ÓI MỬA Ở TRẺ CÒN BÚ

[toc]

1. DO CƠ HỘI:

Không lầm ói mửa với ợ trớ thông thường.

  • Chế độ bú sai, về số lượng cũng như về chất lượng, nhưng không lạm dụng lý giải này.
  • Tất cả bệnh nhiễm khuẩn, cho dù là nhẹ nhất, thường khởi phát bằng ói mửa:

. Viêm mũi hầu;

. Viêm tai;

. Viêm màng não;

. Bệnh phổi;

. Nhiễm khuẩn đường niệu;

. Nhiễm khuẩn đường ruột.

  • Ngộ độc vì rủi ro:

. Thuốc: theophyllin, aspirin, kháng sinh, thuốc làm êm dịu

. Hóa chất dùng trong gia đình.

  • Bệnh ở bụng cấp:

. Lồng ruột, thường nhất là ở bé trai 5 tháng (hoặc lớn hơn); đau bụng từng cơn, không chịu bú;

. Tắc ruột;

. Thoát vị bị nghẹt;

. Viêm ruột thừa: thường gặp ở giai đoạn viêm phúc mạc;

. Viêm phúc mạc.

TĂNG ÁP LỰC TRONG SỌ:

  • Viêm màng não
  • Đôi khi do thuốc:

. Vitamin A;

. Corticoit (hoặc ngưng sử dụng corticoit);

. Tetracyclin; vài thuốc khác;

. Acid nalidixic (Négram).

  • Bọc máu dưới màng cứng.

ói mửa ở trẻ

2. ÓI MỬA TÁI ĐI TÁI LẠI
HOẶC THÀNH THÓI QUEN:

Cần phân biệt kỹ ói mửa với ợ, trớ thông thường và chứng nhai lại (ợ do cố ý và nhai lại).

  • Chế độ ăn uống sai kéo dài:

. Ản quá mức, ăn nhiều bột;

. Ăn uống khác thường

. Đôi khi do thiếu ăn

. Ở trẻ háu ăn (nuốt hơi)

. Hoặc cán ép thức ăn cho trẻ chán ăn;

. Hiếm khi không dung nạp protein của sữa bò (đôi khi kèm với dấu hiệu sốc dị ứng).

  • Nhiễm khuẩn kéo dài:

. Bệnh lao

. Viêm hang vị

. Nhiễm khuẩn đường niệu, dị dạng hệ niệu.

  • Hẹp phì đại môn vị: trên nguyên tắc các cơn ói mửa đầu tiên xảy ra từ 3 đến 4 tuần sau khi sinh:

. Thường nhất ở bé trai bú sữa bò;

. Ói mửa nhiều, xảy ra muộn, ói ra từng vòi không gắng sức

. Bé đói, bị táo bón; đôi khi vàng da

. Có sóng nhu động ở bụng

. Chụp X-quang: ứ đọng và hẹp.

  • Hẹp tá tràng:

. Dấu hiệu xảy ra sớm hơn

. Ói mửa nhiều có mật

. Chụp X-quang: dạ dày hình đôi.

  • Tâm vị nằm sai vị trí, các dấu hiệu đầu tiên xảy ra rất sớm. Ói mửa bất thường không đều, nhất là ở tư thế nằm:

. Ói nhớt đôi khi có máu

. Thèm ăn bình thường

. Chụp X-quang: tâm vị hở, tâm vị di động, thoát vị hoành, hồi lưu thực quản

. Bệnh thuyên giảm ở tư thế đứng và với thức ăn đặc.

  • Dạ dày có nếp gấp:

. Ói mửa bất thường, khi đang bú

. Tư thế ảnh hưởng đến ói mửa

. Xảy ra khá thông thường, nhưng không phải luôn luôn là tác nhân gây ói mửa.

  • Dị dạng chuyển hóa:

. Thượng thận tăng sản bẩm sinh (Debré – Fibiger) trong những ngày đầu mới sinh, mất nước ++, tăng kali – huyết, giảm natri – huyết, tăng natri – niệu; ở bé gái: lưỡng tính – giả.

. Nhiễm acid ống thận;

. Dị dạng chuyển hóa acid amin (nhiễm lơxin)

. Galactoz – huyết, fructoz – huyết (gan to).

  • Ngộ độc mạn:

. Vitamin D: tăng calci – huyết

. Do thuốc trị ho, thuốc trị giun, thuốc giảm đau.

  • Hiếm khi do:

. Tràn dịch não

. Khối u não

. Bọc máu dưới màng cứng

. Sọ hẹp (thóp đóng kín sớm, xương sọ có hình giống dấu ngón tay trên phim X-quang).

Rất thường khi không tìm được nguyên nhân thực thể của ói mửa. Đây là “bệnh ói mửa thông thường” (Marfan) và sẽ khỏi khi bé được một tuổi. Tình trạng lo âu của người mẹ cũng có thể liên hệ với ói mửa của đứa trẻ. Như thế là ói mửa mạn có rất nhiều nguyên nhân.

ói mửa ở trẻ

3. HƯỚNG CHẨN ĐOÁN TÙY DẤU HIỆU RIÊNG BIỆT:

– Ói mửa xảy ra sớm (lúc bú hoặc xảy ra tức khắc sau khi bú):

. Dị dạng tâm – phình vị;

. Hoặc không dung nạp sữa bò.

Ói mửa xảy ra muộn, sữa đọng: hẹp;

– Ói mửa mà không chán ăn; . Hẹp,

. Sai vị trí,

. Một số kém hấp thụ;

  • Ói mửa kèm với tiêu chảy:

. Nhiễm khuẩn

. Kém hấp thu

  • Ói mửa kèm với táo bón nhiều; đại tràng to bẩm sinh.

Bạn có thể tìm hiểu thêm về dịch vụ của trung tâm bác sĩ gia đình tại đây: https://bsgiadinh.vn/kham-benh-tai-nha/

Hoặc có thể gọi ngay số điện thoại sau để được tư vấn trực tiếp.


Leave a Comment

Scroll to Top