Xét nghiệm chỉ số SGPT (alanine aminotransferase – ALT) là xét nghiệm giúp đánh giá tổn thương gan.Bác sĩ có thể chỉ định xét nghiệm SGPT để phát hiện các bệnh về gan, các tổn thương do thuốc, rượu,hoặc theo dõi đáp ứng của bệnh nhân trong quá trình điều trị
Gan là một cơ quan đặc biệt, giữ nhiều chức năng quan trọng cho cơ thể. Gan tổng hợp ra mật, giúp cơ thể tiêu hóa thức ăn nhiều dầu mỡ. Gan giúp loại bỏ các chất thải và các chất độc khác ra khỏi dòng máu. Gan giúp tạo ra protein, các chất bảo vệ cơ thể khỏi tác nhân vi trùng, virus,cũng như các chất cần thiết trong quá trình hình thành cục máu đông. Sử dụng rượu, ma túy và các bệnh ở gan như viêm gan, xơ gan có thể làm tổn hại đến gan và ngăn không cho gan thực hiện các chức năng này.
Bên cạnh đó, gan tiết ra hai loại enzymes là SGOT và SGPT (còn gọi là AST và ALT). SGPT phần lớn được tìm thấy ở gan, và một lượng rất nhỏ ở các cơ quan khác, như thận. Do ALT chủ yếu tìm thấy ở gan nên nồng độ ALT cao hầu như luôn phản ánh tình trạng gan có vấn đề. Tuy nhiên, mức ALT bình thường không có nghĩa là gan bình thường.
Cơ thể sử dụng SGPT để phân hủy thức ăn thành năng lượng. Bình thường, chỉ số SGOT, SGPT trong máu ở mức thấp. Khi gan bị tổn thương, làm rò rỉ men gan vào máu, dẫn đến tăng mức SGOT, SGPT trong máu.
Các bác sĩ thường kiểm tra chỉ số SGPTcùng với các chỉ số men gan khác.
2. Về xét nghiệm chỉ số SGPT:
Xét nghiệm SGPT là một phần trong bộ xét nghiệm đánh giá chức năng gan. Xét nghiệm SGPT (hoặc xét nghiệm ALT), một trong hai enzyme gan, giúp đánh giá lượng enzyme gan trong máu.
SGPT chính xác hơn SGOT trong phát hiện bệnh lý gan. Do SGOT còn tăng do các nguyên nhân ở tim, cơ, thận. Vì SGOT không đặc hiệu cho các bệnh lý ở gan, nên bác sĩ thường làm xét nghiệm SGOT cùng với các xét nghiệm enzyme gan khác như SGPT,….
Bác sĩ có thể so sánh số lượng SGPT với SGOT trong máu để kiểm tra gan có bị tổn thương hay vấn đề ở các cơ quan khác, chẳng hạn như tim.
3. Chỉ số SGPT bao nhiêu là cao?
Chỉ số SGPT bình thường trong khoảng 20-40 (U/L)
4. Khi nào cần thực hiện xét nghiệm SGPT:
Bác sĩ có thể chỉ định thực nghiệm xét nghiệm SGPT nếu bệnh nhân có các triệu chứng tổn thương gan, như:
- vàng da, vàng mắt
- mệt mỏi
- yếu
- bụng to (bang bụng)
- buồn nôn, nôn
- đau tức hạ sườn phải
- đau khớp
- chán ăn, biếng ăn
- ngứa da
- nước tiểu sậm màu
- phân trắng, bạc màu (trắng như phân cò)
- phù chân, phù mắt cá
- vết bầm tím ở da
Ngoài ra, những nguyên nhân sau cũng khiến bệnh nhân nên làm xét nghiệm:
- từng tiếp xúc với virus gây viêm gan.
- uống nhiều rượu.
- sử dụng thuốc được biết có thể làm tổn thương gan.
- tiền sử gia đình mắc bệnh gan.
- bệnh nhân thừa cân, béo phì.
- bệnh nhân tiểu đường hoặc hội chứng chuyển hóa.
- đã mắc bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu…
Bác sĩ còn chỉ định xét nghiệm SGPT cùng với các chỉ số men gan khác, để kiểm tra bệnh nhân bệnh gan có đang đáp ứng tốt trong quá trình điều trị.
Xét nghiệm SGPT cũng là một phần trong xét nghiệm sinh hóa máu toàn diện, một xét nghiệm các bác sĩ thường chỉ định trong các buổi khám định kì.
5. Các xét nghiệm khác cần làm:
SGPT thường được thực hiện như là một phần của một nhóm các xét nghiệm chức năng gan, trong đó có xét nghiệm SGOT.
So sánh SGPT với nồng độ SGOT cho bác sĩ biết thêm thông tin về sức khỏe của gan. Tỷ lệ SGPT/SGOT có thể giúp bác sĩ tìm ra mức độ tổn thương gan nặng và nguyên nhân gây ra.
Để tìm ra loại bệnh gan cụ thể, bác sĩ cũng có thể kiểm tra chỉ số của các enzyme và protein khác được tìm thấy trong gan, bao gồm: Albumin, Phosphatase kiềm (ALP), Bilirubin, Lactate dehydrogenase (LDH), protein toàn phần.
Bạn có thể tìm hiểu thêm về dịch vụ Khám bệnh tại nhà của trung tâm Bác sĩ gia đình tại đây: Khám bệnh tại nhà.
Hoặc có thể gọi ngay số điện thoại sau để được tư vấn trực tiếp.
6. Nguyên nhân SGPT tăng cao:
Chỉ số SGPT tăng nhẹ có thể do:
- Nghiện rượu
- Xơ gan
- Các loại thuốc như: statins, aspirin, và một số thuốc ngủ
Chỉ số SGPT tăng trung bình có thể do:
- Bệnh gan mạn
- Tắc ống mật
- Nghiện rượu
- Xơ gan
- Nhồi máu cơ tim hoặc suy tim
- Tổn thương thận
- Dư thừa vitamin A
Chỉ số SGPT tăng rất cao trong trường hợp:
- Viêm gan siêu vi cấp
- Sử dụng thuốc quá liều (ví dụ: acetaminophen (Tylenol))
- Ung thư gan
7. Chuẩn bị gì cho xét nghiệm SGPT?
Một số loại thuốc và thực phẩm có thể ảnh hưởng đến nồng độ của các loại enzyme và protein trong máu. Để tránh các sai lệch, khi đi xét nghiệm chức năng gan cần lưu ý:
- Không nên uống thuốc: các loại kháng sinh, thuốc điều trị lao, tâm thần…
- Nhịn ăn: có những xét nghiệm chỉ cho kết quả chính xác khi người bệnh nhịn đói 4 – 6 giờ trước khi làm xét nghiệm hoặc không ăn sang sau một đêm ngủ dậy.
- Tránh rượu bia, thuốc lá: người làm xét nghiệm cần tránh sử dụng các chất kích thích (thuốc lá, cà phê…) vài giờ trước khi lấy máu.