TESTOSTERON (Testostérone/Testosterone)

Nhắc lại sinh lý

Testosteron là một hormon androgen chính chịu trách nhiệm đối với phát triển cơ quan sinh dục ngoài và các đặc điểm tình dục thứ phát của nam. ở nữ, hormon này có vai trò chính như một chất tiền thân của estrogen. Đối với cả hai giới, testosteron có tác dụng trên chuyển hóa và có các ảnh hường trên hành vi của người.

nam giới:

Testosteron là một hormon nam (androgen) quan trọng nhất lưu hành trong tuần hoàn. Hormon này được tổng hợp chủ yếu tại các tế bào Leydig của tinh hoàn và một phần nhỏ ở vỏ thượng thận.

1. Nguồn gốc tinh hoàn: Tế bào Leydig là vị trí tổng hợp chính của testosteron. Bài xuất hormon này xuất hiện từ tuần thứ 7 của bào thai, • sau đó quá trinh này bị gián đoạn một vài tháng sau khi trẻ ra đời. ở tuổi dậy thì, dưới tác động của LH, quá trình bài xuất testosteron tái xuất hiện theo các đường chuyển hoá được mô tả trong . ờ nam giới trẻ tuổi, bài xuất testosteron của tinh hoàn xẩy ra theo nhịp ngày đêm với lượng tiết lớn nhất khi tỉnh dậy và thấp nhất vào buổi chiều tối.

2. Nguồn gốc thượng thận: dưới tác động của ACTH, tuyến thượng thận chuyển dạng cholesterol thành pregnenolon rồi thành testosteron

phụ nữ,

testosteron, dihydrotestosteron và androstenedion là các androgen chính lưu hành trong tuần hoàn. Tổng hợp testosteron cũng được tiến hành tại buồng trứng cũng như tại tuyến thượng thận.

1. Nguồn gốc buồng trứng: Bài xuất testosteron của buồng trứng xảy ra liên tục với những dao động không đáng kể trong chu kỳ kinh.

2. Nguồn gốc thượng thận: Con đường chuyển hoá giống hệt như ở nam . ở các phụ nữ trước tuổi mạn kinh, buồng trứng là nguồn gốc chính sản xuất testosteron và chỉ có một lượng nhỏ được thượng thận và mô ngoại biên sản xuất. Sau tuổi mãn kinh, sản xuất testosteron của buồng trứng bị giảm đi một cách đáng kể.

Trong vòng tuần hoàn, testosteron lưu hành dưới một số thể: 2 – 3% testosteron là ờ dạng tự do (free hay unbound testosterone), 44% testosteron được gắn với SHBG (Sex Hormon Binding Globulin = Globulin mang hormon giới tính), 50% testosteron được gắn với albumin, và 3 – 5% được gắn với globulin mang Cortisol. Chỉ có testosteron tự do và testosteron gắn với albumin mới có hoạt động sinh học (vì vậy tất cả các dạng testosteron không gắn với SHBG được coi là có tính sinh khả dụng).

Testosteron lưu hành có thể được chuyển hoá theo các con đường khác nhau thành:

1. Estradion bởi da, mô mỡ, gan và não là các cơ quan có enzym aromatase thuộc nhóm các cytocrom P450.

2. Dihydrotestosteron bởi da, tuyến tiền liệt và tinh hoàn. Dihydro­ testosteron có hoạt độ mạnh hơn testosteron 2,5 lần. 3. Androsteron và etiocholanolon ở gan.

Testosteron có các chức năng sinh học chính như sau:

1. Kích thích sinh tinh trùng ở nam giới.

2. ức chế tăng sinh tế bào của nang buồng trứng ở nữ.

3. Làm phát triền các đặc trưng giới tính của nam (mọc lông, thay đổi giọng nói, phát triển cơ, khoái cảm, phát triển và trưởng thành cơ quan sinh dục nam).

4. Gây một tác động theo cơ chế hồi tác (feed-back) âm tính trên trục tuyến yên dưới đồi ở nam giới: Tăng quá mức testosteron ức chế tuyến yên xuất tiết LH, trái lại thiếu hụt testosteron kích thích sự xuất tiết này.

5. Là nguồn oestrongen chính ở nam giới, qua các mô chứa cytochorome P45D.

6. Kích thích sự phát triển cùa một số khối u như u tuyến tiền liệt.

Sản xuất testosteron tại tinh hoàn và buồng trứng được điều hòa qua cơ chế hồi tác (feed-back) trên trục tuyến sinh dục- tuyến yên và có liên quan với vai trò của hormon tạo nang hoàn thể (LH).

Các phương pháp xét nghiệm hiện tại có thể áp dụng tại các cơ sở y tế để đánh giá tình trạng của các hormon sinh dục nam (androgen) bao gồm xét nghiệm định lượng nồng độ testosteron toàn phần, định lượng nồng độ testosteron tự do bằng kỹ thuật thử nghiệm miễn dịch trực tiếp, thẩm tách cân bằng (equilibrium dialysis), HPLC-MS, định lượng SHBG, tính toán * testosteron tự do (testosteron không gắn với SHBG và không gắn với albumin), testosteron có tính sinh khả dụng (không gắn với SHBG). Trong hầu hết các trường hợp, định lượng nồng độ testosteron toàn phần thường là thỏa đáng để đánh giá bệnh nhân, nhất là khi được kết hợp với định lượng LH và FSH.

