồng độ natri máu.
    • Giảm giả tạo nồng độ clo máu hoặc bicarbonat.

Giảm khoảng trống anion

Các nguyên nhân chính thường gặp là:

  • Giảm nồng độ albumin máu (nguyên nhân thường gặp nhất).
  • “Tăng nồng độ clo máu” trong ngộ độc Bromid (nếu kỹ thuật định lượng nồng độ clo máu sử dụng phương pháp đo màu).
  • Tăng giả tạo trong nồng độ clo hoặc HC03 huyết thanh.
  • Giảm giả tạo trong nồng độ natri huyết thanh (Vd: tăng nồng độ lipid máu, tăng độ nhớt máu):
    • Tăng các cation không đo được.
    • Tăng kali máu. tăng canxi máu, tăng magiê máu.
  • Tăng protein trong bệnh đa u tủy xương, có paraprotein máu, bệnh gammaglobulin đa dòng (polyclonal gammopathies) (do các protein bất thường này tích điện dương và làm hạ thấp khoảng trống anion).
  • Các nguyên nhân khác:
    • Tăng hòa loãng máu.
    • Giảm natri máu.
    • Giảm phospho máu.

Các yếu tố góp phần làm thay đổi kết quả xét nghiệm

  • Mẫu bệnh phẩm bị vỡ hồng cầu có thể làm thay đổi kết quả XÉT NGHIỆM.
  • Tình trạng giảm giả tạo khoảng trống anion có thể xẩy ra do hấp thu ion từ dịch rứa vết thương chứa povidon – iodin.
  • Các thuốc có thể làm tăng khoảng trống anion là: Acetazolamid, thuốc điều trị tăng huyết áp, carbenicillin, corticosteroid, dịch glucose truyền tĩnh mạch, dimercaprol. acid ethacrynic, furosemid, methyl alcohol. nitrat, paraldehyd, Penicillin, salicylat, natri bicarbonat, thuốc lợi tiểu nhóm thiazid.
  • Các thuốc có thể làm giảm khoảng trống anion là: Thuốc trung hòa acid dịch vị (antacid) loại chứa magiê, acid boric, chlorpropamid. cholestyramin. cortison acetat, corticotropin, muối iod, lithium Carbonat, Phenylbutazon, polymycin B, Vasopressin.

Lợi ích của xét nghiệm định lượng khoảng trống anion

XÉT NGHIỆM không thế thiếu để phân loại và xác định các nguyên nhân tiềm ẩn của toan chuyển hóa.

1. Toan chuyến hóa với tăng khoảng trống anion. Khoảng trống anion bị tăng lên do có sự tích tụ các acid không định lượng được nguồn gốc ngoại sinh (Vd: acid acetylsalicylic I hay nguồn gốc nội sinh (Vd: acid lactic, các thể cetôn.. .).

  • Suy thận (Vd: các Sulfat và phosphat).
  • Nhiễm cetôn do đái tháo đường hay do rượu (Vd: aceto-acetat và 3ß- hydroxybutyrat). Nhiễm toan lactic.

2. Toan chuyển hóa với khoảng trong anion bình thường: thường đi kèm với tăng nồng độ clo máu (hyperchlorémie) do các nguyên nhân.

  • Nguồn gốc tiêu hóa do mất bicarbonat, ỉa chảy, rò dịch tiêu hóa.
  • Nguồn gốc thận do giam tái hấp thu các bicarbonat hay do tăng bài tiết các ion H“ (nhiễm toan do ống thận).

Các cảnh báo lâm sàng

  • Khi khoảng trống anion (AG) >12-14 mmol/L, nhiễm toan xẽtôn do đái tháo đường là nguyên nhân thường gặp nhất, nhiễm toan hóa do hội chứng urê máu cao là nguyên nhân thường gặp thứ hai và ngộ độc thuốc (Vd: salicylat, methyl alcohol, ethylen glycol, ethyl alcohol) là nguyên nhân thường gặp thứ ba. Khi ba nguyên nhản nói trên được loại trừ cần xem xét khả năng nhiễm toan lactic. Ở trẻ nhỏ, cần loại trừ thêm các khiếm khuyết chuyển hóa (bẩm sinh).
  • Các thay đổi đồng thời trong nồng độ các ion có thể triệt tiêu lần nhau khiến khoáng trống anion không thay đổi (Vd: tăng nồng độ cr và giảm HCO3- ). Tình trạng này có thể xẩy ra khi có rối loạn toan-kiềm hỗn hợp, thay vì là rối loạn đơn giản.

Scroll to Top