PLASMINOGEN

(Plasminogen, Fibrinolysin)

Nhắc lại sinh lý

Khi xảy ra tình trạng tổn thương mạch máu hay mô, quá trình cầm máu được khởi động và cục đông fibrin được hình thành. Một khi quá trình hàn gắn vết thương xảy ra và cục đông fibrin không còn cằn cho cơ thể nữa. cục đông fibrin sẽ được ly giải dần bởi tình trạng thoái giáng fibrin thành các đoạn hòa tan (quá trình được biết dưới tên gọi là tiêu fibr- [fibrinolysis]) nhờ vai trò của plasmin.

Plasmin được hình thành từ plasminogen. Plasminogen là một beta – globulin bình thường được tim thấy trong huyết tương dưới dạng không hoạt động. Hình thành plasmin từ plasminogen cần tới một enzym được gọi là chất gây hoạt hóa (activator). Trong điều kiện bình thường, không tìm thấy chất gây hoạt hóa trong huyết tương nhưng chất tiền thân của nó là proactivator được tìm thấy trong cơ thể và có thể được chuyển đổi thành chất gây hoạt hóa (activator) bởi cytofibrinokinase (một enzym mô), staphylokinase và streptokinase (enzym của vi khuẩn), plasma kinase (yếu tố Hageman) và một số enzym khác. Chất gây hoạt hóa plasminogen mô (Tissue plasminogen activator [TPA]) được các tế bào nội mô sản xuất ra dường như là yếu tố chịu trách nhiệm chính đối với quá trình tiêu fibrin sinh lý trong cơ thể. Điều trị bằng các chất hoạt hóa plasminogen sẽ gây sản sinh plasmin và gây ra tình trạng tiêu huyết khối.

Mục đích và chỉ định xét nghiệm

Định lượng dạng bất hoạt cùa plasmin là plasminogen để đánh giá hệ thống tiêu fibrin.

Cách lấy bệnh phẩm

XÉT NGHIỆM được tiến hành trên huyết tương. Không nhất thiết cần yêu cầu Bệnh nhân phải nhịn ăn trước khi lấy máu XÉT NGHIỆM.

Giá trị bình thường

  • 80 – 130% hay 0,80 – 1,30.
  • 3,36 ± 0.44 CTA (Council on Thrombolytic Agents) U/mL.

Tăng nồng độ plasminogen máu

Các nguyên nhân chính thường gặp là:

  • Lo lắng.
  • Tình trạng nhiễm trùng.
  • Tình trạng viêm.
  • Có thai.
  • Tình trạng stress.

Giảm nồng độ plasminogen máu

Các nguyên nhăn chính thường gặp là:

  • Xơ gan.
  • Đông máu rải rác trong lòng mạch nặng (DIC).
  • Tiền sản giật và san giật.
  • Bệnh màng trong (hyaline memebrane disease).
  • Bệnh gan.
  • Hội chứng thận hư.
  • Huyết khối tĩnh mạch.
  • Bệnh lý u tân sinh.
  • Tình trạng tiêu fibrin bệnh lý (pathologic fibrinolysis) hoặc như kết quả của điều trị tiêu huyết khối.
  • Bẩm sinh: Các trường hợp hiếm gặp đã được báo cáo, có thể khiến cho bệnh nhân dễ có khuynh hướng bị huyết khối tắc mạch.
xét nghiệm kali máu
xét nghiệm kali máu

Các yếu tố góp phần làm thay đối kết quả xét nghiệm

  • Mẫu bệnh phẩm bị vỡ hồng cầu có thể làm thay đổi kết quả XÉT NGHIỆM.
  • Giảm giả tạo kết quả XÉT NGHIỆM có thê xẩy ra nếu đặt garot tĩnh mạch quá lâu khi lấy máu XÉT NGHIỆM.
  • Gắng sức thể lực quá mức làm tăng nồng độ plasminogen.
  • Các thuốc có thể làm tăng nồng độ plasminogen máu là: Steroid chuyển hóa, thuốc viên ngừa thai.
  • Các thuốc có thẻ làm giảm nồng độ plasminogen máu là: Thuốc tiêu fibrin.

Các hướng dẫn thực hành lâm sàng dựa trên y học bằng chứng

Giảm nồng độ plasminogen chỉ dẫn sự gia tăng nguy cơ bị huyết khối mạch.

Scroll to Top