Mục đích và chỉ định xét nghiệm

1. Ở nam: xét nghiệm giúp đánh giá chức năng của tế bào Leydic của tinh hoàn. Vì vậy xét nghiệm thường được chỉ định để: Đánh giá cho các nam giới có triệu chứng và dấu hiệu gợi ý tình trạng suy chức năng sinh dục (Vd: giảm ham muốn, rối loạn cưcmg dưcmg, vú to nam giới, loãng xưcmg hoặc vô sinh).

Đánh giá cả trẻ nam có biểu hiện dậy thì sớm hoặc muộn. Để theo dõi điều trị thay thế testosteron và điều trị kháng androgen (Vd: được sử dụng trong ung thư tuyến tiền liệt, dậy thì sớm, điều trị chứng rậm lông vô căn ở nữ, và rối loạn hormnon sinh dục ở người chuyển giới tính từ nam thành nữ).

2. Ở nữ: xét nghiệm giúp tìm kiếm một tình trạng cường androgen (hyperan- drogénie) ở nữ: xét nghiệm giúp đánh giá các phụ nữ bị rậm lông (hirsutisme), nam tính hóa (virilization), thiếu kinh cũng như các phụ nữ có triệu chứng hoặc dấu hiệu gợi ý khả năng bị suy giảm testosteron. Để đánh giá các khối u buồng trứng. 3. Ở cả hai giới: xét nghiệm hữu ích để:

Đánh giá tình trạng vô sinh. Đánh giá các trẻ có bộ phận sinh dục không rõ giới tính (ambiguous genitalia). Để chẩn đoán các khối u tiết androgen.

Cách lấy bệnh phẩm

Xét nghiệm được tiến hành trên huyết thanh.

Không nhất thiết phải yêu cầu bệnh nhân nhịn ăn trước khi lấy máu xét nghiệm. Mầu máu nên được lấy vào 7h sáng là thời điểm nồng độ testosteron máu đạt mức cao nhất.

Để bảo đảm kết quả chính xác, cần tuân thủ một số điều kiện khi lấy máu định lượng nồng độ testosteron máu: bệnh nhân trước khi lấy máu không được hoạt động thể lực quá mức, không có tình trạng buộc phải nằm bất động dài ngày hay vừa chịu một cuộc mổ lớn.

Giá trị bình thường:

1. Testosteron toàn phần :

Nam:

■ Trước tuổi dậy thì: 10 – 20 ng/dL hay 0,35 – 0,7 nmol/L.

■ Người lớn: 437 – 707 ng/dL hay 15,2 – 24,2 nmol/L.

Nữ:

■ Trước tuổi dậy thì: 3-10 ng/dL hav 0,1 – 0,35 nmol/L.

■ Người lớn: 24 – 47 ng/dL hay 0,83 – 1,63 nmol/L.

■ Sau tuổi mãn kinh: 7-40 ng/dL hay 0,24 – 1,4 nmol/L.

2. Testosteron tự do:

Nam: 70 – 200 µg/mL hay 243 – 694 µmol/L.

Nữ: 2,6 – 8,1 µg/mL hay 9,0 – 28,1 µmol/L.

3. Giới hạn nồng độ điều chình theo tuori(ng/dL) X 0,0347 để có đơn vị SI:

Nam:

  • 0-5 tháng 75 – 400
  • 6 tháng- 9 tuổi < 7 -20
  • 10-11 tuổi <7-130
  • 12-13 tuổi <7-800
  • 14 tuổi <7-1.200
  • 15-16 tuổi 100- 1.200
  • 17-18 tuổi 300- 1.200
  • > 19 tuổi 240 – 950

Nữ:

  • 0-5 tháng 20-80
  • 6 tháng- 9 tuổi < 7 -20
  • 10-11 tuổi < 7 -44
  • 12-16 tuổi < 7-75
  • 17-18 tuổi 20-75
  • > 19 tuổi 8-60

Giảm nồng độ testosteron máu

Các nguyên nhân chính thường gặp là:

1. Ở nam giới: Giảm nồng độ testosteron chỉ dẫn có suy chức năng sinh dục hoàn toàn hoặc một phần. Trong suy chức năng sinh dục, nồng độ testosteron huyết thanh thường giảm thấp dưới ngưỡng tham chiếu. Nguyên nhân có thể do: Suy tinh hoàn tiên phát, thứ phát hoặc cấp ba (do tổn thưcmg tuyến yên/ dưới đồi): Suy tinh hoàn tiên phát (primary tesiticular failure) được kết hợp với tăng nồng độ LH và FSH, và giảm nồng độ testosteron toàn phần, phần có tính sinh khả dụng và testosteron tự do. Các nguyên nhân gây tình trạng này bao gồm:

■ Nguyên nhân di truyền: Hội chứng Klinefelter (XXY), nam giới với bộ nhiễm sắc thể giới tính XX. Nguyên nhân liên quan với phát triển bào thai: Tinh hoàn không di chuyển xuống bìu (testicular maldescent), ẩn tinh hoàn cả hai bên (bilateral cryptorchidism).

■ Chấn thương hoặc thiếu máu cục bộ tinh hoàn (Vd: xoắn tinh hoàn, cắt nhầm phải trong khi phẫu thuật sửa chừa thoát vị nghẹt).

■ Bệnh tự miễn (Vd: suy đa tuyến nội tiết tự miền).

■ Nhiễm trùng (Vd: quai bị).

■ Rối loạn chuyển hóa (Vd: nhiễm thiết huyết tố, suy gan).

■ Sau cắt tinh hoàn. Suy sinh dục thứ phát hoặc cấp ba: Còn được biết dưới tên suy sinh dục giảm nồng độ hormon hướng sinh dục (hypogonadotrophic hypogonadism): Nồng độ testosteron thấp trong khi nồng độ LH/FSH thấp hoặc “bình thường” một cách không thích hợp. Các nguyên nhân có thể gặp là:

■ Rối loạn di truyền hoặc liên quan với phát triển bào thai (Vd: hội chứng Kallmann [Kallmann’s syndrome]).

■ Suy tuyến yên hoặc vùng dưới đồi. * Khối u tuyến yên và vùng dưới đồi (Vd: u tiết prolactin).

2. Ở nữ giới: Giảm nồng độ testosteron có thể được gặp trong suy buồng trứng tiên phát hoặc thứ phát với các nguyên nhân cũng có thể tương tự như ở nam. Hầu hết các phụ nữ sau khi cắt buồng trứng sẽ có giảm đáng kể nồng độ testosteron.

3. Chung cho cả hai giới:

Tuổi già. Gắng sức thể lực mạnh. Sau tia xạ trong sọ. Chấn thưcmg sọ não. Do dùng thuốc: Estrogen, chất giống với hormon gây giải phóng hormon hướng sinh dục (gonadotropin releasing hormone [GNRH]), cần sa. Nằm bất động. Điều trị dài ngày bằng corticoid.

Các nguyên nhân gây giảm nồng độ globulin mang hormon giới tính (SHBG):

■ Suy giáp.

■ Chán ăn do tinh thần.

■ Chứng rối loạn chuyển hóa prophyri cấp từng lúc. Các nguyên nhân khác:

■ Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (AIDS).

■ Suy thận mạn.

■ Xơ gan.

■ Chậm dậy thì.

■ Hội chứng Down.

Tăng nồng độ testosteron máu

Các nguyên nhân chính thường gặp là:

1. Ở nam: Khối u thượng thận gây tình trạng dậy thì sớm ở trẻ nam. Khối u tinh hoàn hoặc thượng thận gây tiết hormon sinh dục nam (androgen). Bệnh Celiac sprue. Hội chứng Cushing. Phát dục sớm. Lạm dụng dùng androgen.

Các nguyên nhân có thể gây tăng nồng độ globulin mang hormon giới tính (SHBG):

■ Cường giáp.

■ Xơ gan.

Hội chứng Reifenstein (Reifenstein’s syndrome).

2. Ở nữ:

Khối u thượng thận gây tình trạng nam hóa ở nữ. Khối u buồng trứng gây nam hóa (virilizing ovarian tumors). Tăng sản tuyến thượng thận bẩm sinh (congenital adrenal hyperplasia). Hội chứng Cushing. Chửa trứng. Béo phì. Bệnh buồng trứng đa nang (polycystic ovarian disease): bệnh nhân có biểu hiện rậm lông, trứng cá, rối loạn kinh nguyệt, tình trạng kháng insulin và thường bị béo phì. Nồng độ testosteron toàn phần có thể bình thường hoặc tăng nhẹ song hiếm khi tăng cao quá 200 ng/dL. Các nguyên nhân có thể gây tăng nồng độ globulin mang hormon giới tính (SHBG): Điều trị bằng các thuốc chứa androgen.

Các yếu tố góp phần làm thay đổi kết quả xét nghiệm

Các thuốc có thể làm tăng nồng độ testosteron máu ở nữ là: Thuốc chống co giật, bromocriptin, clomiphen, danazol, estrogen, minoxidil, pravastatin, rifampin, tamoxifen.

Các thuốc có the làm tăng nồng độ testosteron máu ở nam là: Bicarlutamid, cimetidin, finasterid, lupron, nilutamid, phenytoin, pravastatin, rifampin, tamoxifen, acid valproic.

Các thuốc có thể làm giảm nồng độ testosteron máu ở nam là: Carbamazepin, cimetidin, corticosteroid, cyclophosphamid, digoxin, estrogen, finasterid, gemfibrozil, goserelin, ketoconazol, leuprolid, thuốc giảm đau gây nghiện loại mocphin, pravastatin, spironolacton, tetracyclin, verapamil.

Scroll to Top